Nhỏ Bình thường Lớn

Khi những 'cơn gió ngược' dịu đi, kinh tế châu Á sẽ là tâm điểm toàn cầu?

Những "cơn gió ngược" về kinh tế mà khu vực châu Á phải đối mặt vào năm ngoái đã bắt đầu giảm dần. Các vấn đề nóng về tài chính toàn cầu dịu bớt; giá lương thực, dầu giảm và nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi.
Khi những 'cơn gió ngược' dịu đi, kinh tế châu Á sẽ là tâm điểm toàn cầu?
Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến đóng góp hơn một nửa vào mức tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Kinh tế châu Á sẽ năng động nhất trong số các khu vực lớn trên thế giới. (Nguồn: Getty Images)

Điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu

Những yếu tố nêu trên đang giúp châu Á cải thiện triển vọng tăng trưởng kinh tế, với tốc độ dự kiến tăng lên 4,7% trong năm nay, từ mức 3,8% năm 2022. Điều này sẽ giúp châu Á trở thành khu vực năng động nhất trong số các khu vực lớn trên thế giới và là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại .

Trên trang imf.org của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ba chuyên gia Krishna Srinivasan, Thomas Helbling và Shanaka J. Peirisac nhận định, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển của khu vực được dự đoán sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm nay. Các nền kinh tế này đang đạt được thành công khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 giảm dần và lĩnh vực dịch vụ bùng nổ.

Riêng Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến ​​sẽ đóng góp hơn một nửa vào mức tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, phần còn lại của châu Á đóng góp thêm khoảng 1/4. Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều đang quay trở lại mức tăng trưởng mạnh mẽ trước đại dịch.

Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất khu vực, có mối liên kết thương mại và du lịch mạnh mẽ - đã mở cửa trở lại vào năm ngoái và phục hồi nhanh hơn dự kiến. Đây là một tin tích cực đối với châu Á.

Báo cáo của IMF về Triển vọng kinh tế khu vực châu Á và Thái Bình Dương mới nhất cho thấy, cứ mỗi điểm phần trăm tăng trưởng cao hơn ở Trung Quốc, thì sản lượng ở phần còn lại của châu Á sẽ tăng khoảng 0,3%.

Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Toru Nishihama tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life ở Tokyo (Nhật Bản) nhận định: “Thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất ở châu Á đã qua, nhưng triển vọng chưa được sáng sủa do sự suy yếu nhu cầu vẫn đang tiếp diễn tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và châu Âu. Sau đại dịch Covid-19, các nền kinh tế châu Á cần một động cơ tăng trưởng mới".

Lạm phát "hạ nhiệt"

Lạm phát của châu Á - vốn đã tăng cao một cách đáng lo ngại so với mục tiêu của ngân hàng trung ương vào năm ngoái - đang ở mức vừa phải. Hiện có những dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy lạm phát toàn phần đã đạt đỉnh trong nửa cuối năm ngoái, mặc dù lạm phát lõi đang tỏ ra dai dẳng hơn và vẫn chưa giảm hẳn.

Đón tin tốt từ kinh tế Trung Quốc, thế giới lại

Đón tin tốt từ kinh tế Trung Quốc, thế giới lại 'run'?

Tin liên quan

Ba chuyên gia Krishna Srinivasan, Thomas Helbling và Shanaka J. Peirisac kỳ vọng, lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu của ngân hàng trung ương vào một thời điểm nào đó trong năm 2024, trong bối cảnh các khó khăn về tài chính và hàng hóa giảm bớt.

Đến thời điểm hiện tại, các dấu hiệu căng thẳng trong hệ thống tài chính toàn đã cầu giảm bớt phần nào và USD mất đi một phần sức mạnh. Ngoại trừ Trung Quốc và Nhật Bản, các ngân hàng trung ương trong khu vực đã tăng lãi suất chính sách trong năm 2022 để giải quyết lạm phát. Những yếu tố này đã giúp các đồng tiền của các quốc gia tại châu Á phục hồi và giảm bớt áp lực lên giá cả trong nước.

Giá hàng hóa tăng vọt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine gây sức ép lên các nước nhập khẩu năng lượng châu Á vào đầu năm ngoái. Đồng thời, chi phí vận chuyển tăng cao đã làm tăng chi phí hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt tác động mạnh mẽ đến các quốc đảo Thái Bình Dương.

Nhưng gần đây, sự sụt giảm đều đặn của cả hai yếu tố nêu trên đã làm giảm áp lực lên tài khoản vãng lai và lạm phát.

Trong khi lạm phát đang đi đúng hướng, IMF cho rằng, các ngân hàng trung ương cũng cần phải cảnh giác. Lạm phát cơ bản vẫn đang "chạy" trên mục tiêu của các ngân hàng trung ương.

