Nhỏ Bình thường Lớn

Không bị 'đánh gục' bởi các cú sốc lớn, kinh tế toàn cầu sẽ tươi sáng hơn?

Kể từ năm 2020 đến nay, thế giới liên tiếp đối mặt với những điều bất ngờ, thậm chí là những cú sốc. Bước sang năm 2024, triển vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ thế nào?
Quảng trường Thời Đại ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: Reuters
Nền kinh tế toàn cầu đang cho thấy sự vững vàng. Trong ảnh, quảng trường Thời đại ở thành phố New York, Mỹ. (Nguồn: Reuters)

Vững vàng trước cú sốc

Những sự kiện kịch tính trong vài năm qua đã để lại một "di sản kinh tế" đáng kể.

Vào ngày 31/12/2019, Tổ chức Y tế thế giới (WTO) được thông báo về một loạt các trường hợp viêm phổi bí ẩn đáng lo ngại ở Trung Quốc. Đến tháng 3/2020, đại dịch Covid-19 chính thức xuất hiện trên thế giới và giáng một đòn nặng nề vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm tiếp đó (2021 và 2022).

Ngay khi thế giới vừa thoát khỏi khủng hoảng đó, Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine tháng 2/2022. Giá dầu tăng cao, thúc đẩy lạm phát. Chuỗi cung ứng, vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch, lại rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn nữa. Trong khi đó, châu Âu ngừng gần như toàn bộ giao dịch với Moscow - đối tác năng lượng lớn nhất.

Song song với đó là sự sụp đổ của tiền điện tử, "cuộc cách mạng" làm việc tại nhà và sự hiện diện ngày càng đáng chú ý của trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc sống hàng ngày.

Trước những thay đổi nói trên, chuyên gia kinh tế trưởng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas nhận định: "Nền kinh tế toàn cầu đang cho thấy sự vững vàng, không hề bị 'đánh gục' bởi những cú sốc lớn đã xảy ra trong những năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng không đạt mức quá tốt.

Chúng ta đang chứng kiến một nền kinh tế toàn cầu di chuyển chậm chạp và chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Sự phân rã địa chính trị - kinh tế, tăng trưởng năng suất thấp và các xu hướng nhân khẩu học bất lợi đang dẫn tới sự giảm tốc của tăng trưởng trong trung hạn".

"Để mắt" tới Trung Quốc và xung đột Nga-Ukraine

Nền kinh tế đang hạ nhiệt của Trung Quốc là điều cần theo dõi chặt chẽ vào năm 2024. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có tầm ảnh hưởng lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Ông Sushant Singh, một thành viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở Ấn Độ cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ thế nào trong năm 2024 là một câu hỏi quan trọng.

Tin liên quan
Nợ công đạt Nợ công đạt 'thành tích' đáng buồn, vẫn chưa phải gánh nặng đối với kinh tế Mỹ

Đầu năm nay, Ngân hàng thế giới (WB) đã cảnh báo rằng, tình trạng bấp bênh của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ Đông Á - một trong những động cơ kinh tế lớn của thế giới.

Tuy nhiên, ông William Reinsch từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) lại lạc quan về triển vọng của Trung Quốc.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh: "Họ (Trung Quốc) có một số lĩnh vực xuất khẩu rất mạnh như pin xe điện, hàng điện tử tiêu dùng, khoáng sản. Những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu và điều đó sẽ không thay đổi".

Năm nay, chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vẫn ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu vào năm 2024. Đối với ông Sushant Singh, đây vẫn là biến số quan trọng nhất.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh: "Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã tác động đến ba vấn đề: Lương thực, phân bón và nhiên liệu".

Ông dẫn chứng, xung đột Nga-Ukraine đã tác động sâu sắc đến thị trường năng lượng và thực phẩm toàn cầu trong hai năm qua, khiến những người nghèo nhất thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Cơn sốt bầu cử trên toàn thế giới

Trên thực tế, năm 2024 là năm bầu cử lớn nhất trong lịch sử. Hơn một nửa dân số thế giới (8,1 tỷ người) sống ở những quốc gia chuẩn bị đi bầu cử trên toàn thế giới.

Nền kinh tế toàn cầu đang cho thấy sự vững vàng, không hề bị 'đánh gục' bởi những cú sốc lớn đã xảy ra trong những năm qua. Tuy nhiên, tăng trưởng cũng không đạt mức quá tốt.

Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Pakistan, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Bangladesh và có thể là Vương quốc Anh nằm trong số các quốc gia sẽ tổ chức các cuộc bỏ phiếu quan trọng. Đặc biệt là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mang tính quyết định.

Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố và các sự kiện khác có thể xảy ra trong năm nay. Quá trình chuyển đổi xanh trong nhiều lĩnh vực và tốc độ phát triển nhanh chóng trong AI có thể sẽ trở thành trọng tâm tại các cuộc thảo luận trên toàn thế giới.

