Toàn cảnh Hội nghị triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. (Ảnh: Gia Thành) |
Phát biểu tại hội nghị, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, môi trường kinh doanh là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển; đóng góp có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế của ngành, địa phương và của quốc gia.
Với tầm quan trọng đó, Chính phủ xác định, cái thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; được thực thi xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương.
Tin liên quan |
Việt Nam trong danh sách những 'con rồng nhỏ đang chuẩn bị cất cánh' |
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao là cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách về thúc đẩy cải cách thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, an toàn, phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với xu hướng phát triển cho nhà đầu tư và doanh nghiệp; đồng thời thực hiện vai trò đôn đốc, theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình và kết quả thực thi của các bộ, ngành, địa phương.
Từ năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Chính phủ hằng năm ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP).
Năm 2023, Chính phủ gộp nhiệm vụ cải cách môi trường kinh doanh vào thành một nội dung của Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm nhằm khẳng định môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trong điều hành và phát triển kinh tế xã hội.
"Là một trong các nhiệm vụ của Nghị quyết 01/NQ-CP nên mức độ quan tâm, động lực cải cách của các bộ, ngành, địa phương mờ nhạt hơn.
Trong khi đó, năm 2023, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức cả từ bên ngoài cũng như lực cản trong nước; nhiều lĩnh vực rào cản đầu tư, kinh doanh trở nên nặng nề hơn; môi trường kinh doanh chạm đến những vấn đề khó, mang tính liên ngành.
Điều này tác động không nhỏ tới niềm tin và động lực của nhà đầu tư, doanh nghiệp và vì thế nguồn lực doanh nghiệp chưa được khơi thông hiệu quả", Viện trưởng CIEM đánh giá.
Đánh giá về tình hình doanh nghiệp năm 2023, TS. Minh cho hay, cộng đồng doanh nghiệp gặp khó khăn hơn so với các năm trước.
Tăng trưởng về số doanh nghiệp thành lập mới, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, vốn đăng ký và lao động đều giảm so với cùng kỳ năm 2022 trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn nhiều so với cùng kỳ.
Không chỉ thế, năng lực hấp thụ vốn sụt giảm khiến tăng trưởng tín dụng chậm mặc dù Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất điều hành; xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn, chậm phục hồi.
Bước sang năm nay, các thuận lợi, khó khăn vẫn tiếp tục đan xen, nhưng khó khăn nhiều hơn.
Riêng trong tháng 1/2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gấp gần 2 lần số doanh nghiệp gia nhập thị trường. Thực tế này cho thấy doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn.
TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh: "Hơn lúc nào hết nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh cần tăng tốc và thực thi thực chất để củng cố niềm tin và tạo động lực kinh doanh cho doanh nghiệp".
Với các lý do nêu trên, Chính phủ đã khôi phục lại Chương trình cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh bằng việc ban hành Nghị quyết số 02 ngày 5/01/2024.
Viện trưởng Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá: “Sự trở lại của Nghị quyết mang theo thông điệp rằng cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó, Nghị quyết số 02/NQ-CP kỳ vọng góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp; khơi dậy động lực, tinh thần kinh doanh; từ đó thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”.
| JETRO: Doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn Chiều 26/1, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố Khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật ... |
| Nhà đầu tư nước ngoài chúc mừng Việt Nam đã chiến thắng các ‘cơn gió ngược’ Các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, nhà đầu tư nước ngoài chúc mừng Việt Nam đã chiến thắng các "cơn gió ngược", đạt ... |
| Chuyên gia Đức: Tôi đã phải lòng Việt Nam từ những ngày đầu tiên GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam hào hứng chia sẻ về tình yêu văn hóa, ... |
| Báo Argentina lý giải sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các tập đoàn, thương hiệu quốc tế Infobae, một trong những tờ báo nổi tiếng ở Argentina, ngày 23/2 đăng tải bài viết dự báo Việt Nam sẽ dẫn đầu thế giới ... |
| Bnn Breaking: Đối với Việt Nam, tương lai chưa bao giờ tươi sáng hơn thế! Việt Nam đang trên đà phục hồi kinh tế. Được dự báo mức độ thịnh vượng sẽ tăng 125% trong thập kỷ tới, đất nước ... |
| Hơn 4,29 tỷ USD vốn FDI 'đổ bộ' vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến 20/2, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và ... |