Không nên uống trà khi đói bụng, vì sao? (Nguồn: Khoahoc.TV) |
Tất cả chúng ta đều biết đồ uống ấm vào buổi sáng có thể có lợi cho quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa. Nhưng điều đó có đúng với tất cả các loại đồ uống không?
Các nhà chuyên môn đánh giá, uống trà nóng khi bụng đói không phải là ý tưởng thông minh, thậm chí còn gây hại cho cơ thể.
Một số người nghiện trà và dường như không thể bắt đầu ngày mới mà không uống một tách trà. Trà có nhiều tác dụng với sức khỏe và có thể uống vào buổi sáng nhưng bạn đừng để bụng đói. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn gì đó trước khi uống trà.
Theo Healthshot, uống nước lọc ấm vào buổi sáng không giống như uống trà ấm khi bụng đói. Tất cả các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà xanh, trà sữa, trà đen, ô long... đều có thể gây phản ứng khi bụng đói. Khi được làm nóng, các loại trên càng làm tăng nguy cơ.
Kích ứng dạ dày
Trong một nghiên cứu được Giáo sư sinh hóa học người Mỹ, Chung S. Yang, công bố, mọi người có thể bị kích ứng dạ dày do uống trà pha đặc khi bụng đói. Phân tích cũng đề cập đến nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày gia tăng vì uống trà quá nóng khiến dạ dày trống rỗng không chịu đựng được. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa mạnh và polyphenol có trong trà làm tăng axit trong dạ dày.
Đau đầu
Trong một bài báo do Taylor & Francis xuất bản về việc uống trà, tác giả Carolyn M. Matthews đề cập tới khả năng trà gây buồn nôn và đau đầu, đặc biệt khi bụng đói. Trà có chứa caffeine, có thể liên quan tới kích thích hệ thần kinh trung ương dẫn tới mất ngủ, kích động hoặc run.
Cản trở hấp thu chất dinh dưỡng
Sự hiện diện của các hóa chất thực vật như tanin và caffeine có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt từ thức ăn khi bạn uống quá nhiều trà lúc bụng đói.
Ngoài việc tránh uống khi dạ dày trống rỗng, bạn vẫn có thể thưởng thức trà mỗi ngày. Loại nước này có thể tăng cường hệ miễn dịch của bạn, chống viêm, thậm chí ngăn ngừa ung thư, bệnh tim.
Theo Healthline, hầu hết mọi người có thể uống 3-4 cốc (700–950ml) trà mỗi ngày mà không gặp tác dụng phụ. Nếu uống quá nhiều, một số người có thể gặp phản ứng tiêu cực như lo lắng, đau đầu, các vấn đề về tiêu hóa và giấc ngủ bị gián đoạn.
| Chuyên gia: Nên đi bộ 100 bước sau mỗi bữa cơm Đi bộ nhẹ nhàng có lợi cho sức khỏe đường ruột, thúc đẩy quá trình đốt cháy calo, kiểm soát tốt hơn lượng đường trong ... |
| Hội chữ thập đỏ Việt Nam khẳng định vị thế trong phong trào nhân đạo khu vực và toàn cầu Ngày 21/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành khoá ... |
| Niềm tin người tiêu dùng tăng cao, chuyên gia vẫn bi quan về 'sức khỏe' kinh tế Mỹ Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng lên mức cao nhất của 8 tháng trong tháng 12/2022 trong bối cảnh lạm phát giảm ... |
| Ba điều cần tránh giúp bạn sống thọ và khoẻ mạnh Không nóng giận, không ăn quá nhiều và không ngủ muộn giúp bản thân sống thọ, khoẻ mạnh, giảm gánh nặng thăm khám, chữa bệnh ... |
| Thuốc lá điện tử - mối nguy hại thầm lặng đối với sức khỏe thanh thiếu niên Các loại thuốc lá điện tử thế hệ mới tạo ra một nhóm nghiện thuốc lá mới, nghiện về nhận thức, nghiện về hành vi, ... |