Khát vọng viết sử bằng rối nước

Minh Hòa
Ghi chép lịch sử bằng các loại hình văn hóa vật thể hay phi vật thể thì đã có, nhưng viết sử bằng nghệ thuật múa rối dường như là lần đầu tiên...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Viết sử bằng rối nước
Nhà viết kịch, nghệ sĩ biểu diễn Trịnh Vũ Thìn (trái) và NSƯT Đặng Duy Bằng tại xưởng làm rối nước ở Hà Đông. (Ảnh: George John Newman)

Tình cờ trong chuyến thăm làng nghề tại Hà Đông (Hà Nội), tôi gặp nhà viết kịch, nghệ sĩ biểu diễn Trịnh Vũ Thìn. Ông từng đảm trách vị trí Trưởng phòng Tổ chức biểu diễn - Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Biên tập Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn - Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đi cùng ông là NSƯT Đặng Duy Bằng - họa sĩ chế tác con rối. Qua một người bạn, tôi biết hai ông đang cùng triển khai đề án dùng nghệ thuật múa rối để khắc họa lịch sử, mang tên “Dân ta phải biết sử ta”, thông qua những nhân vật rối nước, đặc biệt là các nhân vật lịch sử.

Làm nghệ thuật có trách nhiệm

Nhà viết kịch Trịnh Vũ Thìn sinh ra tại Thái Bình, nơi được đánh giá cao trong nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Lớn lên cùng với nghệ thuật rối nước nên chuyện ông gắn bó với nghệ thuật này cả đời cũng dễ hiểu. Nhiều lần đưa các đoàn múa rối nước đi biểu diễn ở các nước Pháp, Đan Mạnh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Australia…, ông Trịnh Vũ Thìn ngày càng thấm thía giá trị của văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật rối nước có một không hai trên thế giới này.

Ông cho biết, múa rối phổ thông có đặc sắc nhưng chỉ là những tích trò hoạt động dân gian bình thường như chú Tễu, làm ruộng và đánh cá hay các trò giải trí phản ánh sinh động lễ hội nông nghiệp như đấu vật, chọi gà, đua thuyền, bơi chải, chọi trâu, đánh đu. Một số đoàn biểu diễn các tích đối với nhân vật lịch sử như Lê Lợi trả gươm, hay bà Trưng bà Triệu... nhưng số lượng rất ít và tích trò rời rạc.

Chính vì vậy, ông nảy ra ý tưởng xây dựng đề án viết lịch sử bằng rối, nhằm xây dựng những nhân vật trong các thời kỳ tiêu biểu.

“Mới đầu cũng khó khăn lắm, mà khó khăn nhất chính là những người yêu quý và lo lắng cho mình nên không muốn mình dấn thân vào một đề án khó”, ông Thìn chia sẻ. Ngay như cậu con trai ông, là người làm trong ngành cũng nói với bố: Đề án thì tốt nhưng mà khó vì đoàn rối khá đông người, đưa đi nước ngoài rất khó và tốn kém. Rồi những nhân vật rối lại là những nhân vật mới, tìm người làm được cũng khó...

Khó chồng khó, nhưng từng bước một, ông thuyết phục người thân trong gia đình. Ông giải thích, nếu một đề án tốt và chưa ai làm thì mình phải làm. Tài chính không phải cái khó nhất mà phải làm sao cho nội dung thật thành công. “Có đạo diễn khuyên tôi rằng, tôi đã có đoàn nghệ thuật rồi thì cứ đi biểu diễn các tích cũ để kiếm tiền là được. Nhưng với tôi, nghệ thuật là không ngừng sáng tạo. Nếu như đã xác định được hướng đi đúng thì sẽ phải đi sao cho chuẩn, cho thành công”, ông nói.

Cái khó tiếp theo là phải tìm một nghệ sĩ có óc sáng tạo, có tâm, có tầm lại phải biết làm rối nước. Rồi ông tìm thấy NSƯT Đặng Duy Bằng - họa sĩ chế tác con rối nổi tiếng, cũng tâm đắc với ý tưởng đề án. Tuy nhiên, sáng tác nghệ thuật liên quan đến lịch sử đòi hỏi sự chỉn chu và tôn trọng lịch sử tối đa nên hai ông vừa làm vừa trăn trở.

Tồn tại hay không tồn tại?

Tôi mang suy tư của mình chia sẻ với cả hai ông, rằng dường như nhiều năm trở lại đây, nghệ thuật rối nước không còn là độc quyền của các phường rối ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thực tế cho thấy, ở nhiều phương hoạt động du lịch đều có đoàn rối. “Nhà nhà biểu diễn rối, người người biểu diễn rối”. Vậy thì nội dung viết sử bằng rối có vẻ như “sinh sau đẻ muộn”, liệu có cạnh tranh nổi trong bối cảnh ấy không?

Hiểu băn khoăn của tôi, ông Thìn chia sẻ: “Tôi từng đưa nghệ thuật rối nước đi biểu diễn phục vụ khán giả ở nhiều nơi, kể cả khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Dù hiện nay số lượng đoàn rối nước tăng lên khá nhiều, song tôi vẫn tin đoàn nghệ thuật Rối Việt mà chúng tôi đang xây dựng sẽ trụ vững và phát triển với những bước đi riêng”.

