📞

Khi nào gạo - cơm trở thành "chất độc"?

17:08 | 28/03/2017
Cơm - món ăn bổ lành và quen thuộc có thể trở thành thủ phạm gây ra các vụ ngộ độc lớn nhỏ mà ít ai ngờ tới. Ngoài ra, có một số thực phẩm nếu hâm nóng lò vi sóng cũng sẽ trở thành "độc chất".

Nếp sống công nghiệp có thể khiến nhiều người nấu một bữa cơm ăn cho cả tuần. Còn tại nhiều quán cơm rang, rất dễ bắt gặp những rổ cơm lớn được bày giữa trời. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Mỹ, việc bảo quản gạo - cơm không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tật.

Hơi ẩm là môi trường rất lý tưởng để vi sinh vật phát triển. (Nguồn: Getty Images)

TS. Donald Shaffner, một nhà khoa học thực phẩm, ĐH Rutgers cho biết, việc một số nhà hàng nấu rất nhiều cơm để ở nhiệt độ phòng cả ngày để thuận tiện cho việc sử dụng, có thể gây ra những đợt ngộ độc lớn. Ngoài ra sử dụng cơm nguội tại nhà có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

Lý do là cơm nấu lên thường không tiêu diệt được tất cả các mầm bệnh có trong nó, cùng với đó là khi nấu xong, cơm lại để lâu ở nhiệt độ phòng. Trong khi đó, môi trường của cơm chín với các dưỡng chất, hơi ẩm, là rất lý tưởng để vi sinh vật phát triển. Khi các vi sinh vật tăng trưởng, chúng sẽ tiết ra chất độc gây hại cho cơ thể.

TS. Benjamin Chapman, một chuyên gia hàng đầu về An toàn thực phẩm, ĐH Bang Bắc Carolina, cho biết: “Trực khuẩn Bacillus cereus (gây tiêu chảy) khá phổ biến trong gạo dưới dạng bào tử. Nó cũng có mặt nhiều trong đất và các thực phẩm nhưng chỉ có 1 số chủng gây hại cho con người và gây ra ngộ độc thực phẩm".

TS. Chapman giải thích những bào từ này sống sót trong quá trình nấu cơm và sẽ nảy mầm, nhân lên khi cơm để ở nhiệt độ phòng sau khi nấu.

Tuy nhiên, với món cơm shushi, do chứa giấm (có tính axit) nên có thể để ở nhiệt độ phòng.

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Epidemiology and Infection, gạo nên được nấu ở nhiệt độ trên 63oC và làm mát nhanh, cất vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu.

Không nên tích trữ gạo trong điều kiện ẩm vì đây là nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.

(theo Dân trí)