TIN LIÊN QUAN | |
Nóng! Tổng Giám đốc WTO bất ngờ thông báo từ chức | |
Covid-19 đã định hình lại hệ thống thương mại toàn cầu như thế nào? |
Tổng Giám đốc WTO rời nhiệm sở sớm hơn một năm so với kế hoạch. (Nguồn: AFP) |
Ra đi giữa khủng hoảng
Sau 25 năm tồn tại, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dường như đang dần đi vào vết xe đổ của những “người tiền nhiệm”. Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo ngày 14/5 thông báo ông sẽ rời khỏi vị trí hiện nay vào ngày 31/8, sớm hơn một năm so với kế hoạch.
Ông Azevedo, 62 tuổi, đã lãnh đạo cơ quan thương mại quốc tế có trụ sở tại Geneva từ năm 2013 và đang trong nhiệm kỳ thứ hai, dự kiến sẽ kết thúc vào cuối tháng 8/2021.
Ông Azevedo cho biết, quyết định cá nhân của ông là vì lợi ích của WTO và không hề liên quan tới những căng thẳng với chính quyền Tổng thống Donald Trump. Việc ông từ chức sẽ giúp cho các thành viên lựa chọn người kế nhiệm trong những tháng tới mà không bị phân tâm, nhằm tập trung hơn cho công tác chuẩn bị Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12, dự kiến được tổ chức vào năm 2021.
Tờ New York Times cho rằng, sự ra đi của ông Azevedo đã để lại khoảng trống lãnh đạo lớn ngay ở thời điểm then chốt với nền kinh tế thế giới. Thương mại toàn cầu đang đối mặt với mối đe dọa chưa từng có từ sau Chiến tranh Lạnh do dịch Covid-19. Dịch bệnh khiến thương mại trì trệ. WTO ước tính thương mại toàn cầu trong năm 2020 sẽ sụt giảm khoảng 32%.
Tuy nhiên, quyết định ra đi của ông Azevedo không gây nhiều ngạc nhiên. Tổ chức mà ông lãnh đạo tồn tại rất nhiều vấn đề.
Tự do hóa thương mại toàn cầu, mục tiêu căn bản của WTO và "người tiền nhiệm" - Hiệp định Chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) đã đi vào bế tắc từ hơn một thập kỷ trước khi các vòng đàm phán Doha sụp đổ, một phần là bởi những mâu thuẫn trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.
Những thỏa thuận được cho là thương mại tự do được ký kết kể từ đó đúng ra nên được nhìn nhận như những thỏa thuận ưu đãi, chủ yếu là nhằm ràng buộc hoặc mở cửa thương mại toàn cầu thông qua việc thiết lập những khu vực hoặc tổ chức nhất định.
Thỏa thuận thương mại khu vực được xúc tiến từ suốt một thập kỷ qua, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ít nhiều đều không hẳn là những công cụ để tự do hóa thương mại mà là những "mặt trận" trong cuộc chiến quyền lực mềm kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc.
Con đường tự do hóa thương mại chưa bao giờ bằng phẳng. (Nguồn: Times of Malta) |
Sự đối đầu này đã hủy hoại nghiêm trọng cơ quan phúc thẩm, có trách nhiệm dàn xếp tranh cãi giữa các thành viên của WTO, một trong các cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức sau sự sụp đổ của vòng đàm phán Doha. Tờ New York Times cho rằng, chính việc Mỹ từ chối công nhận các đề xuất nhân sự bổ sung cho cơ quan này đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng trong hoạt động của WTO, khiến tổ chức này không có đủ các quan chức cần thiết để giải quyết tranh chấp của các nước thành viên.
Thực tế, trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy với tư cách một đầu tàu xuất khẩu, việc Robert Lighthizer, một quan chức luôn hoài nghi về WTO được bổ nhiệm làm Đại diện Thương mại Mỹ, việc cơ quan phúc thẩm này bị giải thể hồi năm ngoái là điều tất yếu.
Cần phải hy sinh một cơ chế đã lỗi thời
Con đường tự do hóa thương mại chưa bao giờ bằng phẳng. GATT được xây dựng từ đống tro tàn của Tổ thức Thương mại Quốc tế (ITO), tổ chức từng được nhà kinh tế học John Maynard Keynes xem là một cơ quan toàn cầu nhằm xóa bỏ thặng dư và thâm hụt.
WTO hình thành để sửa chữa những sai lầm của GATT, nhưng rồi lại để lộ ra không ít lỗ hổng. Theo BBC, ngoài Mỹ, nhiều thành viên WTO khác như Nhật Bản và Liên minh châu Âu từng kêu gọi tổ chức này có những cải tổ mạnh mẽ. Họ cho rằng, các nguyên tắc thương mại toàn cầu cần phải phản ánh đúng những thực tế mới, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách một nền kinh tế mạnh, đồng thời phải đủ sức giải quyết những vấn đề như bảo hộ nhà nước và chuyển giao công nghệ.
Có lý do để cho rằng, bất chấp những tăm tối trước khi bình minh ló rạng hiện nay, thương mại toàn cầu có thể sẽ tìm ra cách nào đó để vượt qua những rắc rối của mình và mở ra hướng đi mới.
Tự do hóa thương mại là thiếu sót không chỉ của WTO, mà còn là của những chính phủ không biết cách tận dụng các lợi ích có được từ thương mại mở nhằm gia tăng phúc lợi cho người lao động. Để thế giới xây dựng được một cơ chế thương mại mới phù hợp với thế kỷ XXI, người ta có thể sẽ phải hy sinh một cơ chế đã lỗi thời.
| Ấn Độ muốn xóa bỏ tình trạng bất cân xứng về nông nghiệp trong WTO TGVN. Ngày 28/1, Bộ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ Piyush Goyal cho hay, Ấn Độ kêu gọi chương trình cải cách của WTO nên ... |
| Tổ chức Thương mại Thế giới WTO: Nghịch lý tuổi 25 TGVN. Thế giới kỷ niệm 25 năm ngày ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong tâm trạng vừa hài lòng vừa ... |
| WTO “chết lâm sàng”: Đã đến lúc cải cách để “hồi sinh” TGVN. Một bài viết trên tờ WSJ đã đặt ra câu hỏi liệu trật tự thương mại thế giới có đang chuẩn bị sụp đổ với ... |