Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu. (Nguồn: Báo Hà Nội mới) |
Sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa đang được Việt Nam tiến hành nhiều hơn trong những năm gần đây.
Trong báo cáo mới nhất về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại, Bộ Công Thương cho biết, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh, tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước.
Thực tế, thời gian qua, hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất, nhiều nhất là ngành thép.
Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 28 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu.
Tin liên quan |
Anh sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong điều tra phòng vệ thương mại |
6 tháng đầu năm 2024, Bộ đã triển khai công tác điều tra, rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại, cụ thể: tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 1 vụ việc mới; tiếp nhận và xử lý 7 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới.
Vụ việc khởi xướng mới nhất, hôm 14/4/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1535⁄QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (mã vụ việc: AD19).
Hiện tại, có 4 biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực với các sản phẩm thép nhập khẩu và 1 biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm liên quan tới thép (vật liệu hàn) và 2 vụ việc đang trong quá trình điều tra liên quan tới sản phẩm cáp thép dự ứng lực và tháp điện gió.
Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội (AD01) và thép phủ màu (AD04) để đánh giá hiệu quả biện pháp cũng như khả năng tiếp tục gia hạn biện pháp thêm 05 năm nữa.
Dự kiến trong tháng 10/2024 sẽ có kết quả rà soát của 2 vụ việc này.
Các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng nước ngoài nhập khẩu sẽ tiếp tục gia tăng, song hành với hoạt động giao thương, nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và thị trường nội địa.
Nửa đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 178,45 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Trong đó, có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,1% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 5 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 50,2%).
Có tới 88,8% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là nhóm hàng cần nhập khẩu (trong đó bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước), với kim ngạch ước đạt 158,2 tỷ USD, tăng 18,1%.
Cục Phòng vệ thương mại lý giải:"Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng phòng vệ thương mại đối với các nguyên liệu cơ bản cũng giúp tăng khả năng tận dụng cam kết trong các FTA, đồng thời làm giảm nguy cơ Việt Nam bị nước ngoài điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do Việt Nam đã chủ động và bảo vệ được nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước".
| Thủ tướng Campuchia phản đối ‘vũ khí hóa’ thương mại Thủ tướng Hun Manet cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều ... |
| Nhiều mặt hàng chủ lực 'vướng' phòng vệ thương mại, tìm cách 'gỡ rào' cho doanh nghiệp xuất khẩu Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam liên tục đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, ... |
| Dây cáp nhôm Việt Nam 'vướng' điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 13/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tự khởi xướng điều tra xem ... |
| Dây thép đối mặt với nguy cơ điều tra phòng vệ thương mại từ Canada Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa đưa ra cảnh báo về nguy cơ Canada điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ ... |
| Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA, UKVFTA Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định ... |