Khát năng lượng, lạm phát dâng cao, biến động chính trị, châu Âu đang 'rối như tơ vò'

Huy Trần
Việc nữ Thủ tướng Anh Liz Truss từ chức hôm 20/10 sau chỉ 45 ngày tại vị là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy biến động chính trị sẽ chờ đợi các nhà lãnh đạo châu Âu nếu họ không thể giải quyết được những thách thức của nền kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năng lượng đang trầm trọng và làn sóng lạm phát dâng cao.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chiều cuối tuần, bà Simonetta Belardi (69 tuổi), một phụ nữ đã nghỉ hưu lái xe đến khu chợ ngoài trời ở Rome (Italy) để mua lương thực phẩm cần thiết cho gia đình. “Tất cả mọi thứ đều tăng chóng mặt”, bà Belardi than phiền. Bà cho biết, lạm phát khiến số tiền tiết kiệm của bà vơi đi nhanh chóng khi giá cả đồ ăn, vật dụng, hóa đơn tiền điện nước đều leo thang.

Dù không ủng hộ Nga hay Ukraine nhưng cuộc xung đột giữa hai bên đang ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là lạm phát không ngừng tăng cao. Trước cơn bão giá, nhiều người dân Italy giống như bà Belardi cũng đang cần được cứu trợ về kinh tế và mất dần sự kiên nhẫn. “Người dân Ukraine muốn chúng tôi ủng hộ nhưng chúng tôi đang cảm thấy phát ốm và mệt mỏi”, bà Belardi nói.

Khát năng lượng, lạm phát dâng cao, biến động chính trị, châu Âu đang 'rối như tơ vò'
Người dân châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng vật giá leo thang từng ngày do lạm phát. (Nguồn: New York Times)

Châu Âu "đau đầu" vì lạm phát

Không riêng Italy, cả châu Âu cũng đang đối mặt với lạm phát. Theo đó, tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Liên minh châu Âu (EU) đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, ở con số 10,9% vào tháng Chín, tăng nhiều lần so với mức 3,6% so với cùng thời điểm một năm trước đó.

Khi mùa Đông đến gần, việc châu Âu thống nhất “quay lưng” với năng lượng của Nga khiến nguồn cung khí đốt khan hiếm nghiêm trọng và nhiều gia đình hoang mang lo lắng. Người dân ở nhiều quốc gia châu Âu đã lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt chống Nga của các chính phủ.

Ông Mario Draghi, Thủ tướng vừa mãn nhiệm của Italy cảnh báo nhiều thách thức sẽ xảy đến nếu châu Âu thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận về giá nhập khẩu khí đốt thay thế.

Trong một bài phát biểu tại Liên hợp quốc hồi tháng Chín năm nay, ông Mario Draghi chỉ rõ, chi phí năng lượng tăng cao sẽ “đe dọa khả năng phục hồi kinh tế, hạn chế sức mua của người dân và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất. Điều này sẽ làm suy yếu cam kết của các nước dành cho Ukraine”.

Tin liên quan
Cuộc chiến chống lạm phát ở EU: Pháp, Italy hào phóng hỗ trợ sức mua; Đức Cuộc chiến chống lạm phát ở EU: Pháp, Italy hào phóng hỗ trợ sức mua; Đức 'bật đèn xanh' tăng lương tối thiểu

Thực tế đó đang đến rất gần khi một loạt các cuộc đình công phản đối chính phủ do chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng, đã mở ra một thời kỳ xã hội bất ổn chưa từng thấy tính từ thời điểm những năm 1970.

Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, chính phủ cũng đang cố gắng tìm cách vượt qua cuộc khủng hoảng nhanh nhất có thể. Hiện có đến 67% người Đức lo lắng về chi phí sinh hoạt tăng - cao hơn 16% so với năm 2021. Đây cũng là nỗi lo lắng hàng đầu của đất nước, bất chấp các gói viện trợ của chính phủ.

Tại các bang miền Đông nước Đức, hàng tuần hàng chục nghìn người đã xuống đường biểu tình để chỉ trích giá cả leo thang cũng như lập trường ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột. Tại Leipzig, nơi đã có khoảng 1.300 người biểu tình tập trung ở trung tâm thành phố với lời kêu gọi: “Đất nước của chúng ta trước tiên”.

