Khánh Hòa quyết tâm bứt phá, tạo đà phát triển bền vững trong giai đoạn mới

Chí Cường
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa luôn đoàn kết, chung sức đồng lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, qua đó, tạo động lực mới để địa phương phát triển bứt phá, bền vững trong thời gian tới, xây dựng tỉnh Khánh Hòa ngày càng giàu đẹp, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đồng chí Nguyễn Khắc Toàn - Phó  Bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh
Đồng chí Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hoà.

Đồng chí Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa, đã chia sẻ những nội dung này trong buổi trao đổi với phóng viên báo Thế giới và Việt Nam.

Thưa đồng chí, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), đâu là điểm sáng mà Đảng bộ tỉnh đã đạt được?

Nhìn lại chặng đường 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tỉnh Khánh Hòa đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, xung đột chiến tranh,... Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa xác định phải siết chặt khối đại đoàn kết, chung sức đồng lòng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Hệ thống chính trị, các cấp, các ngành của tỉnh đã chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ với tinh thần quyết tâm cao. Những đổi thay của Khánh Hòa trong thời gian qua là minh chứng rõ nhất cho tinh thần này.

Thứ nhất, về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp, tạo hiệu quả thực chất, đồng bộ hơn trên các mặt công tác. Nổi bật nhất là tập trung xây dựng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy trở thành những tập thể đoàn kết, kỷ cương, dân chủ, chủ động, trách nhiệm trong công việc, đủ phẩm chất, uy tín và năng lực ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ trong tình hình mới; gắn với việc đề cao tinh thần tiên phong, gương mẫu và có khát vọng cống hiến của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp.

Thứ hai, về cơ chế, chính sách, tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương tham mưu, đề xuất Trung ương có những cơ chế chính sách đặc thù cho tỉnh. Nổi bật là Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đây là cơ sở chính trị quan trọng, tạo thời cơ lịch sử để Khánh Hòa phát triển với tầm nhìn chiến lược, mục tiêu dài hạn trong tương lai. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 55/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù tạo điều kiện để thu hút nguồn lực, tháo gỡ điểm nghẽn cho tỉnh phát triển.

Thứ ba, về công tác quy hoạch, nhằm tạo lập không gian mới cho phát triển, là cơ sở pháp lý để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tỉnh đã rất chú trọng chỉ đạo công tác lập quy hoạch với cách làm mới, tập trung, công khai, minh bạch. Ngoài Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Khánh Hòa là địa phương thứ sáu trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh), tỉnh còn xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch lớn trên cơ sở 3 vùng động lực phát triển của tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế (KKT) Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040 và Đồ án Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045). Hiện nay, nhiều nhà đầu tư chiến lược đã quan tâm tìm kiếm, đầu tư vào KKT Vân Phong,… Tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh các quy hoạch cấp huyện để triển khai thu hút đầu tư, tạo các nguồn lực phát triển cho tỉnh.

Thứ tư, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và địa phương rất quan tâm đến việc đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, kết nối liên vùng. Tỉnh đã khánh thành tuyến cao tốc đường bộ Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo; đang thi công tuyến Vân Phong - Nha Trang và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư đường kết nối giữa Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, góp phần tạo hành lang liên thông với tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đang khảo sát để sớm làm tuyến đường cao tốc Liên Khương - Nha Trang theo hình thức đối tác công tư,… Từ nay đến hết nhiệm kỳ, sẽ cơ bản hoàn tất các tuyến cao tốc Bắc - Nam và Đông - Tây qua địa bàn tỉnh, mở ra nhiều dư địa và không gian phát triển mới liên kết kinh tế - xã hội giữa tỉnh Khánh Hòa với các địa phương trong khu vực và cả nước.

Về phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh đã gặt hái được những kết quả quan trọng nào, thưa đồng chí?

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều cách làm sáng tạo, chủ động, thích ứng linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, kinh tế phục hồi tương đối tốt, các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh được phát huy mạnh mẽ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Giai đoạn 2021 - 2023, tăng trưởng GRDP ước đạt bình quân hàng năm là 7,62% (Nghị quyết là 7,5%); tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là 97.043 nghìn tỷ đồng, đạt 54,73% chỉ tiêu Nghị quyết; thu ngân sách nhà nước tăng khá, đạt hơn 47.000 tỷ đồng.

