ThS. Đinh Văn Thịnh cho rằng, chương trình dã ngoại của học sinh có thành công hay không phụ thuộc vào sự chuẩn bị và lên kế hoạch thực hiện. (Ảnh: NVCC) |
Hoạt động trải nghiệm dã ngoại trong trường học trong những năm gần đây được chú trọng và tổ chức với nhiều hình thức, nội dung đa dạng. Về chất lượng của các chương trình, theo tôi vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi lẽ, các em tham gia trải nghiệm ít, địa điểm các chương trình khác nhau, hoặc được tổ chức mang tính du lịch nghỉ dưỡng nhiều hơn là học tập trải nghiệm kỹ năng, nâng cao thể lực.
Trong khi đó, kỹ năng sinh tồn của các em ở mức trung bình, bởi môi trường thành thị nên nhiều em thiếu không gian trải nghiệm. Vì vậy, khi tham gia dã ngoại, phải đối diện với những khó khăn, cần phát huy kỹ năng sinh tồn thì các em chưa xử lý trơn tru và thao tác còn chậm hoặc phụ thuộc vào người khác.
Để có một chuyến đi dã ngoại thành công, bổ ích, an toàn, nhà trường, thầy cô, phụ huynh và các em học sinh cần chú trọng khâu chuẩn bị chương trình. Chương trình có thành công hay không phụ thuộc vào sự chuẩn bị và lên kế hoạch thực hiện. Đó là thời gian, địa điểm, nhân sự, các ban chịu trách nhiệm nội dung, hậu cần... Một chương trình rèn luyện cho học sinh cần đảm bảo yếu tố an toàn, thể lực, kết nối mối quan hệ, học tập kỹ năng, tăng cường phát triển cảm xúc cho học sinh, văn hoá, ẩm thực vùng miền.
Đặc biệt, việc trang bị kỹ năng cho các em không chỉ được rèn luyện thông qua trường lớp, mà còn sự tự học của mỗi cá nhân, kết hợp rèn luyện, bồi dưỡng từ gia đình. Theo từng giai đoạn, các em sẽ được rèn luyện các kỹ năng khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi.
Trong từng giai đoạn đều có những hoạt động chủ đạo riêng, như tuổi tiểu học, cần hướng dẫn để các em có một số kỹ năng như tự chăm sóc bản thân, giao tiếp lễ phép, bắt chuyện với bạn bè, kỹ năng sắp xếp ngăn nắp.
Tuổi thiếu niên thì hoạt động chủ đạo là giao tiếp cá nhân, kết hợp học một số kỹ năng như giao tiếp ứng xử với cha mẹ, tình bạn… Các kỹ năng về quản lý cảm xúc, giải quyết mâu thuẫn cũng cần được chú trọng. Tuổi thanh niên hoạt động chủ đạo là học tập - nghề nghiệp, do đó các em cần học một số kỹ năng như: định hướng nghề nghiệp, khám phá bản thân, làm việc nhóm, hoạt động trải nghiệm ngành nghề...
Muốn các em trưởng thành và chủ động trong mọi hoàn cảnh, ở gia đình cần hướng dẫn kỹ năng cho con như tự chăm sóc bản thân, sử dụng các thiết bị điện, kỹ năng nấu ăn, giặt đồ, phát triển cảm xúc cho con, kỹ năng chia sẻ cũng hình thành từ nơi gia đình, gương sáng từ cha mẹ là điều cần thiết. Ngoài ra, cần thiết lập các kỹ năng giao tiếp lịch sự, tránh nói tục; dạy con biết yêu thương, biết chia sẻ...
Để có một chuyến đi an toàn cần chọn thời điểm, địa điểm thích hợp để tham gia trải nghiệm dã ngoại, nội dung chương trình phù hợp với sức khỏe và thể lực của học sinh. Bên cạnh đó, có nhân sự để quản lý và giám sát các em trong các hoạt động, tham quan, ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ.
Ngoài ra, theo tôi cần có những cảnh báo về thời tiết, lịch trình di chuyển, trang phục. Nếu những địa điểm có bơi lội cần cảnh báo về việc phải mặc áo phao, tránh di chuyển ra ngoài vùng cấm. Nếu đồi núi, cấm trại, cần thông báo các em về việc phải chuẩn bị chống muỗi đốt, đèn pin...
Đi dã ngoại là dịp học sinh được học hỏi trên thực tế rất nhiều điều, không chỉ là kiến thức. Cha mẹ cần chia sẻ kinh nghiệm, những câu chuyện mà cha mẹ đã từng gặp phải, liên quan đến văn hoá, ẩm thực vùng miền, con người, cần chuẩn bị gì khi đến khu dã ngoại là điều rất cần thiết. Bởi như vậy, các em sẽ có sự chuẩn bị và một tinh thần tốt hơn để bắt đầu cuộc hành trình trải nghiệm dã ngoại đầy thú vị.
Học ngoại khóa vốn có mục tiêu tốt đẹp, để trẻ được học đi đôi với hành, rèn luyện kỹ năng mềm cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với thiên nhiên hơn… Nhưng điều quan trọng là khâu tổ chức phải làm sao để chuyến đi dã ngoại thực chất hơn, hiệu quả hơn, tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”.
Thực tế, dường như năm nào cũng xảy ra những sự việc đau lòng trong những chuyến dã ngoại của học sinh. Có lẽ đó là lý do khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, bất an mỗi khi con đi dã ngoại. Dù muốn con tham gia để có những trải nghiệm thú vị, để trưởng thành hơn, tích lũy được nhiều kiến thức thực tế hơn, có thêm kỹ năng ứng phó với mọi hoàn cảnh... nhưng họ vẫn không mấy yên tâm khi con đi học ngoại khóa vì đâu đó vẫn tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho trẻ.
Do vậy, cần thiết sắp xếp chương trình khoa học, an toàn cho trẻ; cần những hoạt động hiệu quả, mang tính giáo dục cao. Hơn lúc nào hết, chúng ta không thể "thả nổi" tình trạng học ngoại khóa để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
| Vụ hơn 50 học sinh Hà Nội bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại: Công an vào cuộc Hơn 50 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có biểu hiện ngộ độc sau khi đi dã ngoại về. |
| 'Mỗi thanh niên phải là người tiên phong chuyển đổi số trong hoạt động tình nguyện' Chị Đỗ Thị Kim Hoa, Giám đốc Trung tâm Tình nguyện quốc gia (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) cho rằng, mỗi đoàn viên, ... |
| Đi dã ngoại để rèn các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cho trẻ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ Việc tổ chức chuyến dã ngoại, trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động quan trọng của công tác giáo dục nhưng nó ... |
| GS. Hà Vĩnh Thọ: Trường học hạnh phúc nên chú trọng các giá trị đạo đức Điều quan trọng giáo viên phải hiểu rằng, hạnh phúc của họ đi liền với hạnh phúc của người khác, của xã hội và lợi ... |
| Làm gì để kiểm chứng mức độ hiệu quả và hữu ích của buổi dã ngoại? TS. Vũ Thu Hương băn khoăn, làm cách gì để kiểm chứng mức độ hiệu quả và hữu ích của buổi dã ngoại đến giá ... |