Khám phá bí ẩn trong kho vũ khí Nga từng được Tổng thống Putin nhắc đến

Văn Đỉnh
Trong một bài phát biểu năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nhắc đến tổ hợp laser cơ động Peresvet, nhưng cho đến nay chi tiết về loại vũ khí này vẫn là một bí ẩn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bí ẩn trong kho vũ khí quân đội Nga từng được Tổng thống Putin nhắc đến
Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhờ tổ hợp laser cơ động Peresvet, khả năng tác chiến của quân đội Nga được cải thiện đáng kể. (Nguồn: Dunia)

Ngày 1/3/2018, trong bài phát biểu của mình trước Thượng viện Liên bang Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng đề cập tổ hợp laser cơ động Peresvet.

Tuy nhiên, ông Putin không tiết lộ Nga chế tạo vũ khí này để làm gì, mà chỉ nhấn mạnh nhờ đó mà khả năng tác chiến của quân đội Nga được cải thiện đáng kể. Chỉ biết rằng, đây là tổ hợp tác chiến laser cơ động, hoạt động trên cơ sở những nguyên lý vật lý mới.

Đã 3 năm trôi qua, hiện nay Peresvet vẫn là một bí ẩn trong kho vũ khí của quân đội Nga. Mặc dù vậy, tổ hợp laser Peresvet cũng đã xuất hiện ở một số nơi trong đội hình trực chiến của quốc gia này.

Theo chuyên gia quân sự Nga Dmitri Kornev, tổ hợp laser Peresvet là một thành phần trong hệ thống phòng thủ không gian của Nga, có nhiệm vụ tiêu diệt vệ tinh đối phương.

Vũ khí chống vệ tinh được chia làm nhiều loại, trong đó loại thứ nhất là vũ khí sử dụng hỏa lực, loại thứ hai là thực hiện phá hủy chức năng. Theo phân loại này, tổ hợp tên lửa Nudol được thử nghiệm mới đây, thuộc loại vũ khí chống vệ tinh thứ nhất và tổ hợp Peresvet thuộc loại vũ khí thứ hai.

Chuyên gia Dmitri Kornev cho biết, tổ hợp Peresvet có nhiệm vụ tiêu diệt các vệ tinh tầm thấp, khoảng 500km, đây thường là những vệ tinh trinh sát và viễn thám trái đất, số lượng các vệ tinh này được gia tăng theo từng ngày. Cường độ của các tia laser của Peresvet đủ mạnh để làm mù các vệ tinh.

Bên cạnh đó, Peresvet còn có thể tiêu diệt các thiết bị bay trong khí quyển, tiêu hủy máy bay trinh sát, máy bay không người lái, một số trường hợp có thể thực hiện phá hủy cơ học. Tựu chung lại, mục tiêu chính của tổ hợp Peresvet là vệ tinh vũ trụ.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 4/2017, đại diện một công ty phát triển thiết bị tác chiến điện tử cho biết: “Nga đang tiến hành thử nghiệm vũ khí chống lại tên lửa hành trình, vũ khí mới này hoạt động dựa trên những nguyên lý vật lý mới, nó có thể thiêu trụi hoàn toàn thiết bị vô tuyến điện tử của tên lửa đối phương”.

Tháng 12/2020, Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Thượng tướng Sergei Karakaev chỉ ra rằng: “Tổ hợp laser Peresvet có thể yểm trợ cho các tổ hợp cơ động trên mặt đất trong quá trình tuần tra tác chiến”.

Về phần mình, chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin phân tích: “Như vậy, tổ hợp laser Peresvet được sử dụng để làm mù vệ tinh của đối phương trước khi có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân".

Cụ thể, tia laser làm cho các vệ tinh trinh sát của đối phương mất khả năng xác định chính xác tọa độ của tổ hợp tên lửa liên lục địa cơ động (ICBM) Yars. Nhờ đó, quân đội Nga vẫn có thể thực hiện những cuộc tấn công bất ngờ bằng vũ khí chính xác cao, bằng vũ khí siêu thanh, với số lượng không phải là một chiếc đơn lẻ, mà là hàng loạt dồn dập của cả một sư đoàn thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga.

"Kẻ thù tiềm năng của Nga có lẽ sẽ không dám hình dung một cách nghiêm túc kịch bản của một cuộc tấn công như vậy”, chuyên gia Vladislav Shurygin cảnh báo.

Tổ hợp laser cơ động Peresvet được các nhà khoa học thuộc Trung tâm hạt nhân Sarov của Nga phát triển, tổ hợp laser hoạt động dựa trên những nguyên lý vật lý mới. Nguyên lý này có thể áp dụng được cho cả ngư lôi hạt nhân Poseidon và tên lửa hành trình Burevestnik, có thể làm mù vệ tinh của đối phương ở cự ly hàng trăm km. Nguồn năng lượng được sử dụng ở đây là năng lượng hạt nhân, với thời gian thực hiện cuộc tấn công chưa đến một giây.

Việc trang bị tổ hợp Peresvet cho quân đội Nga nằm trong Chương trình vũ khí quốc gia của nước này, được khởi động từ năm 2017. Theo đó, mọi hoạt động nghiên cứu, phát triển vũ khí laser của Nga vẫn chưa dừng lại. Nga đang phát triển mẫu mới có công suất lớn hơn, kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn đảm bảo những tính năng kỹ chiến thuật yêu cầu.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko, sắp tới Nga sẽ có vũ khí laser để trang bị cho máy bay.

Có thể nói, con đường phát triển của tổ hợp laser Peresvet sẽ còn đi xa, phía trước là cả một tương lai rộng mở và hy vọng, tương lai đó không khét mùi thuốc súng.

Ấn Độ 'chơi lớn' bắt tay Nga sản xuất hơn 500.000 súng trường AK-203

Ấn Độ 'chơi lớn' bắt tay Nga sản xuất hơn 500.000 súng trường AK-203

Theo PTI ngày 4/12, Ấn Độ sẽ hợp tác với Nga để triển khai dự án sản xuất hơn 500.000 súng trường tấn công AK-203 ...

Hé lộ thứ vũ khí 'kẻ khôn ngoan thì không nên đến gần' của Nga

Hé lộ thứ vũ khí 'kẻ khôn ngoan thì không nên đến gần' của Nga

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal với khả năng tàng hình, có thể tiêu diệt mục tiêu ở xa với độ chính ...

(theo iz.ru)

Đọc thêm

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Sắc vóc khác lạ của diễn viên bị ghét nhất phim Trạm cứu hộ trái tim - Lương Thu Trang

Diễn viên Lương Thu Trang sở hữu thân hình thon gọn ở tuổi 34 và vóc dáng gợi cảm có thể 'cân' mọi loại trang phục từ váy ngắn đến ...
Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Một mốc son lịch sử của nền Ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ Hiệp định Geneva vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Ngoại hạng Anh: Hình ảnh trận đấu Liverpool thua không bàn thắng trước Everton

Trong ngày thi đấu dưới sức, Liverpool để thua 0-2 trước Everton, khiến cơ hội đua vô địch Ngoại hạng Anh bị thu hẹp.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động