Tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững" ngày 31/3. |
Nhà đầu tư nước ngoài ròng rã bán: Vẫn e ngại chuyện tỷ giá?
Gần 18.700 tỷ đồng là số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài đã thu ròng về trong những tháng đầu năm 2021. Con số liệu thống kê đáng chú ý này được ông Lê Đức Khánh – Giám đốc phát triển năng lực đầu tư Chứng khoán VPS dẫn ra theo cập nhật gần nhất tại Tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Cơ hội, rủi ro và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững" do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức ngày 31/3.
Đi tìm nguyên nhân của động thái ròng rã này của khối ngoại, ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho biết cũng từng đặt ra câu hỏi này cho một số tổ chức nước ngoài. Một trong các lý do được nhắc đến đầu tiên liên quan đến việc việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác định Việt Nam thao túng tiền tệ hồi giữa tháng 12/2020. Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài có thể có những tiên lượng và đưa ra hành động sớm, ông Bằng cho hay.
Tin liên quan |
Chuyên gia tiết lộ kế hoạch giảm 'tắc đường' trên HOSE |
Thêm vào đó, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực tế lại không nhiều, mới chủ yếu là các biện pháp giãn hoãn về thuế. Trong khi đây chỉ là giải pháp trì hoãn, doanh nghiệp vẫn sẽ cần thực hiện các nghĩa vụ sau này.
Điều này cũng đồng quan điểm với TS. Lê Xuân Nghĩa. Theo ông, tại các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, một lượng tiền khổng lồ chưa từng có trong lịch sử nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế đang tồn tại ở dạng thế năng trong khi những hỗ trợ đến được doanh nghiệp Việt Nam lại rất khiêm tốn. “Doanh nghiệp vẫn đang gồng mình để tồn tại. Thiếu đi thế năng, kinh tế VN bật dậy chậm chạm so với thế giới”, do đó việc NĐTNN rút vốn ra về các nước có thế năng theo ông là điều dễ hiểu.
Cùng đó, một bối cảnh chung không thể bỏ qua hiện nay là xu thế rút vốn của khối ngoại tại các thị trường mới nổi, thị trường cận biên. Thống kê tại thị trường chứng khoán châu Á, ông Nguyễn Thế Minh, cho biết chỉ Indonesia, Ấn độ và Nhật Bản là các thị trường chứng khoán được NĐTNN mua ròng. Ngoài ra, có một xu hướng cũng được ông Minh chỉ ra là làn sóng dịch chuyển từ quỹ truyền thống sang quỹ ETF, hình thức có chi phí thấp hơn. Dòng tiền của các quỹ truyền thống thời gian qua bị rút ra khá mạnh.
Theo ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán MB, các NĐTNN rút 100 tỷ USD khỏi thị trường chứng khoán mới nổi trong năm 2020.
“Sau khi rủi ro Covid qua đi, đợt bán ròng gần nhất kích hoạt khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng nhanh. Tỷ giá các thị trường mới nổi mất giá nhanh, USD tăng cao trở lại và cũng đã xuất hiện rủi ro tỷ giá tại một số quốc gia như là Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil”, ông Sơn cũng nhấn mạnh về yếu tố rủi ro tỷ giá đang cản chân các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường. Ngoài ra, theo ông Sơn, dòng vốn nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng khi cung tiền của Trung Quốc đang có xu hướng giảm nhanh.
Phân tích thêm về chiều mua vào của khối ngoại, một yếu tố khiến các tổ chức nước ngoài chưa giải ngân mạnh vào cổ phiếu Việt Nam được ông Thế Minh nêu ra.
Xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp niêm yết phần lớn được đánh giá ở mức khá thấp (thường là hạng BBB) nên không thể chỉ dựa vào báo cáo tài chính để các nhà đầu tư ra quyết định giải ngân. Hàng năm các tổ chức tour đi gặp các doanh nghiệp hay tham gia các buổi do công ty chứng khoán tổ chức. Nhưng các quỹ không thể trực tiếp sang khảo sát do những khó khăn về việc di chuyển hiện nay. Thiếu các thông tin thực địa là một phần nguyên nhân khiến chiều mua sụt giảm.
Không nên quá quan ngại với động thái của khối ngoại
Động thái bán ròng liên tiếp của các nhà đầu tư ngoại là điều khiến các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, nguyên Chủ tịch UBCKNN cho rằng không nên quá quan ngại với động thái của khối ngoại.
“Danh mục của NĐTNN có khoảng 10-20 mã cổ phiếu. Họ có thể giải ngân từ cách đây 1 năm và cho rằng đây là thời điểm để cơ cấu danh mục đầu tư, đảo danh mục hoặc tạm thời quan sát thị trường để tìm cơ hội tốt để tham gia trở lại”, ông Vũ Bằng nhận định.
Cũng theo thông tin từ nguyên Chủ tịch UBCKNN, thời gian vừa qua, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên tổng cổ phiếu đang lưu hành của thị trường chứng khoán giảm từ 20-21% xuống 18,5%. Mức giàm 3,5% không phải quá lớn. Tỷ trọng rút ra không quá nhiều. Cũng theo ông Sơn, dù bán ra nhưng khối ngoại vẫn đang để tiền mặt và không rút về. Lượng tiền mặt nắm giữ đã tăng từ 1,2 tỷ USD lên 2,7 tỷ USD đang tìm cơ hội tốt để tham gia vào thị trường.
| Thị trường chứng khoán ngày 8/3: Khối ngoại bán ròng trên nghìn tỷ |
Ngoài ra, theo ông Bằng, động thái của khối ngoại cũng chỉ là một tiêu chí để tham khảo, không cứ theo họ là thành công. Một số trường hợp “ăn non” phải kể đến như HSBC bán Techcombank, DC bán HPX… Nước ngoài cũng có thể sai không hẳn là tham chiếu để đầu tư. Và thực tế là dù khối ngoại bán ròng nhưng thị trường vẫn tăng trưởng.
Thực tế, thị trường phụ thuộc vào thanh khoản nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Đây cũng có thể là rủi ro khi tiền vào nhanh ra nhanh. Theo đại diện công ty chứng khoán, chỉ số chứng khoán thời gian tới có thể sẽ có biên độ dao động mạnh. Để tăng tỷ lệ nhà đầu tư tổ chức, ông Thế Minh cho rằng thị trường nên đẩy mạnh sản phẩm ETF (các quỹ dựa trên các chỉ số).
Ngưỡng 1.200 điểm vẫn được đánh giá là ngưỡng kháng cự khó vượt qua. Theo ông Vũ Bằng, cơ hội của TTCK vẫn có xu hướng tốt nhờ dòng tiền rẻ. Việc bất động sản lên cũng sẽ tác động tốt đến thị trường chứng khoán do tỷ trọng của nhóm ngành này trên TTCK là lớn. Tuy nhiên, cũng khá thận trọng, ông cho rằng cơ hội khó được như ở năm trước và khả năng VN-Index vươn cao hơn lên mốc 1.200 điểm hay 1.400 điểm là ít.