Dù vậy, những sự kiện như đại dịch Covid-19 và chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cho chúng ta thấy những điều bất ngờ, không thể đoán trước thường có tác động lớn nhất.

Ông Reinsch từ CSIS nói: "Điều tôi lo lắng hơn cả là những sự kiện như 'thiên nga đen'. Đó là những sự kiện không thể đoán trước được, dẫn tới những phản ứng mạnh mẽ của thế giới".

Điều tồi tệ nhất có lẽ đã qua

Đến thời điểm hiện tại, lạm phát đã chậm lại đáng kể ở các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới nhưng lãi suất vẫn ở mức cao. Một số chuyên gia tin rằng, tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ bắt đầu được cảm nhận vào năm 2024.

Adam Slater, nhà kinh tế trưởng của Oxford Economics nhận định: "Nền kinh tế toàn cầu không suy yếu nhiều như chúng ta nghĩ sau tất cả những cú sốc từ năm 2020 đến nay. Nhưng theo quan điểm của tôi, tăng trưởng toàn cầu sẽ yếu hơn vào năm 2024".

Nhiều chuyên gia kỳ vọng rằng, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ không khác biệt nhiều vào năm 2024 so với năm 2023. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng GDP sẽ giảm.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự kiến ​​mức tăng trưởng toàn cầu là 2,7% trong năm nay, giảm từ mức 2,9% vào năm 2023. IMF thì nhận thấy, ​​tăng trưởng sẽ ở mức 2,9%, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu dự báo, mức tăng trưởng là 3%.

Công ty S&P Global Market Intelligence dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ ở mức 2,3%, thấp hơn mức ước tính 2,7% của năm 2023. Còn Công ty Fitch Ratings cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2024 chỉ ở mức 2,1%, giảm so với ước tính 2,9% của năm 2023.

Theo các nhà phân tích, mặc dù tốc độ tăng trưởng toàn cầu được dự báo chậm hơn vào năm 2024, nhưng điều tồi tệ nhất có lẽ đã qua và các trở lực dự kiến giảm.

Việc kinh tế toàn cầu đã tránh được một đợt suy thoái mới, cùng với đó là những tín hiệu lạc quan như: Chi tiêu tiêu dùng tăng, sự phục hồi của sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm và lạm phát đang trên đà hạ nhiệt... đang thúc đẩy niềm tin về một triển vọng kinh tế toàn cầu tươi sáng vào năm nay.

Không chỉ vì khí đốt Nga, kinh tế Đức đang vấp phải khó khăn bởi những lý do ai cũng biết

Không chỉ vì khí đốt Nga, kinh tế Đức đang vấp phải khó khăn bởi những lý do ai cũng biết

Theo DW, các nhà kinh tế và hiệp hội ngành thống nhất quan điểm, 2023 là một năm trì trệ với nền kinh tế Đức ...

Nợ công đạt 'thành tích' đáng buồn, vẫn chưa phải gánh nặng đối với kinh tế Mỹ

Nợ công đạt 'thành tích' đáng buồn, vẫn chưa phải gánh nặng đối với kinh tế Mỹ

Tổng nợ công (hay còn gọi là nợ quốc gia) tại Mỹ đã tăng lên 34 nghìn tỷ USD vào ngày 29/12/2023 - mức cao ...

Để tạo ra 'phép lạ' kinh tế, Trung Quốc cần thêm những kế hoạch mới trong năm 2024

Để tạo ra 'phép lạ' kinh tế, Trung Quốc cần thêm những kế hoạch mới trong năm 2024

Theo tạp chí The Australia Financial Review (ARF), trong năm 2024, chính phủ Trung Quốc xác định ưu tiên các kế hoạch đầu tư vào ...

Góc khuất trong ‘mối tình’ Ukraine-Ba Lan: Xung đột lợi ích và cuộc phong tỏa biên giới không hồi kết làm khó tân Thủ tướng Tusk

Góc khuất trong ‘mối tình’ Ukraine-Ba Lan: Xung đột lợi ích và cuộc phong tỏa biên giới không hồi kết làm khó tân Thủ tướng Tusk

Sự trở lại của ông Donald Tusk trên cương vị Thủ tướng Ba Lan được kỳ vọng sẽ mang lại sự ổn định trong mối ...

Phụ thuộc vào năng lượng Nga, Đức có thể 'đánh rơi' vị trí nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào tay Ấn Độ

Phụ thuộc vào năng lượng Nga, Đức có thể 'đánh rơi' vị trí nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào tay Ấn Độ

Báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR) cho hay, Đức có thể mất vị trí nền kinh tế ...

(theo DW)