TIN LIÊN QUAN | |
Ngày hội Giáo dục Canada lần thứ 8 tại Việt Nam | |
GS Nguyễn Lân Dũng: “Ngồi nhầm lớp” chỉ làm khổ cả thầy lẫn trò |
Mối liên hệ với mạng xã hội
Mới đây, một nam học sinh THCS (Yên Bái) bị đánh ở cổng trường, đồng thời phải quỳ lạy xin tha thứ trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác, bị quay clip tung lên mạng, đã tự tử sau đó khiến dư luận giật mình…
Điều đáng nói, hiện tượng bắt nạt học đường thường xuyên xảy ra và đều bị quay clip rồi tung lên mạng, khiến cho các em bị ám ảnh, bị sốc có thể dẫn đến những hành động tiêu cực, dại dột. Một câu hỏi được đặt ra nếu như cảnh đó không bị chia sẻ lên mạng xã hội thì nam học sinh kia liệu có tìm cái kết đau lòng cho mình?
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt, thời gian qua, rất nhiều video được đưa lên mạng xã hội. Những đoạn phim được phát tán nhanh chóng đã xáo trộn cuộc sống cũng như xâm hại đến tinh thần của người trong cuộc một cách tàn nhẫn.
Bạo lực học đường đã và đang phản ánh trung thực nhất sự thiếu hụt những kỹ năng đương đầu với áp lực và vượt qua thất bại ở trẻ. (Nguồn: Việt báo). |
Bị bạo lực học đường luôn để lại cho trẻ các vết thương tâm lý, có khi còn bị sang chấn tâm lý về sau. Ban đầu, các em luôn cảm thấy sợ hãi, lo âu khi bước ra ngoài, rơi vào mất ngủ, sức khỏe không ổn định, học tập giảm sút.
Cùng quan điểm, Tiến sĩ Trần Thành Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, trẻ có hành vi né tránh. Việc bị đưa lên mạng làm cho trẻ bị trải nghiệm lại những gì đã xảy ra. Giá trị, nhân cách bị xâm hại lặp lại nhiều lần khiến các em không thể chịu đựng được, dễ tìm đến cái chết.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra nhóm tuổi có tỉ lệ tự tử cao nhất là từ 16 - 20 tuổi; nhóm có nguy cơ tự tử cao thứ hai từ 12-15 tuổi nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa. Báo cáo kết quả học tập giai đoạn (2011 - 2015) do Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố mới đây, cho thấy cứ 5 em học sinh thì 1 em có ý định tự tử. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 20 trường hợp trẻ em uống thuốc độc tự tử. Tại Việt Nam, tự tử là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở người trẻ tuổi, xếp sau nhóm nguyên nhân do tai nạn giao thông. |
Là người trợ giúp pháp lý miễn phí cho gia đình em Bùi Đoàn Quang Huy – nam học sinh tự tử ở Yên Bái, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, trong trường hợp xác định việc quay clip nhằm bêu riếu, làm nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Huy thì tùy theo tính chất mức độ sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu Cơ quan điều tra chứng minh được việc Huy tự sát do bị đối tượng đưa clip lên mạng xã hội nhằm làm nhục, những đối tượng này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet.
Trẻ thiếu kỹ năng ứng phó?
Tiến sĩ Trần Thành Nam nhận định, những trẻ em ở độ tuổi này rất coi trọng thể diện với chúng bạn, thậm chí ngang với tính mạng. Việc không thể chống trả khiến trẻ luôn có cảm giác sợ hãi, trở nên nhạy cảm cao độ. Với nhiều trẻ, cảm giác khi vừa bị đánh, vừa bị quay lại để đưa lên mạng làm chút thể diện cuối cùng bị mất, lòng tự trọng, giá trị cá nhân bị xâm phạm.
Trong trạng thái không bình thường đó cộng với thiếu kỹ năng đương đầu, ứng phó với sự thất vọng, lại không được cảm thông, chia sẻ bởi những người gần gũi nhất như cha mẹ hay bạn bè thì các em dễ nghĩ quẩn, và chọn cách tiêu cực.
Bị bạo lực học đường luôn để lại cho trẻ các vết thương tâm lý, có khi còn bị sang chấn tâm lý về sau. (Nguồn: Vietnamnet). |
Thực tiễn đã chứng minh, có rất nhiều tồn tại trong công tác dự báo nguy cơ tự tử học đường cũng như công tác sàng lọc các vấn đề tổn thương sức khỏe tâm thần học đường. Tâm lý học đường chưa trở thành hệ thống, nhận thức của giáo viên về các dấu hiệu, nguy cơ còn nhiều thiếu sót và sai lạc.
“Các em cần người lớn hướng dẫn để biết ứng phó với các tình huống nguy hiểm, không chỉ ngoài thực tế mà ngay trên mạng xã hội, để cùng trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng”, chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh nhấn mạnh.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, trung bình hiện nay thế giới có khoảng 3.000 người trẻ tuổi chết vì tự tử mỗi ngày. Tỷ lệ tự tử cao nhất thuộc về các nước Trung - Đông Âu và châu Á. Trong đó, tại Hàn Quốc tỉ lệ tự tử ngày càng tăng cao. Ở Nhật Bản, vấn nạn tự tử ở trẻ vẫn chưa có lời giải. Ở Trung Quốc, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực học đường. Trong khi đó, tại Mỹ có tới 16% thanh thiếu niên suy nghĩ nghiêm túc về tự tử. |
Mâu thuẫn bạn bè dẫn đến việc tự hủy hoại bản thân không phải là câu chuyện mới. Đây là vấn đề của cả cộng đồng, xảy ra với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tuy nhiên, những câu chuyện đau lòng cho thấy phụ huynh phải là người đầu tiên tháo gỡ cùng con.
Ở những nền giáo dục phát triển, vấn đề tâm lý học đường rất được quan tâm. Ở bậc Mầm non, Tiểu học, giáo viên được trang bị rất kỹ về kiến thức tâm lý giáo dục. Đến bậc THCS hay THPT, ở nhiều nước còn trang bị phòng tâm lý cho từng trường. Chẳng hạn ở Pháp, trong từng khu dân cư có những phòng tâm lý để học sinh và phụ huynh có những vướng mắc đến chia sẻ.
Các lớp tiểu học ở Thụy Sỹ thì có thêm một học sinh vô cùng đặc biệt. Đó là chú chó được huấn luyện để chơi với trẻ. Kết quả cho thấy các em được thú cưng hỗ trợ tâm lý trước kỳ thi có thái độ bình tĩnh hơn hẳn. Ở Mỹ thì có trường hợp trường tiểu học giúp học sinh xoa dịu lo lắng, trầm cảm bằng phương pháp tập Yoga.
Tân sinh viên hào hứng thảo luận về học tập tích cực, chủ động Ngày 9/10, gần 500 tân sinh viên đã có mặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tham dự Chương trình Chào tân sinh ... |
Mô hình hợp tác giáo dục khoa học nông nghiệp Việt Nam - Bỉ đưa lại nhiều lợi ích Chương trình hợp tác giáo dục khoa học nông nghiệp Việt Nam - Bỉ đă giúp đào tạo nguồn nhân lực khoa học về lĩnh ... |
Bạo lực học đường, đừng trách trẻ, hãy trách chính mình Thời gian này, vấn nạn bạo lực học đường gia tăng mạnh đang làm dư luận xã hội bức xúc. Thay vì trách móc con ... |