Làm gì để kiểm chứng mức độ hiệu quả và hữu ích của buổi dã ngoại?

TS. Vũ Thu Hương
TS. Vũ Thu Hương băn khoăn, làm cách gì để kiểm chứng mức độ hiệu quả và hữu ích của buổi dã ngoại đến giá trị giáo dục cho học sinh?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GD
TS. Vũ Thu Hương cho rằng, dã ngoại là điều kiện tốt nhất để trẻ học về các kỹ năng. (Ảnh: NVCC)

Ngộ độc thực phẩm tập thể tại nơi dã ngoại là vấn đề tưởng như mới nhưng thực chất chỉ là biểu hiện của một vấn đề bất ổn đã tồn tại rất lâu trong giáo dục Việt Nam, đó chính là dã ngoại. Dã ngoại trong giáo dục Việt Nam thực sự là vấn đề nghiêm trọng mặc dù rất ít được đề cập.

Dã ngoại là một phần nội dung giáo dục quan trọng của học sinh trong các nhà trường. Kiến thức trong nhà trường chỉ mang tính lý thuyết. Trong khi đó, tính thực tế sẽ đến khi trẻ thực hành hoặc hoạt động ngoại khóa.

Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động dã ngoại chiếm từ 40 - 50%. Nghĩa là, gần như buổi học nào cũng có dã ngoại. Ở Việt Nam, một năm học sinh học 9 tháng nhưng chỉ có 2 đợt dã ngoại. Nguyên nhân của tình trạng này là do tư tưởng bao bọc, chiều chuộng trẻ của phụ huynh và giáo viên hay còn lý do nào khác?

Đặc biệt, có rất nhiều buổi dã ngoại chỉ để học sinh vui chơi tại nơi nào đó. Gần như hoàn toàn không có ý nghĩa giáo dục, mục tiêu giáo dục tại các buổi dã ngoại đó.

Ví dụ, trong chính ở bữa cơm trưa tại nơi dã ngoại, tại sao một đứa trẻ tầm 7 - 9 tuổi không thể tự chuẩn bị bữa ăn trưa đơn giản cho mình mà bắt buộc phải là hẳn một đơn vị phục vụ vô cùng vất vả? Nếu bữa cơm trưa không thể tự lo thân, liệu 10 năm sau, đứa trẻ đó có thể trưởng thành và tự lo cho cuộc sống của mình?

Hơn nữa, tôi muốn đặt thêm một câu hỏi về kỹ năng phát hiện thực phẩm thiếu chất lượng của học sinh. Kỹ năng xác định thực phẩm ôi thiu, chưa đủ độ chín... là một trong các kỹ năng quan trọng sống còn. Thế nhưng, các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể của học sinh gần đây cho thấy, nội dung này tuyệt đối không được giáo dục dẫn đến những hậu quả hết sức nguy hiểm. Như thế, giáo dục kỹ năng sống vẫn chỉ là khẩu hiệu của các nhà trường chứ không hề thực chất như các nơi vẫn đang tuyên truyền.

Dã ngoại là điều kiện tốt nhất để trẻ học về các kỹ năng trên nhưng bữa ăn tập thể lại được chuẩn bị chu đáo đến tận miệng và khi xảy ra bất ổn, không có học sinh nào phát hiện ra.

Rõ ràng, tại các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp như nhà trường nhưng mục tiêu giáo dục của các buổi dã ngoại hoàn toàn không có, cũng như không có một kỹ năng nào được rèn luyện. Vì thế, những nhà trường đó không thể hoàn thành trách nhiệm giáo dục trẻ của mình, trút gánh nặng phục vụ lên vai người lớn, gây ra vô vàn các nguy cơ như những sự cố khi đi dã ngoại.

Các nước khác trên thế giới chúng ta thấy luôn có hình ảnh trẻ tự xách một hộp đồ ăn trưa để đi dã ngoại và học tập ngoài thực địa. Học sinh Việt Nam những năm 80, 90 cũng vậy, nhưng hiện nay điều này hầu như không có hoặc rất ít. Liệu có phải giáo dục đang đi giật lùi?

Một vấn đề nữa chúng ta cần xem xét là các buổi dã ngoại có nội dung học cụ thể hay không và có kiểm tra, đánh giá hay không? Chúng ta làm cách gì để kiểm chứng mức độ hiệu quả và hữu ích của buổi dã ngoại đến giá trị giáo dục cho học sinh? Và tại sao hoạt động ngoại khóa không phải là một tiêu chí đánh giá cho các kỳ thi quan trọng của học sinh?

Theo tôi được biết, rất nhiều quốc gia đã lấy điểm ngoại khóa như một điều kiện tiên quyết để học sinh vượt qua một kỳ thi quan trọng. Đã có vô số các trường đại học lớn trên thế giới đòi hỏi thí sinh nộp xác nhận hoạt động xã hội, hoạt động thực hành trong khi xét đầu vào. Đó là thế giới, vậy ở Việt Nam thì sao? Liệu có phải chúng ta đang đi ngược hẳn lại so với xu hướng của thế giới?

Giáo dục Việt Nam có một điểm yếu rất rõ ràng về sự dư thừa lý thuyết và thiếu thực tế trầm trọng. Bên cạnh đó, giáo dục chạy theo bệnh thành tích và chiều chuộng học sinh của phụ huynh. Vì thế, theo tôi, thay vì ngành giáo dục đổ lỗi cho các cơ quan đưa học sinh đi dã ngoại thì hãy nhìn vào vấn đề của mình để tìm phương án giải quyết trước khi quá muộn. Khi câu hỏi này được giải đáp, chắc chắn những vụ việc đau lòng như ngộ độc tập thể hoặc sự cố đáng tiếc tại nơi dã ngoại sẽ không xảy ra.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!

Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Chiều nay (4/4), Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội phối hợp với Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) ...

Việt Nam-Campuchia tăng cường hợp tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực

Việt Nam-Campuchia tăng cường hợp tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực

Sáng 5/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Bộ trưởng Bộ Lao động và Đào tạo nghề Vương ...

Vụ học sinh ngộ độc sau khi đi dã ngoại: Hiệu trưởng nói gì?

Vụ học sinh ngộ độc sau khi đi dã ngoại: Hiệu trưởng nói gì?

Ngày 29/3, bà Nguyễn Thị Ngân Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Giang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã thông tin về nguồn gốc ...

Đi dã ngoại để rèn các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cho trẻ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Đi dã ngoại để rèn các kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn cho trẻ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Việc tổ chức chuyến dã ngoại, trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động quan trọng của công tác giáo dục nhưng nó ...

GS. Hà Vĩnh Thọ: Trường học hạnh phúc nên chú trọng các giá trị đạo đức

GS. Hà Vĩnh Thọ: Trường học hạnh phúc nên chú trọng các giá trị đạo đức

Điều quan trọng giáo viên phải hiểu rằng, hạnh phúc của họ đi liền với hạnh phúc của người khác, của xã hội và lợi ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Theo danh sách tỷ phú của CEOWORLD Magazine, tính đến ngày 17/12/2024, Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiếp theo là Jeff Bezos và Larry Ellison
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động