TIN LIÊN QUAN | |
Nâng cao kỹ năng sống cho giới trẻ Việt Nam | |
Số 240: Giáo dục thực tiễn |
Chuẩn bị trẻ em cho tương lai
Làm sao chúng ta có thể chuẩn bị cho con trẻ những điều kiện tốt nhất để chúng thành công trong cuộc sống sau này? Từ những xã hội săn bắn – hái lượm đến những nền văn minh cổ xưa và cho đến ngày nay, các thế hệ con người đã vật lộn với câu hỏi này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: theo Brooking) |
Peter Gray, một nhà tâm lí giáo dục chuyên nghiên cứu về giáo dục thời kì săn bắt – hái lượm vào khoảng năm 10.000 TCN, nói rằng: “Trẻ em cần phải học hỏi rất nhiều thứ để có thể trở thành một người trưởng thành thành công”.
Những cộng đồng dân cư xưa kia đã dạy trẻ con những kĩ năng sống còn như chế tạo công cụ, theo dấu động vật, phân biệt những loài cây ăn được và có độc và làm cách nào để thương lượng với những nhóm người khác. Những người Hy Lạp cổ đại giáo dục trẻ em, thanh niên trong những “skhole”. Từ đây, từ tiếng Anh “school” – có nghĩa là trường học, ra đời…
Trong suốt chiều dài lịch sử, người ta luôn đặt ra câu hỏi trẻ em cần phải học những kĩ năng và khả năng nào để có thể hòa nhập và xã hội cũng như làm thế nào để sử dụng, khai thác những kĩ năng đó một cách hiệu quả nhất.
Thế giới hiện nay và những thay đổi trong tương lai đòi hỏi nền giáo dục phải chuẩn bị cho người học có thể tồn tại và thành công trong một xã hội mà công nghệ kĩ thuật đổi mới liên tục, mối liên hệ giữa người với người tăng lên và những hình thức làm việc khác nhau được sản sinh ra. Nền giáo dục cho tương lai sẽ không còn tập trung vào những kiến thức sách vở mà ta có thể dễ dàng tra cứu trên công cụ Google.
Để thành công trong một thế giới đang thay đổi chóng mặt như hiện nay, những người trẻ cần phải tích lũy cho mình nhiều kĩ năng và kiến thức khác nhau, từ khả năng đọc hiểu, tính toán, kiến thức về khoa học đến những kĩ năng khác như làm việc nhóm, tư duy phản biện, giao tiếp, tính kiên trì và cũng như sự sáng tạo.
Cuối cùng, người trẻ ngày nay cần phải là những người học nhanh nhẹn, có thể tiếp thu và học hỏi những thứ mới một cách nhanh chóng để có thể hòa hợp với môi trường thay đổi như hiện nay.
Sống trong một thế giới đang thay đổi
Qua thời gian, giáo dục là cách mà còn người truyền kiến thức, những giái trị và văn hóa cho những thế hệ tiếp sau. Tuy vậy, những yếu tố hoàn cảnh sẽ xác định kiểu thay đổi cho mỗi thời kì và chúng ta cần công cụ gì để đối phó với sự thay đổi đó.
Hiện tại, nhiều thay đổi đang diễn ra trong ít nhất 3 lĩnh vực quan trọng của đời sống mà có liên quan đến giáo dục: công nghệ, việc làm và toàn cầu hóa. Mỗi lĩnh vực này đều hứa hẹn mang đến tương lai tốt hơn khi thế giới được gắn kết, hoạt động có hiệu quả và trở nên công bằng hơn.
Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực đều có nguy cơ riêng, khiến cho nhiều cá nhân bị tụt hậu và không thể phát huy hết khả năng của mình. Vào lúc này và trong cả tương lai, chúng ta sẽ cần những người trẻ được chuẩn bị kĩ càng để có thể hoàn thành những lời hứa này và làm giảm nhẹ những thách thức đặt ra.
