Xu hướng mới nổi
Theo ông Malik Abdulbut, đại diện Cơ quan tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng chăn nuôi Thái Lan, thức ăn cho thú cưng đạt tiêu chuẩn Halal không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng, mà còn là nhu cầu thiết yếu đối với lượng khách hàng Hồi giáo ở Đông Nam Á và Trung Đông, những người mong muốn các sản phẩm dinh dưỡng cho thú cưng đạt chuẩn và an toàn.
Thức ăn cho thú cưng đạt tiêu chuẩn Halal phải không chứa thịt lợn và các chất dẫn xuất từ thịt lợn – được coi là haram (cấm kỵ) trong Hồi giáo. Chuỗi cung ứng cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh.
Thức ăn cho thú cưng đạt tiêu chuẩn Halal phải không chứa thịt lợn và các chất dẫn xuất từ thịt lợn. (Nguồn: South China Morning Post) |
“Những khó khăn trong việc đạt chứng nhận Halal thực sự là thách thức. Chi phí cao hơn, quy tắc phức tạp, nên không có nhiều nhà sản xuất thức ăn cho thú cưng tham gia vào thị trường này”, ông Abdulbut cho biết.
Tuy nhiên, “ẩn giấu” trong những thách thức này lại là cơ hội kinh doanh lớn. Thái Lan hiện là nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới về thức ăn Halal cho thú cưng, với nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Đông, đặc biệt là Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Saudi Arabia. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á cũng đứng đầu trong danh sách xuất khẩu của Thái Lan, bởi một bộ phận giới trẻ tại đây có thu hướng chọn nuôi thú cưng thay cho việc lập gia đình.
Tại Indonesia, số lượng mèo nuôi dự kiến đạt 5,9 triệu con vào cuối năm 2026, gấp hai lần so với năm 2018. Mèo “thống trị” nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này, chiếm 56% tổng số thú cưng, trong khi chó, vốn bị coi là không sạch sẽ trong Hồi giáo, chiếm chưa đến 8% thị phần nuôi thú cưng.
Tin liên quan |
De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal |
Xu hướng tương tự cũng xuất hiện ở Malaysia. Theo nghiên cứu năm 2023 của công ty nghiên cứu thị trường Standard Insights có trụ sở tại Hongkong (Trung Quốc), hơn một nửa dân số Malaysia nuôi thú cưng.
Sự “cuồng” mèo này ảnh hưởng bởi niềm tin văn hóa và tôn giáo. Đối với nhiều chủ nhân, mối quan tâm về thức ăn đạt chứng nhận Halal cho thú cưng xuất phát từ niềm tin cá nhân hơn là nhu cầu dinh dưỡng của chúng.
“Mèo không cần ăn thực phẩm Halal, nhưng quan trọng là thành phần thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ cho chủ mèo khi tiếp xúc”, bà Yana Zulkarnain, chủ sở hữu hai chú mèo lông dài cho biết.
Vấn đề vệ sinh cũng là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt đối với thịt lợn - một thành phần phổ biến trong thức ăn thú cưng. Bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với thịt lợn đều phải làm sạch theo các nghi thức, tuỳ theo quan điểm khác nhau giữa những trường phái Hồi giáo.
Ngoài thịt lợn, nhiều người Hồi giáo ở Malaysia xem chó là động vật không sạch sẽ, đặc biệt là lo ngại về nước bọt của chúng. Niềm tin này ảnh hưởng đến xu hướng nuôi thú cưng, khiến nhiều người tránh nuôi chó.
Tiềm năng rộng mở
Nhà thiết kế đồ họa Dill Majid cho mèo mướp Oyen của mình ăn thức ăn đạt chuẩn Halal hoặc không chứa thịt lợn để bản thân yên tâm và làm hài lòng bạn bè, gia đình theo đạo Hồi.
“Những người khác sẽ cảm thấy không thoải mái nếu mèo của tôi ăn thức ăn không đạt tiêu chuẩn Halal”, bà Majid nhấn mạnh.
Malaysia có hơn 21 triệu người theo đạo Hồi giáo, là quốc gia dẫn đầu thế giới trong ngành công nghiệp Halal. Chứng nhận Halal do Cục phát triển Hồi giáo (JAKIM) cấp được 88 quốc gia trên thế giới công nhận.
Vào năm 2022, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank) chỉ rõ, nền kinh tế Halal đóng góp khoảng 7,5% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia, dự kiến tăng lên 8,1% vào năm 2025.
Nền kinh tế Halal đóng góp khoảng 7,5% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia, dự kiến tăng lên 8,1% vào năm 2025. (Nguồn: Shutterstock) |
Với giá trị ước tính 31 tỷ USD, lĩnh vực dịch vụ thực phẩm có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng của Malaysia, theo sau là dược phẩm Halal - vốn là lĩnh vực mà Kuala Lumpur đang dẫn đầu thế giới.
Tuy nhiên, việc thiếu vắng tiêu chí chứng nhận Halal cho sản phẩm không dùng cho con người đã khiến các nhà sản xuất thức ăn thú cưng ở Malaysia phải tìm kiếm những chứng nhận quốc tế khác, nhằm đảm bảo với khách hàng về chất lượng sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn Hồi giáo.
Các thương hiệu như Powercat, công ty con của nhà sản xuất thực phẩm Adabi, đã đạt chứng nhận Halal từ Hội đồng Halal Indonesia, bao gồm cả danh mục thức ăn cho thú cưng.
Notti, một thương hiệu mới nổi trên thị trường, cũng tự hào có chứng nhận từ Trung tâm nghiên cứu thực phẩm Hồi giáo IFRC-Asia tại Hongkong (Trung Quốc).
Trong khi hội đồng Halal Malaysia đã cấp chứng nhận cho các danh mục ngoài thực phẩm khác, bao gồm bao bì và sản phẩm gia dụng, nhưng lại chưa có kế hoạch chứng nhận thức ăn dành riêng cho thú cưng.
Nhu cầu về thị trường thực phẩm cho thú cưng đạt tiêu chuẩn Halal đang nổi lên như một phân khúc quan trọng và đầy hứa hẹn tại Đông Nam Á. Với sự gia tăng về nhu cầu của người tiêu dùng Hồi giáo, các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới cần nắm bắt xu hướng này để đáp ứng mong muốn của khách hàng và mở rộng thị phần. Việc vượt qua những thách thức trong quy trình chứng nhận Halal có thể đòi hỏi sự đầu tư và cam kết, nhưng phần thưởng tiềm năng từ thị trường đang phát triển nhanh chóng này là chắc chắn là “quả ngọt”.
| Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội ... |
| Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác Ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để phản đối các biện pháp ... |
| Tận dụng M&A để thúc đẩy ngành thực phẩm Halal của Việt Nam M&A có thể trở thành công cụ quan trọng để thúc đẩy ngành thực phẩm Halal của Việt Nam trong bối cảnh quy mô nền ... |
| Đẩy mạnh giao thương, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành Thực phẩm và Đồ uống Sáng 6/11, Triển lãm quốc tế chuyên ngành Thực phẩm - Đồ uống & Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ ... |