Anh Daniel Schmal, một thanh niên 23 tuổi, người gần đây đã phải đóng cửa kinh doanh và bắt đầu lái xe cho một ứng dụng chia sẻ xe cho biết: “Căng thẳng kinh tế có thể thấy ở khắp nơi. Sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp hoặc nhà máy đóng cửa”.

Các nhà chức trách Đức cho biết, gói viện trợ 200 tỷ Euro do chính phủ đề xuất hồi đầu tháng Mười dường như đã xoa dịu phần nào những lo lắng của người dân. Gói hỗ trợ cam kết về mức trần giá điện và khí đốt, cũng như viện trợ trực tiếp cho các gia đình và doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Tuy nhiên, tại Pháp, một số cuộc thăm dò cho thấy, các cuộc đình công và biểu tình đang gia tăng dữ dội do những lo ngại về mức sống tiếp tục giảm sút. Một nghiên cứu gần đây dự đoán, lạm phát, do giá năng lượng tăng cao, sẽ làm giảm 73 tỷ USD GDP và làm giảm sức mua của Pháp xuống 1,4% trong năm tới, và các hộ gia đình nghèo sẽ bị ảnh hưởng hơn cả.

Hồi tháng Tám, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi người dân nước này đối mặt với khó khăn kinh tế như một cách để thể hiện tình đoàn kết với Ukraine. Dù phần đông người dân đều phản đối Nga nhưng khi được hỏi về việc tiếp tục gồng mình với khủng hoảng để ủng hộ Ukraine thì “số đông vẫn nhiều ý kiến trái chiều và chỉ khoảng 1/3 người dân Pháp đồng ý với chính sách của chính phủ”, Adrien Broche, đồng tác giả của một cuộc thăm dò cho hay.

Chạy đua giải quyết khủng hoảng năng lượng

Theo ông Ahamed Kandil, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Al-Ahram (Ai Cập), châu Âu đang cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng bằng nhiều cách, bao gồm giảm tiêu thụ điện và khí đốt, đặt giá khí đốt nhập khẩu tối đa, quay trở lại sử dụng than, vận hành các nhà máy điện hạt nhân, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Khát năng lượng, lạm phát dâng cao, biến động chính trị, châu Âu đang 'rối như tơ vò'
Nhiều người dân châu Âu đã xuống đường biểu tình để chỉ trích giá cả leo thang cũng như lập trường ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột. (Nguồn: Getty)

Để chống chọi với cuộc khủng hoảng năng lượng, chính phủ Pháp đang có kế hoạch tái kích hoạt nhiều điện hạt nhân hơn. "Chính phủ Pháp đã quyết định kích hoạt lại năng lượng hạt nhân, vì đây là cách sạch nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất để tạo ra điện. Hạt nhân, thủy điện, than và khí đốt là những thứ có thể kiểm soát được, đồng nghĩa với việc chúng tôi có thể tự sản xuất khi cần”, ông Herve Machenaud, cựu Giám đốc điều hành Bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn EDF cho biết.

Tại Đức, Cơ quan Mạng lưới Liên bang (BNetzA) tuần trước thông báo nước này đã đạt được mục tiêu lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt trước thời hạn lên tới 95%. Tuy nhiên, người phát ngôn của BNetzA nói rằng, điều này là “chưa đủ”. Những tháng gần đây, Đức đã xây dựng các thiết bị đầu cuối cho khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và đưa ra một loạt các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

Tại Tây Ban Nha, Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết, một đường ống dẫn khí đốt sẽ được xây dựng nối bán đảo Iberia với Pháp và phần còn lại của châu Âu. Ông chỉ rõ, Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha đã đồng ý hợp tác trong dự án, dự kiến làm tăng đáng kể khối lượng của hai tuyến liên kết hiện có giữa Tây Ban Nha và Pháp.

Mới đây, Ủy ban châu Âu đề xuất một gói biện pháp mới nhằm cải thiện sự ổn định trên thị trường khí đốt châu Âu, bao gồm việc mua chung khí đốt, tạo ra tiêu chuẩn định giá LNG và gia tăng sự đoàn kết, hỗ trợ nhau về năng lượng giữa các quốc gia thành viên EU.

Khủng hoảng năng lượng: Không chỉ châu Âu... thiếu Nga, Mỹ cũng phải 'bó tay'

Khủng hoảng năng lượng: Không chỉ châu Âu... thiếu Nga, Mỹ cũng phải 'bó tay'

Ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của Mỹ cũng đang vật lộn để tìm sự thay thế cho một loại nhiên liệu uranium làm ...

