TIN LIÊN QUAN | |
Bạo lực học đường - những “quả bom nổ chậm” | |
TS. Nguyễn Ngọc Minh: “Cái gì mới là gốc rễ của giáo dục?” |
Đó là quan điểm của PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn (Trưởng khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP. HCM) chia sẻ với TG&VN trong “bão” dư luận về câu chuyện một bạn nữ không biết canh cua nấu với rau gì trong một chương trình truyền hình vừa qua.
Thưa PGS, là một chuyên gia tâm lý, ông suy nghĩ gì về chuyện một bạn nữ không biết canh cua nấu với rau gì? Tại sao dư luận lại bất bình đến như vậy vì người chơi “trượt chân” trong một câu hỏi phổ thông?
Nói thật là tôi thấy chuyện đó bình thường thôi. Vì việc trả lời một câu hỏi chưa được, chưa đúng cũng có nhiều lý do lắm như áp lực tâm lý, áp lực đám đông, khoảng kinh nghiệm rỗng tự nhiên…
Tri thức của nhân loại thì mênh mông vô hạn, ngoài những tri thức được xây dựng trên nền tảng khoa học thì còn vô vàn những tri thức thuộc về dân gian, trải nghiệm.
Việc một người có thể khá ở lĩnh vực nào đó nhưng không phải sở trường về vấn đề đang hỏi, không biết một câu trả lời cho câu hỏi thuộc về một món ăn là điều hết sức dễ hiểu.
Chỉ bất thường là sự quan tâm quá mức của dư luận xã hội đang đẩy vấn đề đi xa hơn. Tôi nghĩ sẽ rất nhiều người không biết canh cua nấu với rau đay, vì mỗi gia đình người Việt lại có một cách chọn món ăn và sự kết hợp riêng. Không thể vì người trẻ không trả lời được một câu trả lời mà vội vàng lên án và đưa ra phán xét dưa trên quan điểm chủ quan của cá nhân.
PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn |
Dư luận đang bị đẩy đi theo hướng của truyền thông nhóm hay truyền thông lây lan, chính tâm lý đám đông đã đẩy vấn đề đi xa trong câu chuyện này. Nếu thỉnh thoảng chúng ta trả lời sai trong một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản thì đó là điều hết sức bình thường. Không những vậy khi lên sóng truyền hình, ngồi trên chiếc ghế nóng thì tự nhiên chúng ta quên đi một kiến thức như vậy cũng có thể hiểu được. Có nhiều người chỉ cần khi đứng trước đám đông thì họ quên đi mình cần phải làm gì.
Xin nhấn mạnh rằng kiến thức phổ thông cũng không phải được đánh giá qua một câu hỏi mà cần nhiều hơn thế. Mỗi người trong chúng ta thay vì cảm thấy bất bình trước kiến thức không rộng của người khác thì hãy dành thời gian để tự hoàn thiện bản thân mình.
Đây không phải lần đầu, người chơi của chương trình Ai là triệu phú bị "ném đá". Gần đây nhất, một nam thanh niên cũng đã phải nhờ sự trợ giúp của khán giả với câu hỏi: "Đâu là tên một loại mũ?" trong phần lựa chọn câu trả lời có "lưỡi trai". Trường hợp khác, một cô giáo hiệu trưởng đã không biết nghĩa trang Hàng Dương ở tỉnh nào? Theo PGS thì dư luận sẽ tác động đến tâm lý cũng như đời sống của người bị chỉ trích như thế nào?
Thời gian qua, dư luận đã bị truyền thông “dắt mũi” trong nhiều vấn đề được xem là “hot”. Họ vô tình làm tổn thương người khác một cách tàn nhẫn với những bình luận ác ý, mang tính chỉ trích, chà đạp nhiều hơn xây dựng.
Chắc hẳn những người bị dư luận lên tiếng sẽ suy nghĩ rất nhiều về câu chuyện xảy đến với họ. Người lạc quan thì xem như đây là một cú vấp té, vấp xong đứng lên đi tiếp nhưng không phải ai cũng đủ tinh thần thép để bình tâm trước dư luận.
Sự vô tâm của luồng sóng dư luận đã đẩy người bị chỉ trích vào suy nghĩ tiêu cực và kéo theo những hệ lụy sau đó. Đã đến lúc mỗi chúng ta cần biết lựa chọn thông tin và sống ở thế chủ động. Đừng biến mình trở thành một dư luận “xấu xí”. Đặc biệt, bàn phím có thể tạo nên những câu chữ văn minh, những nhận định có trí tuệ, những chia sẻ cá tính nhưng hãy nên cân nhắc thay vì biến nó thành con dao, lưỡi gươm oan nghiệt…
Thực tế, cô gái này không phải người duy nhất lúng túng với câu hỏi trong chương trình đó. Nhưng đám đông lại "vào hùa", "a dua" để phán xét trình độ, năng lực của một con người. Ý kiến của ông về chuyện này?
