Khai mở thị trường thực phẩm Halal Trung Đông-Bắc Phi

Chu Văn
Để tiếp cận thị trường Halal khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA), các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải đáp ứng các quy định nghiệm ngặt về tiêu chuẩn, chứng nhận thực phẩm Halal, mà còn phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tiêu chuẩn Halal bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho người tiêu dùng Hồi giáo.
Tiêu chuẩn Halal bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho người tiêu dùng Hồi giáo. (Nguồn: VGP)

Theo Báo cáo Thị trường Thực phẩm Halal toàn cầu năm 2024 của hãng nghiên cứu thị trường Cognitive Market Research, giá trị thị trường thực phẩm Halal toàn cầu dự kiến đạt gần 2.548,5 tỷ USD trong năm 2024 và sẽ tăng lên 4.934,73 tỷ USD vào năm 2031, với tốc độ tăng trưởng hằng năm 9,9% trong giai đoạn 2024-2031.

Với quy mô dân số lớn và thị trường thực phẩm Halal ngày càng phát triển nhanh, MENA là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, để tiếp cận được thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải đáp ứng các quy định nghiệm ngặt về tiêu chuẩn, chứng nhận thực phẩm Halal, mà còn phải nâng cao khả năng cạnh tranh.

Hai động lực chủ chốt

Tin liên quan
Thị trường Halal trị giá 156,4 tỷ USD của Qatar sẵn sàng chào đón Việt Nam! Thị trường Halal trị giá 156,4 tỷ USD của Qatar sẵn sàng chào đón Việt Nam!

Báo cáo của tổ chức tư vấn và nghiên cứu thị trường Coherent Market Insights cho thấy, thị trường thực phẩm Halal MENA được dự báo sẽ tăng trưởng 9,15%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Quy mô thị trường thực phẩm Halal của MENA dự kiến tăng từ 192,6 tỷ USD năm 2022 lên hơn 228 tỷ USD năm 2024.

Có hai động lực chủ chốt thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường này. Thứ nhất, dân số Hồi giáo ngày càng tăng trên khắp MENA, với việc người Hồi giáo luôn tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về chế độ ăn kiêng Halal đang thúc đẩy nhu cầu đối với các thực phẩm Halal được chứng nhận. Tổng dân số Hồi giáo ở MENA ước vào khoảng 500 triệu người hiện nay và dự kiến sẽ vượt 600 triệu người vào năm 2030.

Thứ hai, sở thích và nhu cầu ngày càng tăng của thế hệ Hồi giáo trẻ đối với các sản phẩm tiện lợi Halal đóng gói và ăn liền cũng đang thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, khi các nền kinh tế trong khu vực phát triển và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, người tiêu dùng có sức mua cao hơn và sẵn sàng chi cho các sản phẩm thực phẩm Halal chất lượng cao. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại thực phẩm Halal cao cấp và có giá trị gia tăng cũng góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường MENA.

Doanh nghiệp cần trang bị gì?

Doanh nghiệp thâm nhập thị trường Halal MENA cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt theo quy định của luật Hồi giáo.

Luật Hồi giáo có các đạo luật mang đậm màu sắc tôn giáo. Halal là tiêu chuẩn dựa trên luật Hồi giáo, trong đó có các quy định đặc biệt liên quan đến vấn đề ăn kiêng, nguồn gốc thức ăn và cách chế biến theo một quy trình riêng biệt.

Halal trong tiếng Arab có ý nghĩa là "sự cho phép" hay "hợp pháp", trái với Haram (không được phép, bị cấm).

Tiêu chuẩn Halal bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho người tiêu dùng Hồi giáo. Chứng nhận Halal là một căn cứ để chứng minh các cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm Halal tuân thủ các quy định của luật Hồi giáo. Thực phẩm Halal được định nghĩa là thực phẩm không có thành phần mà cộng đồng Hồi giáo không được phép tiêu thụ.

Theo quy định của luật Hồi giáo, thực phẩm Halal được sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối theo các quy trình nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do đó, các thực phẩm Halal được chứng nhận là những sản phẩm đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, đạo đức trong quy trình chế biến, chất lượng, xanh, sạch, đảm bảo sức khỏe.

