Khi văn học “nhập cuộc” ngoại giao

Những năm gần đây, văn học đã trở thành một phần quan trọng của ngoại giao văn hóa và được nhiều quốc gia tập trung khai thác. Các tác phẩm văn học được xem là sức mạnh mềm, góp phần gia tăng ảnh hưởng của một quốc gia trong khu vực và trên trường quốc tế. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khi van hoc nhap cuoc ngoai giao Bước chuyển của Ngoại giao văn hóa trong giai đoạn phát triển mới
khi van hoc nhap cuoc ngoai giao Vị Tổng thống giỏi làm ngoại giao văn hóa

Trước bối cảnh quan hệ quốc tế toàn cầu liên tục thay đổi với những diễn biến mới, nhiều quốc gia đều đang tìm những phương thức ứng xử quốc tế khác nhau. Những phương pháp ấy giờ đây không còn chú trọng vào đối đầu mà là đối thoại, là tìm cách gia tăng quyền lực mềm, phát huy sức mạnh của hệ giá trị quốc gia như văn hóa, thể chế xã hội, về chính sách quốc gia (đối nội và đối ngoại),… để khẳng định vị thế.

Đem văn thơ “đi đánh” xứ người

Ngoại giao văn chương với các chương trình, hoạt động trao đổi giữa các nhà văn, nhà thơ, giữa các quốc gia dần trở nên quen thuộc. Bên cạnh việc thiết lập quan hệ thương mại và quốc phòng, nhiều nước coi việc trao đổi văn chương là hoạt động ngoại giao hiệu quả.

Những tác phẩm văn học được biên dịch ra nhiều ngôn ngữ được xem là phương thức hữu hiệu để giới thiệu, quảng bá nền văn học của một đất nước, thiết lập mối quan hệ ngoại giao văn chương với các quốc gia khác; khẳng định hình ảnh quốc gia trong nền văn học toàn cầu. Đối với những nước phát triển, việc trao đổi văn học là hoạt động thường xuyên, được thực hiện bởi các cơ quan chức năng như các bộ/ ngành liên quan đến văn hóa, cơ quan văn học do nhà nước và các tổ chức phi chính phủ về văn học tài trợ.

khi van hoc nhap cuoc ngoai giao
Tác giả Haruki Murakami làm nên một thương hiệu văn học của xứ sở mặt trời mọc.

Pháp là quốc gia xây dựng rất thành công chiến lược ngoại giao văn chương. Những tác phẩm văn học của Pháp có ảnh hưởng lớn trên thế giới, được đông đảo công chúng yêu văn học đón nhận. Cựu Tổng thống Mỹ George Bush chính là một người đặc biệt yêu thích văn học Pháp. Tiểu thuyết Kẻ xa lạ của Albert Camus là cuốn sách gối đầu giường của ông chủ Nhà Trắng lúc bấy giờ. Tổng thống Bush từng trích dẫn lời văn của Camus trong một bài phát biểu tại Brussels hồi tháng 2/2005 để nói chuyện “thúc đẩy tự do trên thế giới” và đem lại hoà bình cho Trung Đông.

Hiện nay, ngày càng nhiều quốc gia triển khai xây dựng các trung tâm văn hóa tại nước ngoài, chẳng hạn như Trung tâm Hoa Kỳ, Thư viện hội đồng Anh, Viện Goethe (Đức) nhằm phục vụ mục đích quảng bá nền văn học. Những cơ quan này hợp tác chặt chẽ với các đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của nước mình tại nước sở tại cùng thực hiện nhiệm vụ giới thiệu, trao đổi văn hoá.

Các đại sứ văn học

Nữ nhà văn nổi tiếng người Anh Shelley từng nói rằng các nhà văn, nhà thơ là “những nhà lập pháp ẩn mình của thế giới”. Họ có thể xuất hiện với những áng văn thơ lãng mạn, nhưng lại khắc họa một cách chân thực và tinh tế về chính nét văn hóa quốc gia của mình. Chính sự hiện diện của các nghệ sĩ, nhà văn trong các chương trình giao lưu, tiếp xúc và trao đổi giữa các quốc gia là sự đóng góp quan trọng đối với ngoại giao văn hóa.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong muốn, những “đại sứ văn học” được lựa chọn không những khẳng định tài năng qua các tác phẩm văn học của họ, mà còn cần phải thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử văn học và văn hóa của quốc gia, cũng như có năng lực và đủ sức ảnh hưởng để đưa tinh hoa văn học của nước nhà đến bạn bè thế giới. Không được truyền thông rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như các nhà ngoại giao về chính trị, những đại sứ văn học vẫn âm thầm thực hiện sứ mệnh ngoại giao của mình.

Tác giả đình đám của Nhật Bản Haruki Murakami là một nhà văn đã thành công làm nên một thương hiệu văn học của xứ sở mặt trời mọc. Những cuốn tiểu thuyết của Murakami xuất hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Anh và Mỹ, Việt Nam như Rừng Nauy, Lắng nghe tiếng gió... luôn có sức hút đặc biệt với độc giả.

Tiểu thuyết Lắng nghe tiếng gió là một trong những cuốn sách được ái mộ hàng đầu của Murakami. Tác phẩm này đã đưa ông đến với giải thưởng văn học Gunzo, tôn vinh những nhà văn của Nhật Bản có cống hiến nổi bật. Tiểu thuyết này nhanh chóng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thế giới và từng được đề cử Nobel văn học.

Murakami, từ đó, đã gặt hái được rất nhiều thành công trong sự nghiệp của mình. Tác phẩm của ông từng lập kỷ lục thu hút đến 3.000 người đọc chỉ trong vòng 90 phút.  Ngôi sao của văn học Nhật Bản giành được vô số giải thưởng trong và ngoài nước, trở thành người truyền cảm hứng nghệ thuật quốc gia. Những tác phẩm của ông đã được xuất bản hơn 50 ngôn ngữ.

Văn chương mang đến một thế giới của những nhân vật, là sự hiện thân của mỗi cá nhân trong xã hội để mọi người đối chiếu bản thân, tìm kiếm sự hiện diện của chính mình, từ đó, khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp. Chính sự bay bổng, nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm nhân văn và hiệu năng sắc bén của nó đã giúp văn chương dần trở thành một công cụ đắc lực trên mặt trận ngoại giao.

khi van hoc nhap cuoc ngoai giao Nguyễn Thụy Anh - Đại sứ qua những vần thơ dịch

Chia sẻ về giải thưởng “Ngôn từ - sợi chỉ gắn kết” nhận được ngày 16/2 vừa qua, dịch giả Nguyễn Thụy Anh nói: khi ...

khi van hoc nhap cuoc ngoai giao Khi mỹ thuật làm “đại sứ”

Không phải họa sĩ, cũng không phải nhà ngoại giao, bà Đào Thị Liên Hương sáng lập Chương trình “Mỹ thuật Việt Nam và ngoại ...

khi van hoc nhap cuoc ngoai giao Cần lan tỏa sức mạnh của văn hóa

Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Sanh Châu, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề UNESCO, nhiệm ...

Thân Minh (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Xem nhiều

Đọc thêm

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động