Tôi xin nhấn mạnh là có những lúc con người bị rơi vào khoảng mù một cách đáng tiếc chứ không hẳn họ hoàn toàn mù. Đơn cử như ở một số gia đình miền Nam, phong vị ăn uống mang tính đặc trưng, nhiều người cũng không nấu canh cua cùng rau đay mà ở nhà thường chọn cua nấu với rau ngót hoặc mồng tơi…
Nếu đó là sở thích của mỗi gia đình, một trăm gia đình thì có một trăm sự chọn lựa thực đơn khác nhau. Vì sao chúng ta lại lấy một kiến thức và sở thích của đám đông để áp đặt và phán xét về mặt kiến thức của một con người?
Vấn đề chỉ khác khi dư luận đang làm quá vấn đề lên, để cái tay nhanh hơn cái đầu. Đó không phải là sự bất bình mà sự hơn thua, những người nhanh tay “ném đá” đang cố xăm xoi để hùa vào đám đông như một miếng mồi ngon. Dư luận đã không đủ sự tỉnh táo để nhìn nhận và đánh giá vấn đề khách quan trong chuyện này.
Chúng ta chưa đi đủ xa, nhìn đủ rộng và cảm nhận đủ sâu thì làm sao biết và hiểu được hết tất cả mọi kiến thức từ phổ thông cho đến hàn lâm, vậy nên con người mới cần học tập và tìm hiểu thêm mỗi ngày. Ngoài ra, có thể nói rõ ràng, việc đặt câu hỏi hay ra đề ở đây rất cảm tính, mang tính chủ quan và không có khả năng đánh giá cao.
Trong các chương trình dạy trẻ nhỏ ở nước ngoài, họ thường giáo dục trẻ con yêu thiên nhiên rất thực tế, dạy những kỹ năng sống bằng những việc làm cụ thể. Phải chăng đây là điều mà chúng ta còn thiếu trong giáo dục học đường và đã đến lúc cần hoàn chỉnh thêm các kỹ năng cho học sinh chứ không nên quá chú trọng đến lý thuyết, đến thành tích, thưa ông?
Tôi cho rằng có những thứ ta tưởng chừng có mà lại không, biết mà lại chưa, chỉ khi gặp vấn đề mới thấy thực sự cần thay đổi. Kỹ năng không phải dễ có như ta nghĩ. Một số kỹ năng trường học có thể trang bị cho học sinh, nhưng nếu trường học làm chưa hết được thì đòi hỏi mỗi người phải tự trang bị kiến thức kỹ năng cho mình để thích ứng với cuộc sống.
Phải thừa nhận là hiện nay những kiến thức trong nhà trường còn nhiều lý thuyết dẫn đến nhiều em bị hổng về kỹ năng và không định hướng được con đường mình sẽ đi. Tuy nhiên, không thể nào đổ lỗi hết cho trường học. Nếu các bạn có thời gian có thể đọc cuốn sách “Những điều tôi không được học ở Harvard” để biết rằng trường học chỉ là nơi cung cấp kiến thức phổ thông cho bạn, còn việc hoàn thiện mình thì mỗi người vẫn cần luôn trau dồi, rèn luyện mỗi ngày.
Hiện nay có rất nhiều trường tự tìm hướng đi cho mình trong việc tổ chức các chương trình kỹ năng cần thiết cho học sinh để có thể sinh tồn, sống sót trong những tình huống nguy cấp. Việc thiếu đi những kỹ năng cơ bản sẽ làm con người đối diện với những nguy hiểm.
Tôi cho rằng, chính trong mỗi cá nhân, gia đình và trường học nhận thức được tầm quan trọng của những kỹ năng sinh tồn để có thể không ngừng hoàn thiện các chương trình cho các em học sinh nhỏ.
Chính thực tế này đã giúp các nhà quản lý nhìn nhận lại các tổ chức chương trình học sao cho thực sự phù hợp với các em học sinh hiện nay và đáp ứng nhu cầu thời đại. Đừng để các em trở thành những chú ếch ngồi dưới đáy giếng, không thể nhảy lên mà cũng không thể bơi lên để sống cuộc sống tự do bên ngoài.
Trân trọng cảm ơn PGS. TS!
Định hướng kỹ năng sống cho thanh niên Việt Nam Đây là một trong những trọng tâm hợp tác giữa Trung tâm giao lưu Văn hóa và hợp tác Quốc tế (CCIC) và Đoàn thanh ... |
Những kỹ năng cần có khi thế giới luôn thay đổi Kỹ năng sống là điều cần thiết cho bất cứ ai. Nhưng không có kỹ năng nào là bất biến. Chúng phải thay đổi khi ... |
Nâng cao kỹ năng sống cho giới trẻ Việt Nam Nằm trong chuỗi chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt", Hội thảo chuyên sâu "Nâng cao kỹ năng sống" với chủ đề "Mối quan hệ ... |