Khủng hoảng năng lượng có thể đẩy châu Âu rơi vào suy thoái sâu. (Nguồn: Getty Images) |
Để góp phần huy động ngân sách cho việc áp trần giá và ổn định hệ thống truyền tải điện, chính phủ Đức đang cân nhắc đánh thuế một phần lợi nhuận của các công ty điện.
Kế hoạch trên cũng nhận được tài trợ từ gói các biện pháp trị giá 200 tỷ Euro (194 tỷ USD) mà chính phủ đã thông báo cuối tháng trước để hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp đối phó với việc giá năng lượng tăng mạnh ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Tuy nhiên, số tiền cụ thể được chi từ gói các biện pháp hỗ trợ trên và từ tiền thuế không được nêu rõ.
Mức trần giá sẽ dựa trên mức tiêu thụ điện hàng năm trước đó. Cơ chế này cũng tương tự với trần giá khí đốt, với các chi tiết đã được chính phủ thông báo đầu tháng này.
Khác với giải pháp hỗ trợ người tiêu thụ khí đốt mà chính phủ đề xuất, kế hoạch áp trần giá điện không bao gồm khoản thay toán một lần bằng hóa đơn điện một tháng trong năm nay.
Theo kế hoạch trên, chính phủ sẽ đánh thuế lợi nhuận của các công ty điện. Italy và Anh đã áp mức thuế tương tự, trong khi Tây Ban Nha áp thuế tạm thời.
Trong tháng trước, Ủy ban châu Âu đã đặt ra cơ chế thuế phụ thu với các công ty năng lượng, nhưng do sự phản đối của Đức, Ủy ban này đã cho phép các thành viên cân nhắc các biện pháp riêng.
Sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz sử dụng quyền của người đứng đầu Chính phủ chấm dứt cuộc tranh cãi giữa Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck (đảng Xanh) và Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner (đảng Dân chủ Tự do) về việc kéo dài thời hạn vận hành của các nhà máy điện hạt nhân ở nước này, Chính phủ Đức ngày 19/10 đã nhanh chóng thông qua một dự luật liên quan.
Theo chỉ thị của Thủ tướng Scholz, Nội các Đức đã nhất trí kéo dài thời gian hoạt động của ba nhà máy điện hạt nhân còn lại ở nước này.
Chỉ trong 4 phút, các bộ trưởng trong Chính phủ Đức đã biểu quyết nhất trí sửa đổi Đạo luật Năng lượng nguyên tử, theo đó các lò phản ứng điện hạt nhân Isar 2, Neckarwestheim 2 và Emsland có thể vận hành qua mùa Đông, cho đến ngày 15/4/2023 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Theo kế hoạch ban đầu, cả ba nhà máy này sẽ phải đóng cửa vào cuối năm nay. Ba nhà máy điện hạt nhân trên có thể tạo ra tổng cộng khoảng 5,4 terawatt giờ (TWh) điện vào năm 2023 và khi đó các thanh nhiên liệu của các nhà máy được sử dụng hết.
Các nhà máy sẽ không sử dụng thêm những thanh nhiên liệu mới. Quốc hội Đức dự kiến tiến hành biểu quyết về dự luật trên vào cuối tháng 11 này.
| Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/10. |
| Lo ngại xung đột Nga-Ukraine tràn tới biên giới, Moldova chuẩn bị kịch bản tổng động viên Ngày 19/10, Bộ trưởng Quốc phòng Moldova Anatolie Nosatii đã nhắc đến khả năng ban hành lệnh động viên nếu xung đột Nga-Ukraine lan đến ... |
| Lo khủng hoảng nguồn cung, Mỹ 'nhanh tay' can thiệp thị trường dầu mỏ Một quan chức cấp cao mới đây cho hay, ngày 19/10 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố kế hoạch bán ... |
| Theo giới chuyên gia, cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu hiện đã rất tồi tệ và tình hình có thể sẽ chưa thay ... |
| Ngày 18/10, Ủy ban Châu Âu (EC) đã đề xuất cơ chế tạm thời hạn chế giá bán buôn khí đốt trong mùa Đông tới. ... |