Bên cạnh đó, những cú sốc nguồn cung lớn và sự sắp xếp lại cơ cấu lâu dài liên quan đến đại dịch đã khiến việc điều chỉnh chính sách tiền tệ trở nên đặc biệt khó khăn. Với những rủi ro hai mặt đối với lạm phát ở Nhật Bản, sự linh hoạt hơn trong lợi suất dài hạn sẽ giúp tránh những thay đổi đột ngột sau này.

Ngoài ra, sự năng động mới của nền kinh tế Trung Quốc có thể gây áp lực lên giá cả hàng hóa và dịch vụ toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia mong đợi ngành du lịch phục hồi. Điều này có nghĩa là các ngân hàng trung ương nên thận trọng bằng cách tái khẳng định cam kết ổn định giá cả.

Nợ tăng cao, rủi ro tài chính

Mặc dù triển vọng ngắn hạn đã sáng hơn nhưng ba chuyên gia Krishna Srinivasan, Thomas Helbling và Shanaka J. Peirisac cho rằng, châu Á vẫn còn những thách thức quan trọng trong dài hạn.

IMF đã hạ cấp triển vọng tăng trưởng trung hạn của Trung Quốc. Tăng trưởng tăng tốc trong ngắn hạn ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tạo ra tác động lan tỏa tích cực.

Tuy nhiên, sự chậm lại của quốc gia này trong những năm tới sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trên các chuỗi cung ứng tích hợp cao của châu Á và trên toàn thế giới.

Thâm hụt ngân sách trong đại dịch và lãi suất dài hạn cao hơn trong năm qua đã làm tăng thêm gánh nặng nợ công. Với việc một số quốc gia châu Á đang phải đối mặt với tình trạng nợ nần chồng chất, các nhà chức trách phải tiếp tục thực hiện các kế hoạch củng cố tài khóa dần dần. Làm như vậy cũng sẽ đảm bảo rằng các chính sách tiền tệ và tài khóa không hoạt động trái mục đích.

Về Trung Quốc, báo cáo Triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, sự suy yếu liên tục của thị trường bất động sản và tác động của nhu cầu tiêu dùng quốc tế yếu đối với xuất khẩu sẽ tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế "đầu tàu" châu Á.

Không chỉ thế, năm nay, nhiều quốc gia châu lục này phải đối mặt với tình trạng dễ bị tổn thương về tài chính, với tỷ lệ đòn bẩy cao trong các lĩnh vực hộ gia đình và doanh nghiệp.

Để kinh tế Việt Nam năm 2023 vượt 'gió ngược', tận dụng tốt những 'cơn gió xuôi'

Để kinh tế Việt Nam năm 2023 vượt 'gió ngược', tận dụng tốt những 'cơn gió xuôi'

Tại Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam (VESF) năm 2023 với chủ đề "Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức" ...

Giám đốc ADB: Việt Nam vững vàng trước những 'cơn gió ngược'

Giám đốc ADB: Việt Nam vững vàng trước những 'cơn gió ngược'

Với nền tảng vững chắc và sự điều hành hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam có thể đương đầu với “những cơn gió ngược” ...

Tiền của châu Âu không đủ 'xoa dịu' thị trường năng lượng, khủng hoảng kéo dài đến bao giờ?

Tiền của châu Âu không đủ 'xoa dịu' thị trường năng lượng, khủng hoảng kéo dài đến bao giờ?

Tình trạng bất ổn trên thị trường năng lượng sẽ còn kéo dài do nhiều yếu tố như xung đột địa chính trị đang diễn ...

Điểm danh những 'cạm bẫy' đang bủa vây nền kinh tế Trung Quốc

Điểm danh những 'cạm bẫy' đang bủa vây nền kinh tế Trung Quốc

Báo Mainichi ngày 12/2 dẫn phân tích của Giáo sư Rumi Aoyama, Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Waseda cho rằng nền ...

Bớt lo suy thoái, kinh tế Eurozone vẫn phải đón những 'cơn gió ngược mạnh'

Bớt lo suy thoái, kinh tế Eurozone vẫn phải đón những 'cơn gió ngược mạnh'

Ngày 14/2, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố số liệu cho thấy, kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu ...

(theo IMF)

Tin cũ hơn

Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm? Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?
Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác
Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế? Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế?
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm
Cựu Giám đốc điều hành IMF: Phương Tây chưa 'buông tay' trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc Cựu Giám đốc điều hành IMF: Phương Tây chưa 'buông tay' trừng phạt Nga, giống cách sử dụng với Trung Quốc