Công nghệ tạo nên lịch sử
Công nghệ đã tạo hình nên lịch sử của con người trong quá khứ và sẽ tiếp tục định hình tương lai của con người. Ngày nay, máy vi tính và cuộc cách mạng kĩ thuật số đang phổ biến trên khắp toàn cầu. Những tiến bộ này đã tạo ra những sự kết nối mà chúng ta có lẽ chưa từng tưởng tượng được trong quá khứ, cũng như tạo ra những điều mà chúng ta nghĩ chỉ xuất hiện trong phim khoa học viễn tưởng.
Dù cho cuộc cách mạng kĩ thuật số có được gọi là thời kì máy móc thứ hai hay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những nhà công nghệ, nhà kinh tế và các học giả đều quan tâm đến những tiến bộ công nghệ phát triển nhanh chóng gần đây và tác động của chúng trong tương lai.
Trong khi trí tuệ nhân tạo, máy vi tính và mạng lưới điện thoại di động đã và đang khiến cuộc sống chúng ta dễ dàng và an toàn hơn, chúng cũng đe dọa biến những người ít có cơ hội tiếp xúc với khoa học công nghệ trở nên ngày càng tụt hậu hơn so với những người khác.
Công nghệ không chỉ giúp con người làm những công việc mà trước đây con người phải làm, mà ngày nay những máy móc có thể tự mình phối hợp làm việc với nhau mà không cần sự tương tác của con người. Quan trọng hơn, những tiến bộ công nghệ này không chỉ dành cho các quốc gia phát triển.
Theo một nghiên cứu, đến năm 2020, sẽ có nhiều người sở hữu điện thoại thông minh hơn số người được sử dụng điện. Nhờ sự phổ biến của điện thoại thông minh, những người dân các nước nghèo và đang phát triển có thể được tiếp cận với internet.
Khi mọi người và các thiết bị được kết nối với nhau nhiều hơn thì kiến thức và lượng thông tin sẽ ngày càng được phổ biến cho ngày càng nhiều người. Đi kèm với đó là sự riêng tư và an toàn dữ liệu sẽ khó đảm bảo hơn. Đồng thời, công nghệ càng hiện đại sẽ khiến ngày càng có nhiều người bị thất nghiệp hơn.
Áp lực lên thị trường lao động
Những nhà kinh tế của Đại học Harvard (Mỹ) đã chỉ ra rằng, các dây chuyền tự động hóa đã gia tăng áp lực lên thị trường lao động của Mỹ trong 50 năm qua. Những công việc chân tay, lặp đi lặp lại hiện đang giảm sút. Điều này có nghĩa rằng nhiều công việc xuất hiện vào thế kỉ 20 đã và đang bị “tự động hóa” kể từ năm 1960. Những công việc yêu cầu khả năng phân tích và kĩ năng làm việc giữa người với người hiện đang tăng lên và chiếm tỉ lệ lớn trong thị trường lao động hiện nay.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra tại Mỹ mà hiện nay đang diễn ra tại hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng đưa ra những kết quả nghiên cứu tương tự sau khi sử dụng dữ liệu của 30 quốc gia khác – gồm cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Nghiên cứu này cho thấy, những công việc đòi hỏi những kĩ năng giao tiếp, phân tích ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Và nghiên cứu cũng cho thấy, trong tương lai, số lượng và tầm quan trọng những công việc chân tay sẽ có xu hướng ngày càng giảm đi.
Bỉ giúp Việt Nam phát triển nhân lực có kỹ năng Với tổng kinh phí hơn 6 triệu Euro, dự án của Bỉ dành trọng tâm cho các lĩnh vực quản lý nước, vệ sinh môi ... |
Kỹ năng lập kế hoạch và ôn thi hiệu quả Đó là nội dung được chia sẻ trong hội thảo “Kỹ năng lập kế hoạch để học tập & ôn thi hiệu quả” cho các ... |
Australia chia sẻ kinh nghiệm đào tạo nghề cho Việt Nam Sáng 29/5, Đại sứ Australia Hugh Borrowman đã khai mạc Hội thảo bàn tròn về Phát triển các kỹ năng nghề tại Hà Nội với ... |