Thực phẩm Halal bao gồm thịt gia súc, gia cầm, hải sản, trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, dầu ăn, chất béo, bánh kẹo... Thịt gia súc, gia cầm và hải sản là những phân khúc cơ bản và chiếm phần lớn thị phần trong thị trường thực phẩm Halal.

Đặc biệt, thịt tiêu chuẩn Halal cực kỳ quan trọng đối với người tiêu dùng Hồi giáo. Nhu cầu về thịt tiêu chuẩn Halal, bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt gà và hải sản, vẫn luôn ở mức cao.

Thị trường thực phẩm Halal yêu cầu chứng nhận nghiêm ngặt để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn Halal. Để đáp ứng tiêu chí này, thực phẩm Halal phải được sản xuất, chế biến thông qua các quy trình đảm bảo vệ sinh và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Việc thiếu các tiêu chuẩn và hướng dẫn trong quy trình chứng nhận là một trong những vấn đề chính mà ngành thực phẩm Halal toàn cầu đang phải đối mặt.

Mỗi quốc gia lại áp dụng các quy trình chứng nhận Halal khác nhau. Một số quốc gia thường yêu cầu các kỹ thuật giết mổ riêng biệt, trong khi các quốc gia khác có nhiều quy định hơn về xử lý và chế biến thực phẩm Halal.

Hơn nữa, việc thiếu minh bạch liên quan đến các thành phần được sử dụng để chế biến thực phẩm Halal cũng cản trở nỗ lực mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

Khai mở thị trường thực phẩm Halal Trung Đông-Bắc Phi
Việt Nam mới chỉ có một đơn vị cấp chứng nhận Halal được Saudi Arabia công nhận. (Nguồn: Vneconomy)

Cơ hội từ hai thị trường lớn: Ai Cập và Saudi Arabia

Thị trường thực phẩm Halal Ai Cập là một trong những trường lớn và khá cởi mở về quy định Halal. Với dân số hơn 106 triệu người, trong đó 90% theo đạo Hồi, Ai Cập có quy mô thị trường thực phẩm Halal ước đạt gần 5,4 tỷ USD năm 2024. Do sản lượng trong nước không đáp ứng được nhu cầu, Ai Cập phải phụ thuộc vào 50% nguồn thực phẩm Halal nhập khẩu.

Ấn Độ và Brazil hiện chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường thực phẩm Halal Ai Cập, tiếp đến là Indonesia, Colombia, Paraguay... Ngoài ra, Ai Cập cũng nhập khẩu gia súc sống (dê và cừu) từ Somalia và Djibouti. Mỗi năm, Ai Cập tiêu thụ khoảng 2,5 triệu con gia súc (chủ yếu là bò, dê và cừu).

Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Nguyễn Huy Dũng cho biết, Ai Cập là quốc gia Hồi giáo với khoảng 98 triệu giáo dân, là thị trường thực phẩm Halal rất lớn. Đến nay, các quy định về thực phẩm Halal của Ai Cập vẫn còn tương đối mở, trong đó các cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm Halal của Ai Cập mới chỉ kiểm soát tiêu chuẩn đối với các loại gia súc, gia cầm và các chế phẩm từ gia súc và gia cầm.

Hiện, nước này đang tạm hoãn yêu cầu chứng nhận Halal đối các sản phẩm sữa đến ngày 31/12/2025. Từ năm 2026, Ai Cập sẽ bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn Halal đối với các chế phẩm sữa nhập khẩu. Đại sứ Nguyễn Huy Dũng nhận định: "Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác và đưa hàng hóa vào Ai Cập trong thời gian tới".

Trong khi đó, Saudi Arabia là thị trường thực phẩm Halal lớn nhất tại MENA với quy mô thị trường dự kiến đạt 60,03 tỷ USD năm 2024. Mức tăng trưởng của thị trường này được dự báo đạt 3,8%/năm trong giai đoạn 2023-2029. Phân khúc lớn nhất của thị trường thực phẩm Halal Saudi Arabia là thủy hải sản, với giá trị ước đạt 10,63 tỷ USD năm 2024.

Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng cho biết, với dân số hơn 34 triệu người và Hồi giáo là quốc đạo, các loại thực phẩm tại thị trường Saudi Arabia 100% là thực phẩm Halal.

Do khí hậu sa mạc nắng nóng, hoạt động sản xuất thực phẩm Halal của Saudi Arabia chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu trong nước. Do đó, Saudi Arabia phụ thuộc tới 85-95% các sản phẩm thực phẩm Halal nhập khẩu.

Theo Đại sứ Đặng Xuân Dũng, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và nguyên liệu sản xuất thực phẩm theo quy trình Halal sang thị trường Saudi Arabia như thịt cừu, dê, bò, thủy sản chế biến, mỳ gói, đồ uống, bánh kẹo, mỹ phẩm...

Đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn, cũng là cửa ngõ để trung chuyển thực phẩm Halal sang các quốc gia Trung Đông khác như Kuwait, Jordan và Bahrain.

Điều kiện tiên quyết

Đại sứ Đặng Xuân Dũng nêu rõ điều kiện tiên quyết để tiếp cận được thị trường thực phẩm Halal Saudi Arabia phải là sản phẩm Halal, có chứng chỉ chứng nhận Halal. Quy trình nuôi trồng, sản xuất, giết mổ động vật và chế biến phải tuân thủ các quy định của luật Shariah của đạo Hồi. Điều kiện thứ hai là chứng nhận Halal cho sản phẩm phải được tổ chức chứng nhận Halal của Saudi Arabia công nhận.

Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có một đơn vị cấp chứng nhận Halal được Saudi Arabia công nhận. Đại sứ cũng chỉ một số thách thức đối với một số sản phẩm Halal của Việt Nam tại thị trường Saudi Arabia. Một số sản phẩm Halal của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Saudi Arabia nhưng với số lượng còn ít, giá trị chưa cao, tiếp cận chứng nhận Halal còn khó khăn...

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh lớn từ các quốc gia khác vốn đã có chỗ đứng trên thị trường Halal, trong đó mạnh nhất là Ấn Độ, Brazil và Mỹ.

"Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chăn nuôi và sản xuất thực phẩm Halal, bên cạnh những khó khăn khác như nhân lực còn yếu, chuyên môn chưa cao; độ tin tưởng của khách hàng còn hạn chế; đầu tư cho dây chuyền sản xuất thực phẩm Halal thường có chi phí lớn trong khi việc thu hồi vốn chậm hơn so với việc sản xuất các sản phẩm thông thường khác", Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia nhấn mạnh.

Bài viết cùng chủ đề

Thị trường Halal

Đọc thêm

Top 10 nhà sản xuất ô tô triệu hồi xe nhiều nhất năm 2024 tại Mỹ

Top 10 nhà sản xuất ô tô triệu hồi xe nhiều nhất năm 2024 tại Mỹ

Tính đến hết ngày 20/12/2024, Tesla đang là nhà sản xuất ô tô triệu hồi xe nhiều nhất tại Mỹ, xếp thứ hai là Stellantis.
Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên hợp quốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về việc Liên hợp quốc quyết định tổ chức Lễ ký Công ước về chống tội phạm mạng ...
Thu hẹp khoảng cách độc giả Việt Nam và toàn cầu

Thu hẹp khoảng cách độc giả Việt Nam và toàn cầu

Đại học RMIT Việt Nam có vinh dự hợp tác với Báo Thế giới và Việt Nam trong nhiều ấn phẩm khác nhau.
Hội thảo kỷ niệm 65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Hội thảo kỷ niệm 65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Sáng 25/12 Hội thảo kỷ niệm 65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW về công tác NVNONN đã diễn ra ...
35 năm Báo Thế giới và Việt Nam: Một hành trình với sự biết ơn!

35 năm Báo Thế giới và Việt Nam: Một hành trình với sự biết ơn!

Chiều 25/12, Báo Thế giới và Việt Nam sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ra số đầu tiên tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Phiên bản di động