Năm 2023, GRDP tăng 10,35% so với năm 2022, xếp thứ 4 cả nước và đứng đầu vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Trong 06 tháng đầu năm 2024, GRDP ước tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 2 so với cả nước, quy mô nền kinh tế lần đầu vượt 100 nghìn tỷ, du lịch phục hồi ấn tượng, văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. An ninh chính trị được giữ vững, hoạt động đối ngoại và hội nhập được mở rộng. Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân của cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy, năm 2023, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của tỉnh đạt 81,09%, xếp thứ 43/63, tăng 10 bậc so với năm 2022; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) đạt 88,6%, xếp thứ 14/63, tăng 11 bậc so với năm 2022, đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.

Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn, quan trọng: Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển Khánh Hòa; 100 năm xây dựng và phát triển TP. Nha Trang; Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ; Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa, chương trình liên kết du lịch qua điện ảnh, Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”, Lễ trao giải thưởng Cánh diều vàng. Các sự kiện đều để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng tốt đẹp cho mọi người về vùng đất xứ Trầm, biển Yến hiện đại, năng động, phát triển.

Công tác xúc tiến đầu tư được đổi mới, môi trường kinh doanh được cải thiện; quan tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số toàn diện, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Triển khai thực hiện tốt 04 chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm, 04 nhiệm vụ trọng tâm, 4 khâu đột phá và tập trung phát triển 03 vùng động lực đạt được một số kết quả tích cực theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Ngoài ra, các đề án, nhiệm vụ đã và đang xây dựng hoàn thiện tạo đà phát triển cho giai đoạn tiếp theo như: Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa; Đề án xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước; Đề án thành lập Trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ đại dương; đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tổ chức Lễ ra mắt và phát động ủng hộ Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá Khánh Hòa (đến nay đã huy động được số tiền là 25,895 tỷ đồng và 10 thiết bị lọc nước với số tiền 2,376 tỷ đồng)…

Quan tâm tập trung thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân; triển khai các giải pháp nhằm sớm đưa hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thoát nghèo; tăng cường các hoạt động kết nối cung - cầu lao động; tạo sinh kế, tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, nhất là ở những địa bàn, khu vực kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu lao động có kỹ năng cho phát triển kinh tế, bảo đảm thích ứng với điều kiện sản xuất mới.

Thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa cần chú trọng những nhiệm vụ, giải pháp nào để tiến tới hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, cũng như Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị, thưa đồng chí?

Với quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và cá nhân tôi xác định vấn đề cốt lõi là tiếp tục khơi dậy, phát huy tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo sự bứt phá, duy trì đà phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Theo đó, cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị kiên trì thực hiện hiệu quả các giải pháp, lộ trình cụ thể để đạt và vượt các chỉ tiêu, mục tiêu của nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, chú trọng triển khai các khâu đột phá, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm của từng cấp, từng ngành và địa phương.

Tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy hoạch quan trọng của tỉnh đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; trên cơ sở đó, đẩy nhanh tiến độ việc lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng, địa phương. Tỉnh sẽ phát triển các vùng kinh tế - xã hội theo hướng: Phát triển đột phá 3 vùng trọng điểm là khu vực vịnh Vân Phong, TP. Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh; phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng, có vai trò hỗ trợ các vùng trọng điểm; phát triển nhanh và bền vững vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với phát huy bản sắc văn hóa, giá trị tài nguyên bản địa, có vai trò đảm bảo an ninh môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, đại đoàn kết các dân tộc.

Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh các ngành thế mạnh, tiềm năng, trong đó lựa chọn khoa học và công nghệ hiện đại là động lực tăng trưởng và dẫn dắt quá trình tái cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả, phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế biển, trong đó đột phá vào phát triển đô thị ven biển, dịch vụ logistics, công nghiệp năng lượng, kinh tế số; tiếp tục phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chuyển từ mô hình tăng trưởng kinh tế phụ thuộc quá lớn vào du lịch sang mô hình tăng trưởng kinh tế lấy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ làm chủ đạo; đẩy mạnh chuyển đổi số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển theo hướng kinh tế xanh, tuần hoàn.

Tập trung chỉ đạo đôn đốc, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của quốc gia, của tỉnh bảo đảm chất lượng và tiến độ theo quy định. Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số làm cơ sở để Khánh Hòa phát huy vai trò là trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ chính ra Biển Đông, có vai trò trung tâm kết nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung bộ, các vùng, miền trong cả nước và quốc tế. Cùng với đó, tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh trong khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố khác trong cả nước và quốc tế; phối hợp với các tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên trong xây dựng Quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030 theo hướng tích hợp, đa ngành, hình thành chuỗi giá trị và triển khai thực hiện hiệu quả, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng, xác định đúng tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh và nhận diện cơ hội hợp tác giữa các địa phương; đẩy mạnh liên kết phát triển khu vực Bắc Khánh Hòa - Nam Phú Yên và Đắk Lắk - Khánh Hòa, gắn với hành lang kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây.

Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tiềm năng vào tỉnh. Đồng thời, tập trung xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư chiến lược tại KKT Vân Phong tiếp tục cụ thể hóa các Bản ghi nhớ đã ký kết giữa tỉnh với nhà đầu tư tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư. Tiếp tục nâng cao các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PCI, PAPI, góp phần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn. Triển khai toàn diện công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, nâng cao xếp hạng chỉ số chuyển đổi số của tỉnh.

Tranh thủ và sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo định hướng “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, phát huy cao độ nội lực, thu hút các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo nguồn lực tổng hợp để phát triển. Song song với đó, phát triển đô thị theo định hướng thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế. Tiếp tục tập trung phát triển nguồn lực con người và khoa học - công nghệ; tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường củng cố tổ chức đảng gắn với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo về năng lực, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vì mục tiêu chung; không ngừng củng cố, giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ và đảm bảo kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Triển khai thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tăng cường phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; làm tốt công tác dân vận và nắm bắt, giải quyết kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận xã hội phát sinh; tăng cường công tác thông tin, truyền thông các vấn đề lớn của tỉnh đến người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhằm tạo đồng thuận trong xã hội.

Theo đồng chí, Khánh Hòa cần thêm các cơ chế, chính sách đặc thù nào để tạo động lực bứt phá trong thời gian tới?

Xuất phát từ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của cả nước, Khánh Hòa có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển bứt phá và thúc đẩy lan tỏa tích cực phát triển vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Vì vậy, Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW và Nghị quyết số 55/2022/QH15 cho tỉnh. Trên cơ sở đó, Khánh Hòa là tỉnh được áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhất trong số các địa phương đã được Quốc hội cho phép áp dụng thí điểm cơ chế đặc thù, với 11 cơ chế, chính sách, trong đó, nhiều chính sách tạo được tầm nhìn dài hạn cho địa phương, tạo niềm tin cho Nhân dân và nhà đầu tư. Các cơ chế, chính sách đặc thù tạo điều kiện cho tỉnh Khánh Hòa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược để tạo hiệu ứng “mỏ neo”, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển của KKT Vân Phong. Trong tương lai không xa, KKT Vân Phong hướng tới trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển, trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá cho tỉnh và khu vực như kỳ vọng.

Tuy có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hiện nay, quy mô nền kinh tế của tỉnh còn khiêm tốn, mới đứng thứ 31 trong các tỉnh; thời gian để thực hiện các nghị quyết của Trung ương còn rất ngắn; kinh tế chủ yếu phát triển du lịch, lĩnh vực công nghiệp còn hạn chế, nguyên nhân chính là do thiếu hạ tầng công nghiệp. Bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Khánh Hòa, rất cần sự hỗ trợ từ Trung ương thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính, ngân sách, phát triển kinh tế, du lịch, công nghiệp công nghệ cao,… để tạo ra động lực mới cho phát triển.

Có thể khẳng định, Nghị quyết số 09 và Nghị quyết số 55 đóng vai trò rất quan trọng, góp phần mở ra định hướng phát triển cho thời kỳ mới, với các cơ chế, chính sách đặc thù giúp Khánh Hòa khơi thông các nguồn lực, khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế, góp phần đưa Khánh Hòa phát triển nhanh và bền vững hơn. Đây chính là “đũa thần” lớn nhất để Khánh Hòa “cất cánh” trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí./.

Khánh Hoà: Không tổ chức tour du lịch trên đảo Bình Ba, Hòn Chút - đảo Bình Hưng

Khánh Hoà: Không tổ chức tour du lịch trên đảo Bình Ba, Hòn Chút - đảo Bình Hưng

Nhằm đảm bảo an ninh, an toàn căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hoà), khu vực mũi Hời, đảo Bình Ba, hòn Chút - ...

