Khám phá cuộc sống ở 'nóc nhà thế giới' Tây Tạng sau các hạn chế đi lại do Covid-19
Minh Nhật
15:00 | 15/06/2021
Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế đi lại ở Tây Tạng do ảnh hưởng bởi Covid-19. Giờ đây các du khách nước ngoài có thể đến khám phá 'nóc nhà thế giới'.
Tây Tạng là khu vực cao nguyên của châu Á và là vùng đất cao nhất Trái đất với độ cao trung bình 4.900m. Nơi đây được bao quanh bởi dãy núi Himalaya, Côn Lôn, Karakoram và Hoành Đoạn. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Nơi đây còn nổi tiếng bởi có đỉnh núi cao nhất thế giới Everest - biên giới giữa Nepal và Tây Tạng. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm các nhà thám hiểm nước ngoài leo Everest từ phía Tây Tạng nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch từ nước láng giềng Nepal. (Nguồn: Getty Images)
Việc nới lỏng các lệnh hạn chế đi lại sẽ giúp Trung Quốc phát triển du lịch sau đại dịch Covid-19. Bắc Kinh đặt mục tiêu vào năm 2025, mỗi năm sẽ đón 61 triệu du khách - cao gấp 15 lần số cư dân của Tây Tạng. (Nguồn: Getty Images)
Một nhóm phóng viên đã được Chính phủ Trung Quốc mời đến khám phá cuộc sống người dân Tây Tạng sau các hạn chế đi lại do Covid-19. Trong ảnh là những người dân đến thăm một ngôi đền Phật giáo địa phương. (Nguồn: Getty Images)
Những người phụ nữ mặc trang phục truyền thống và tạo dáng chụp ảnh trước Cung điện Potala. Cung điện Potala từng là nơi ở của các đời Đạt-lai Lạt-ma cho đến khi Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 lưu vong sang Dharamsala, Ấn Độ sau khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xâm nhập Tây Tạng vào năm 1959. (Nguồn: Getty Images)
Là một quần thể kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Tây Tạng, Potala là một trong những cung điện ấn tượng nhất thế giới khi được xây dựng ở độ cao 3.600m. Trong ảnh: Sinh viên tốt nghiệp đại học chụp ảnh kỷ niệm trước Cung điện Potala. (Nguồn: Getty Images)
Hoạt động tham quan đông đúc trở lại. Trong ảnh, một nhà sư ghi lại hình ảnh của mình ngay trước Cung điện Potala. (Nguồn: Getty Images)
Cung điện Potala được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1994 và là địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Mỗi năm, nơi đây thu hút lượng khách du lịch rất lớn tới chiêm ngưỡng báu vật của Tây Tạng nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.(Nguồn: Getty Images)
Sau những chính sách nới lỏng hạn chế đi lại, người dân và du khách nước ngoài bắt đầu tham quan, du lịch trở lại. Trong ảnh là người dân đến tham quan đền Jokhang. Ngôi đền này là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận năm 2000. Đây là di tích có nhiều tác phẩm điêu khắc và các bức họa tôn giáo trong một khu phức hợp rộng khoảng 24.300m2. (Nguồn: Getty Images)
Một phụ nữ địa phương trong khuôn viên ngôi đền thiêng đã hơn 1.300 tuổi. (Nguồn: Getty Images)
Người phụ nữ cầu nguyện tại đền Jokhang. (Nguồn: Getty Images)
Một người phụ nữ chụp ảnh khu vực bên ngoài đường phố gần đền Jokhang. (Nguồn: Getty Images)
Các nữ tu Phật giáo tranh luận trong sân. (Nguồn: Getty Images)
Những người đàn ông chơi một trò chơi truyền thống tại viện dưỡng lão Caigongtang ở Lhasa. (Nguồn: Getty Images)
Tập thể dục tại viện dưỡng lão Caigongtang. (Nguồn: Getty Images)
Nghỉ ngơi và thưởng trà. (Nguồn: Getty Images)
Nhà sư giới thiệu về ngôi đền ở quận Qushui cho khách tham quan. (Nguồn: Getty Images)
Nhân viên tại sảnh phòng tưởng niệm đánh dấu sự giải phóng của hơn 1 triệu nông nô ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. (Nguồn: Getty Images)
Học sinh trường trung học Nagqu vui chơi sau giờ học. (Nguồn: Getty Images)
Đoàn phóng viên tham quan Tây Tạng tại lớp học dành cho các nhà sư. (Nguồn: Getty Images)
Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.