Không loại trừ khả năng Bộ tứ trở thành Bộ ngũ

THẢO ĐÌNH
Sự tham gia của Hàn Quốc sẽ khiến Bộ tứ (Quad) đổi tên thành Bộ ngũ?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đông Âu - vấn đề của NATO
Tổng thống Yoon Suk Yeol dùng bữa với các quan chức quân đội Hàn Quốc và Mỹ trong chuyến thăm doanh trại Humphreys ở Pyeongtaek, ngày 7/4. (Nguồn: AP)

Khi nhóm Bộ tứ - gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia - đang âm thầm đào tạo và tập trận trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và chính phủ mới ở Hàn Quốc sẵn sàng tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước, người ta đã nghĩ đến việc đổi tên nhóm Bộ tứ thành Bộ ngũ với sự tham gia của Seoul.

Trong bối cảnh Triều Tiên chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân thứ 7, còn quân đội Trung Quốc ngày càng quyết đoán trên khắp châu Á, chính phủ mới ở Hàn Quốc gần đây có vẻ không chỉ củng cố quân đội mà còn muốn khám phá mức độ hợp tác cao hơn trong vấn đề an ninh với các nước.

Đô đốc James Stavridis - Tư lệnh đồng minh tối cao thứ 16 của NATO và là Hiệu trưởng thứ 12 của Trường Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts (Mỹ), cho rằng trong 2 tháng cầm quyền vừa qua, chính quyền của ông Yoon Suk Yeol, gạt sang sự thù địch sâu sắc và phức tạp, để ngỏ mong muốn cải thiện quan hệ với Nhật Bản.

Seoul thể hiện thiện chí nhiều hơn khi sẵn sàng hồi sinh hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo chung với Tokyo, hay khởi động lại các cuộc tập trận quân sự ba bên Mỹ-Nhật-Hàn. Một động thái đáng ghi nhận nữa trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc trong 2 tháng qua là việc nước này thành lập phái bộ ngoại giao tại NATO.

Chính phủ bảo thủ và quyết đoán về mặt quân sự của Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết, Hàn Quốc sẽ tăng chi tiêu quốc phòng và xây dựng một quân đội mạnh hơn về tổng thể. Họ có thể sẽ tìm kiếm các tên lửa đạn đạo tầm xa hơn và phức tạp hơn; tăng số lượng và khả năng phòng thủ của các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Tất cả những điều này xảy ra vào thời điểm mà Triều Tiên không chỉ chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân mà đã tiến hành thử tên lửa với số lần kỷ lục - hơn 30 lần tính từ đầu năm đến nay, phá kỷ lục trước đó là thử 25 tên lửa năm 2019.

Để thực hiện chiến lược phủ đầu chống lại các hành động khiêu khích của Triều Tiên, Hàn Quốc cũng sẽ cần các hệ tên lửa tầm xa, hành trình cao với sức tấn công đáng kể. Không gian mạng, cả tấn công và phòng thủ, cũng sẽ là một phần trong chiến lược của Seoul nhằm đối phó với Bình Nhưỡng.

Người hàng xóm Nhật Bản cũng đang tăng chi tiêu quốc phòng, và Chiến lược An ninh Quốc gia mới của họ, sẽ được ban hành vào cuối năm nay, có thể sẽ cam kết tài trợ nhiều hơn cho cả khả năng tấn công tấn công và phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Đối với Hàn Quốc, sức mạnh liên minh với Mỹ có thể được tăng cường bằng cách liên kết với các cường quốc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khác như Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.

Theo Đô đốc James Stavridis, cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) lần thứ 28, sự kiện huấn luyện hải quân lớn nhất thế giới, đang diễn ra có sự tham gia của Hải quân Hàn Quốc và Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản, cùng với hơn 20 quốc gia khác, sẽ là một cuộc diễn tập tốt cho sự hợp tác như vậy.

Thật vậy, rất có thể một ngày nào đó, Bộ tứ kết nạp Hàn Quốc và đổi tên thành Bộ ngũ, bước đi mà Washington chờ đợi. Khi đó, căng thẳng Seoul-Tokyo cũng phần nào được tháo gỡ.

Tổng thống Hàn Quốc nêu vấn đề Triều Tiên tại Thượng đỉnh NATO, gọi 'thách thức nghiêm trọng'

Tổng thống Hàn Quốc nêu vấn đề Triều Tiên tại Thượng đỉnh NATO, gọi 'thách thức nghiêm trọng'

Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên ...

Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ: Trật tự quốc tế là luật pháp quốc tế, tranh chấp phải được giải quyết hòa bình

Thượng đỉnh nhóm Bộ tứ: Trật tự quốc tế là luật pháp quốc tế, tranh chấp phải được giải quyết hòa bình

Các nước thành viên nhóm Bộ tứ đã thể hiện được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, cho thấy ...

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3: Nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc hồi phục hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 19/3, thế giới duy trì đà tăng khi sản lượng xuất khẩu dầu thô của Iraq và Saudi Arabia giảm xuống, thị trường Trung Quốc ...
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có phần trả lời chất vấn thuyết phục đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có phần trả lời chất vấn thuyết phục đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân

Lần đầu tiên xuất hiện tại “ghế nóng” nhưng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã trả lời cặn kẽ, đầy đủ 38 câu hỏi được 32 đại biểu Quốc hội ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/3/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 3 năm 2024

Lịch âm 20/3. Lịch âm hôm nay 20/3/2024? Âm lịch hôm nay 20/3. Lịch vạn niên 20/3/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2024: Tuổi Tý tình cảm bền chặt

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/3/2024: Tuổi Tý tình cảm bền chặt

Xem tử vi 20/3 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/3/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Chu Thanh Huyền xinh đẹp ngọt ngào bên Quang Hải trong bộ ảnh trước đám cưới

Chu Thanh Huyền xinh đẹp ngọt ngào bên Quang Hải trong bộ ảnh trước đám cưới

Chu Thanh Huyền, vợ cầu thủ Quang Hải, thay nhiều mẫu váy cưới, trong đó có các mẫu đầm tinh xảo của NTK Trà Linh trong ảnh pre-wedding.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động