Khánh Hoà: Ngắm vẻ đẹp rộng lớn của thảo nguyên Tà Giang

Khánh Hoà: Ngắm vẻ đẹp rộng lớn của thảo nguyên Tà Giang

Vượt qua những dòng suối, thảo nguyên Tà Giang mênh mông sẽ hiện ra với một dải mầu xanh mềm mại, được chấm phá bởi ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Quan hệ hợp tác Việt Nam-Australia phát triển ngày càng mạnh mẽ

Quan hệ hợp tác Việt Nam-Australia phát triển ngày càng mạnh mẽ

Đại sứ Phạm Hùng Tâm đề nghị Bộ trưởng Simon Birmingham tiếp tục quan tâm ủng hộ sự phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia.
Vụ án tại Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn: Bộ Công an công bố danh sách 63.458 học viên

Vụ án tại Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn: Bộ Công an công bố danh sách 63.458 học viên

Sau đây là danh sách 63.458 học viên là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án tại Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn được ...
Top 10 CLB chi đậm nhất kỳ chuyển nhượng Hè 2024: Chelsea dẫn đầu

Top 10 CLB chi đậm nhất kỳ chuyển nhượng Hè 2024: Chelsea dẫn đầu

Sau thương vụ Pedro Neto, Chelsea vươn lên dẫn đầu top 10 CLB chi đậm nhất cho chuyển nhượng trong phiên chợ Hè 2024.
Đối thoại với tỷ phú Elon Musk, ông Trump cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ

Đối thoại với tỷ phú Elon Musk, ông Trump cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ

Hôm 12/8, ông Donald Trump đã cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt mặt Mỹ trong thời gian gần.
Siêu máy tính dự đoán trận Siêu cup châu Âu Real Madrid vs Atalanta

Siêu máy tính dự đoán trận Siêu cup châu Âu Real Madrid vs Atalanta

Theo siêu máy tính của Opta, Real Madrid nắm lợi thế rất lớn giành chiến thắng ở trận đấu với Atalanta.
CSGT Tp. Hà Nội: Kiểm tra nhiều nhưng chỉ có 1 trường hợp vi phạm là tín hiệu mừng

CSGT Tp. Hà Nội: Kiểm tra nhiều nhưng chỉ có 1 trường hợp vi phạm là tín hiệu mừng

Trong 2 giờ lập chốt kiểm tra nồng độ cồn tại quốc lộ 32, Đội CSGT đường bộ số 9 (Phòng CSGT Công an Tp. Hà Nội) đã kiểm tra ...
Đối thoại với tỷ phú Elon Musk, ông Trump cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ

Đối thoại với tỷ phú Elon Musk, ông Trump cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt Mỹ

Hôm 12/8, ông Donald Trump đã cảnh báo năng lực hạt nhân của Trung Quốc sẽ sớm vượt mặt Mỹ trong thời gian gần.
Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Đức ban hành lệnh bắt thợ lặn người Ukraine, nghi phạm từng sống ở Ba Lan

Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Đức ban hành lệnh bắt thợ lặn người Ukraine, nghi phạm từng sống ở Ba Lan

Đức đã ban hành lệnh bắt một hướng dẫn viên lặn người Ukraine, được cho là thành viên nhóm thủ phạm gây nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc.
Sẽ ra sao nếu Ukraine 'đặt dấu chấm hết' cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?

Sẽ ra sao nếu Ukraine 'đặt dấu chấm hết' cho đường ống dẫn khí đốt Nga qua châu Âu?

Bất chấp 'cơn mưa' trừng phạt đổ bộ tới Nga, đất nước này vẫn đang bơm khí đốt tự nhiên sang châu Âu thông qua Ukraine. Tại sao?
Hai quốc gia nhóm BRICS hợp sức vượt rào cản trừng phạt từ phương Tây

Hai quốc gia nhóm BRICS hợp sức vượt rào cản trừng phạt từ phương Tây

Nga và Ấn Độ - hai quốc gia thuộc BRICS - đang xem xét ý tưởng tỷ giá hối đoái Rupee - Ruble để vượt qua các rào cản thương mại bằng USD.
Olympic Paris 2024: Doanh nghiệp Trung Quốc thu lợi nhuận khổng lồ, chứng tỏ lợi thế cạnh tranh mới

Olympic Paris 2024: Doanh nghiệp Trung Quốc thu lợi nhuận khổng lồ, chứng tỏ lợi thế cạnh tranh mới

Các sản phẩm thể thao do Trung Quốc sản xuất đã thu hút sự chú ý tại Thế vận hội (Olympic) Paris 2024.
CEPAL: Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean ‘mắc kẹt’ trong bẫy tăng trưởng thấp

CEPAL: Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean ‘mắc kẹt’ trong bẫy tăng trưởng thấp

Các nước Mỹ Latinh và Caribbean có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, trung bình 0,9% trong giai đoạn 2015-2024.
Bất động sản mới nhất: Kỳ vọng 3 luật mới giúp tháo ‘nút thắt’ thị trường, 2 phân khúc ‘sáng cửa’ đầu tư, điều kiện mua nhà ở xã hội