Bản thân ông “có dịp về các địa phương, tìm hiểu, tiếp xúc với các nghệ nhân của các phường rối tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và thấy rằng, mỗi phường rối đều có rất nhiều trò diễn, trong đó có những trò độc lạ. Hiện nhiều trò diễn quý hiếm truyền thống chưa được sưu tầm, khai thác và xuất hiện trong chương trình biểu diễn của các đoàn trên cả nước (kể cả chuyên nghiệp và không chuyên). Do doanh thu, hạch toán kinh tế trong hoạt động du lịch, nhiều đoàn còn đi theo hướng “ăn xổi” nên chỉ sao chép một vài trò, tiết mục có sẵn của các đoàn khác rồi cứ thế biểu diễn, lặp đi lặp lại”.

Vì vậy, theo ông, “chương trình của những đoàn này đều na ná giống nhau, các tiết mục đơn điệu, nhàm chán, kém hấp dẫn”.

Viết sử bằng rối nước
Nhà viết kịch, nghệ sĩ biểu diễn Trịnh Vũ Thìn và NSƯT Đặng Duy Bằng. (Ảnh: George John Newman)

Phát triển múa rối bền vững

Với sự tự tin và kinh nghiệm chắt lọc sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn, nhà viết kịch Trịnh Vũ Thìn cho rằng, trong bối cảnh múa rối có thực trạng vàng thau lẫn lộn như hiện nay thì yếu tố cốt lõi để cạnh tranh đó là phải xác định được đối tượng khán giả chương trình hướng đến. Trên cơ sở đó, mỗi đoàn phải xây dựng một chương trình nghệ thuật độc đáo, mới lạ và hấp dẫn, mang đậm ý nghĩa, màu sắc dân gian, dân tộc. Ngoài ra, các đoàn cần liên tục tìm tòi trò diễn độc lạ ở các phường rối để kế thừa, sáng tạo nên các trò diễn mới đưa vào chương trình.

Trở lại với đề án đang triển khai, ông cho biết thêm: “Dân ta phải biết sử ta” là chương trình múa rối mang đầy đủ các yếu tố trên. Múa rối nước của Việt Nam đã thực sự khẳng định được giá trị độc tôn trong kho di sản văn hóa nước nhà, trở thành tài sản vô giá, được xếp vào loại hình nghệ thuật biểu diễn quý hiếm “có một không hai” trên thế giới. Múa rối nước cũng được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công bố đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ông Thìn cho biết, đề án cũng hướng tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2004 của Bộ Chính trị luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Dù ở đâu, bà con vẫn luôn nhắc nhở nhau ghi nhớ và tự hào truyền thống lịch sử cha ông, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết, hướng về đất mẹ Việt Nam thân yêu. Trong số những người con xa xứ ấy còn có cả các thế hệ thứ hai, thứ ba cũng luôn mong muốn tìm về cội nguồn để hiểu rõ lịch sử dựng và giữ nước hào hùng, vẻ vang của dân tộc mình. Tất cả đều xuất phát từ ý thức trách nhiệm đối với đất nước, khát vọng đem tài năng, tâm sức, nguồn lực kinh tế, trí tuệ của mình đóng góp cho quê hương.

Với hình thức kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật múa rối nước truyền thống, đề án “Dân ta phải biết sử ta” không chỉ cung cấp kiến thức lịch sử mà còn tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc, khơi dậy niềm tự hào, niềm tin vào tiền đồ tươi sáng của đất nước cho các thế hệ người Việt Nam nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng.

Đất nước ta đã trải bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Nhân dân ta đã vượt qua muôn vàn gian khó, chiến thắng thiên tai, địch họa, giặc ngoại xâm, dựng nên nước Việt Nam mà như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc sinh thời từng nhận định, “chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Với một đề án có nội dung thực sự ý nghĩa, được dẫn dắt bởi vị đạo diễn dày dạn kinh nghiệm và tâm huyết với nghề như ông Trịnh Vũ Thìn, tôi có niềm tin rằng “Dân ta phải biết sử ta” sẽ sớm thành công rực rỡ.

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng ...

Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ cuối): Lan toả văn hoá, lịch sử qua từng cuốn sách

Chuyện người gieo mầm tiếng Việt (Kỳ cuối): Lan toả văn hoá, lịch sử qua từng cuốn sách

Mỗi “Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài” đều có một con đường, hành trình riêng để góp phần lan toả và gìn giữ ngôn ...

Múa rối nước truyền thống Việt Nam chinh phục khán giả Nga

Múa rối nước truyền thống Việt Nam chinh phục khán giả Nga

Đoàn nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long gồm 18 thành viên đã công diễn các tiết mục ca nhạc dân tộc và múa ...

Múa rối nước mang đến cho khán giả những trải nghiệm văn hóa độc đáo, khó quên

Múa rối nước mang đến cho khán giả những trải nghiệm văn hóa độc đáo, khó quên

Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo, đã và đang được gìn giữ, đồng thời ...

Rối nước thu hút khách quốc tế tại Lễ hội mùa Hè Nhật Bản tại Hà Nội

Rối nước thu hút khách quốc tế tại Lễ hội mùa Hè Nhật Bản tại Hà Nội

Lễ hội mùa Hè Nhật Bản tại Hà Nội diễn ra từ 4-17/7 với nhiều hoạt động hấp dẫn như trải nghiệm trò chơi truyền ...

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động