Khủng hoảng năng lượng: EU đạt thỏa thuận thể hiện sự quyết tâm và đoàn kết; Pháp, Đức hài lòng

Khủng hoảng năng lượng: EU đạt thỏa thuận thể hiện sự quyết tâm và đoàn kết; Pháp, Đức hài lòng

Ngày 21/10, tại Hội nghị thượng đỉnh các nước Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ), các quan chức trong khối đã đạt được ...

Ukraine thúc viện trợ, Mỹ và đồng minh châu Âu 'lục đục' vì… tiền

Ukraine thúc viện trợ, Mỹ và đồng minh châu Âu 'lục đục' vì… tiền

Mỹ và đồng minh phương Tây đang gia tăng “lục đục” vì tình hình xấu đi của kinh tế Ukraine. Thậm chí, các quan chức ...

Khủng hoảng năng lượng 'gặm nhấm' châu Âu, nỗi đau lan tỏa, bài học từ quá khứ có cứu vãn tình hình?

Khủng hoảng năng lượng 'gặm nhấm' châu Âu, nỗi đau lan tỏa, bài học từ quá khứ có cứu vãn tình hình?

Mọi con mắt đang đổ dồn vào Brussels trong tuần này, khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại thủ ...

Khủng hoảng năng lượng: Đức lên kế hoạch áp trần giá điện, tiếp tục vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân

Khủng hoảng năng lượng: Đức lên kế hoạch áp trần giá điện, tiếp tục vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân

Chính phủ Đức lên kế hoạch áp trần giá điện sinh hoạt và điện sản xuất công nghiệp để giảm bớt tác động của việc ...

(theo NYT, Tân Hoa xã)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Đọc thêm

Nhận định, soi kèo MU vs Sheffield United, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo MU vs Sheffield United, 02h00 ngày 25/4 - Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo MU vs Sheffield United tại vòng 29 đá bù giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 02h00 ngày 25/4.
Những trường hợp được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện?

Những trường hợp được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện?

Xin cho tôi hỏi những trường hợp nào được hoàn tiền đóng BHXH tự nguyện? - Độc giả Quang Linh
Bài tarot hôm nay 25/4/2024: Sự lười biếng đã làm cản trở vận may nào của bạn?

Bài tarot hôm nay 25/4/2024: Sự lười biếng đã làm cản trở vận may nào của bạn?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem sự lười biếng đã cản trở vận may nào của bạn nhé!
Cận cảnh xe tay ga Honda Stylo 160 vừa về Việt Nam

Cận cảnh xe tay ga Honda Stylo 160 vừa về Việt Nam

Mẫu xe tay Honda Stylo 160 đã chính thức cập bến thị trường Việt Nam với kiểu dáng mới mẻ và mức giá dự kiến sẽ không dưới 50 triệu ...
Tôn vinh hương vị ẩm thực độc đáo của Mexico ở Hà Nội

Tôn vinh hương vị ẩm thực độc đáo của Mexico ở Hà Nội

Đại sứ quán Mexico tại Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ hội ẩm thực Mexico vào tháng 5 tới tại Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.
Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Ngày 23/4, nữ diễn viên Lâm Tâm Như, 48 tuổi, khoe chân thon với sơ mi dài giấu quần khi dự sự kiện của một thương hiệu.
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ; xăng trong nước có khả năng giảm trước dịp nghỉ lễ?

Giá xăng dầu hôm nay 24/4, dầu Brent tăng 1,42 USD, dầu WTI của Mỹ tăng 1,46 USD. Trong nước, giá xăng ngày mai có thể giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít.
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1000 đồng/kg; còn tâm lý chủ quan, lơ là với dịch bệnh trên vật nuôi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập

Giá cà phê hôm nay 24/4/2024: Giá cà phê sẽ vẫn có những cú tăng đột biến, Indonesia xuất vượt xa nhập...
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024, thị trường ổn định, lực bán ra cầm chừng, nông dân có tâm lý giữ hàng chờ được giá

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.500 – 98.000 đồng/kg.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Việt Nam trong ASEAN: Một đối tác năng động, tích cực, trách nhiệm

Từ thời điểm gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam trở thành một đối tác năng động, tích cực và tham gia có trách nhiệm vào phát triển kinh tế của khu vực.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động