Bất động sản mới nhất: Kỳ vọng 3 luật mới giúp tháo ‘nút thắt’ thị trường, 2 phân khúc ‘sáng cửa’ đầu tư, điều kiện mua nhà ở xã hội

Điểm danh 2 phân khúc điểm sáng, kỳ vọng từ 3 luật mới liên quan địa ốc giúp tháo 'nút thắt'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Căn hộ Tây Hà Nội dẫn sóng thị trường, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đấu giá 9 khu đất đắc địa, Sun Group khởi công dự án 35.000 tỷ đồng

Bất động sản mới nhất: Căn hộ Tây Hà Nội dẫn sóng thị trường, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đấu giá 9 khu đất đắc địa, Sun Group khởi công dự án 35.000 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đấu giá 9 khu đất đắc địa, Sun Group khởi công dự án 35.000 tỷ đồng tại Hà Nam… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Giá tiêu hôm nay 9/8/2024: Tiếp tục lao dốc, ngành hồ tiêu Việt có thể được hưởng lợi về giá

Giá tiêu hôm nay 9/8/2024: Tiếp tục lao dốc, ngành hồ tiêu Việt có thể được hưởng lợi về giá

Giá tiêu hôm nay 9/8/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 135.000 – 137.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Chung cư Hà Nội mất ‘phong độ’, giới hạn số lần giao dịch trong năm đối với cá nhân kinh doanh địa ốc

Bất động sản mới nhất: Chung cư Hà Nội mất ‘phong độ’, giới hạn số lần giao dịch trong năm đối với cá nhân kinh doanh địa ốc

Thị trường Hà Nội sụt giảm mức độ quan tâm, lượng tin đăng, cá nhân không được mua bán quá 10 lần/năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nghịch lý thị trường, vừa thiếu vừa thừa; lý do ‘sóng’ đầu tư đang đổ dồn về nhiều địa phương

Bất động sản mới nhất: Nghịch lý thị trường, vừa thiếu vừa thừa; lý do ‘sóng’ đầu tư đang đổ dồn về nhiều địa phương

Thị trường các tỉnh, thành đang hút dòng vốn đầu tư, rút ngắn thời gian cấp sổ đỏ lần đầu từ 1/8… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Tâm lý chờ đợi sắp được tháo bỏ, căn hộ phía Tây Hà Nội ‘chiếm sóng’, giá đất TP.HCM tăng bao nhiêu sau điều chỉnh?

Bất động sản mới nhất: Tâm lý chờ đợi sắp được tháo bỏ, căn hộ phía Tây Hà Nội ‘chiếm sóng’, giá đất TP.HCM tăng bao nhiêu sau điều chỉnh?

Thị trường tốt dần lên; bảng giá đất điều chỉnh TP.HCM chỉ bằng khoảng 70% giá thị trường… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/8: USD giảm mạnh, thị trường đã chuẩn bị cho sự hỗn loạn?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/8: USD giảm mạnh, thị trường đã chuẩn bị cho sự hỗn loạn?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/8 ghi nhận đồng USD đã giảm giá so với đồng Yen và các loại tiền tệ khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/8: USD biến động nhẹ, thị trường đã ổn định hơn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/8: USD biến động nhẹ, thị trường đã ổn định hơn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/8 ghi nhận đồng USD biến động nhẹ, trong bối cảnh thị trường tiền tệ giao dịch ổn định hơn.
Lộ diện những ngân hàng dẫn đầu thị trường cho vay, ABBank tăng trưởng tín dụng âm

Lộ diện những ngân hàng dẫn đầu thị trường cho vay, ABBank tăng trưởng tín dụng âm

Theo báo cáo tài chính riêng lẻ quý II/2024 của 30 ngân hàng thương mại, tổng lượng vốn cho vay đạt 12,328 triệu tỷ đồng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/8: Yen Nhật trượt giá, USD tăng nhẹ nhàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/8: Yen Nhật trượt giá, USD tăng nhẹ nhàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/8 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng, trong khi đồng Yen đã giảm 0,37%, xuống mức 147,205.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/8: Yen Nhật dứt đà tăng, USD 'hồi sinh' trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/8: Yen Nhật dứt đà tăng, USD 'hồi sinh' trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/8 ghi nhận đồng USD phục hồi nhẹ trở lại, trong khi đồng Yen Nhật quay đầu giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/8: USD rớt thảm, Yen Nhật lên mức cao nhất trong 7 tháng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/8: USD rớt thảm, Yen Nhật lên mức cao nhất trong 7 tháng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/8 ghi nhận USD tiếp tục giảm mạnh, trong bối cảnh đồng Yen tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 tháng.
Phiên bản di động