Không phải nước nào cũng nhận được lòng tin từ Liên hợp quốc như Việt Nam

Nguyễn Minh
Trao đổi với phóng viên tại Australia, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên trung tâm Tương lai Chính sách, Đại học Queensland cho rằng Việt Nam có thể tự hào về những đóng góp của mình trên trường quốc tế cũng như các nỗ lực phát triển, đảm bảo quyền con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam đã giành được lòng tin của Liên hợp quốc vì sự tham gia có trách nhiệm
Không phải nước nào, lực lượng gìn giữ hòa bình của nước nào cũng nhận được lòng tin từ Liên hợp quốc như Việt Nam. (Nguồn: BVDC Việt Nam)

Đánh giá về thành tựu phát triển, đảm bảo quyền con người và vai trò vị thế của Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải nhắc lại câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh, câu này đã khái quát sự phát triển toàn diện các mặt của Việt Nam sau 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, từ kinh tế đến an ninh-quốc phòng và đối ngoại.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải khẳng định vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam có được như ngày nay là nhờ vào sự đóng góp của Việt Nam trên trường quốc tế, trong đó có việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ).

Chính vì sự tham gia của Việt Nam xuất phát từ ý thức trách nhiệm, chứ không phải xem đó là nghĩa vụ, nên Việt Nam đã giành được lòng tin của LHQ, các đối tác, và nước sở tại mà lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam có mặt. Theo ông, không phải nước nào, lực lượng gìn giữ hòa bình của nước nào cũng nhận được lòng tin như vậy.

Đề cập những nỗ lực, đóng góp của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải nêu bật Việt Nam là một trong số những nước tiên phong tham gia nhiều công ước quốc tế về quyền người, trong đó riêng công ước về quyền trẻ em, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai ở châu Á-Thái Bình Dương ký kết gia nhập và phê chuẩn công ước này.

Việt Nam cũng đã tham gia và phê chuẩn công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước về quyền của người khuyết tật. Sau khi gia nhập và phê chuẩn các công ước này, Việt Nam đã chủ động và tích cực nội luật hóa những quy định của các công ước này. Nhờ đó, có thể nói rằng khung pháp luật quốc gia của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của những nhóm yếu thế này được hoàn chỉnh hơn và phù hợp, tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế trong việc bảo vệ quyền của các nhóm này.

Ông Nguyễn Hồng Hải nhận định kinh tế phát triển đã góp phần to lớn vào thành tích xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Ông viện dẫn số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong giai đoạn 1993 - 2014, cho biết Việt Nam đã đưa hơn 40 triệu người, nghĩa là xấp xỉ một nửa dân số đất nước, thoát nghèo. Sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam đã được nhiều chuyên gia quốc tế ghi nhận và dự đoán Việt Nam sẽ trở thành một con hổ, con rồng kinh tế Á Đông.

Trong hơn hai năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để đảm bảo các quyền của người dân như được chăm sóc y tế miễn phí, tiêm vaccine phòng bệnh, có nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đánh giá đây là chủ trương và chính sách vừa nhân văn, vì người dân và cũng vừa vì sự phát triển của đất nước. Kết quả của chiến dịch tiêm vaccine Covid-19, thành tích kiểm soát dịch của Việt Nam để kinh tế đất nước có đà phục hồi như hiện nay là đáng tự hào.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng trên bình diện quốc tế, việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ mang một ý nghĩa đặc biệt bởi Việt Nam từng là nạn nhân của chiến tranh, từng là nước đi tìm kiếm và mưu cầu hòa bình, nay là nước góp phần kiến tạo và xây dựng hòa bình cho những nước là nạn nhân của chiến tranh. Điều này cho thấy trách nhiệm của Việt Nam.

Tham gia quốc tế từ ý thức trách nhiệm, Việt Nam giành được lòng tin của quốc tế

Tham gia quốc tế từ ý thức trách nhiệm, Việt Nam giành được lòng tin của quốc tế

Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam có được như ngày nay là nhờ vào sự đóng góp của Việt Nam trên ...

Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng 'có ghế' tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Báo Mỹ: Việt Nam xứng đáng 'có ghế' tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Dành hẳn một trang trong số ra ngày 20/9, tờ The Washington Times của Mỹ đánh giá cao nỗ lực bảo đảm quyền con người ...

Việt Nam lên tiếng về việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam lên tiếng về việc ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã bác bỏ nội dung sai sự thật, không khách quan của một số tổ chức về việc ...

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam nhân dịp 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc

Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam nhân dịp 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc

Ngày 20/9 (giờ New York), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã gửi thông điệp chúc mừng Chính phủ và Nhân dân Việt ...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi điện mừng nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (20/9/1977-20/9/2022), ngày 20/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Israel cáo buộc Hamas không tuân thủ thỏa thuận, Thủ tướng Netanyahu nêu điều kiện cho phép người dân Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Israel cáo buộc Hamas không tuân thủ thỏa thuận, Thủ tướng Netanyahu nêu điều kiện cho phép người dân Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Israel cáo buộc phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza đã không tuân thủ các điều khoản cam kết trong lệnh ngừng bắn.
Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy: còn 17 bộ, cơ quan ngang bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy: còn 17 bộ, cơ quan ngang bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ

Tổ chức bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được tinh gọn còn 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, ngành, tương ứng 22,7%)...
Ngày đầu nghỉ Tết Ất Tỵ số vụ tai nạn giao thông giảm mạnh

Ngày đầu nghỉ Tết Ất Tỵ số vụ tai nạn giao thông giảm mạnh

Chiều 25/1, đại diện Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an (CSGT) thông tin về tình hình giao thông trong ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất ...
Những mẫu điện thoại chụp ảnh đẹp, giá rẻ dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Những mẫu điện thoại chụp ảnh đẹp, giá rẻ dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Có rất nhiều mẫu điện thoại hợp túi tiền nhưng có khả năng chụp ảnh tốt giúp người dùng sở hữu những bức ảnh đẹp cho dịp Tết Nguyên đán ...
Tết sum vầy mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của người Việt Nam tại Liên bang Nga

Tết sum vầy mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của người Việt Nam tại Liên bang Nga

Tối 24/1, tại Trung tâm đa chức năng Hà Nội-Moscow (Incentra) ở thủ đô Moskva, Nga đã diễn ra chương trình Tết sum vầy - Mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.
Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.
Để trẻ em Việt Nam có một tuổi thơ hạnh phúc

Để trẻ em Việt Nam có một tuổi thơ hạnh phúc

Việt Nam đã có được một bức tranh toàn diện về thực trạng trẻ em tham gia lao động và lao động trẻ em Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012-2023.
Các nước Mỹ Latinh ra tuyên bố chung về vấn đề di cư trước thềm lễ nhậm chức của ông Trump

Các nước Mỹ Latinh ra tuyên bố chung về vấn đề di cư trước thềm lễ nhậm chức của ông Trump

Ngày 17/1, 10 nước Mỹ Latinh ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc trước kế hoạch trục xuất hàng loạt người di cư của ông Donald Trump.
Cùng Hoa hậu H'hen Niê lan tỏa Tết yêu thương đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Cùng Hoa hậu H'hen Niê lan tỏa Tết yêu thương đến với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ và phát triển giáo dục tổ chức chương trình Tết sẻ chia, Tết yêu thương cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam

Khởi động hai dự án trị giá 5,5 triệu USD giúp đẩy lùi bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam

Hai dự án mới do KOICA tài trợ sẽ giúp thúc đẩy những nỗ lực giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt ...
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân
Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người

Đó là nhận định của Văn phòng theo dõi và chống mua bán người (J/TIP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội từ 13-14/1.
Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong phòng ngừa, giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình.
Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Làm gì, làm thế nào để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiệu quả hơn.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Năm 2024, khủng hoảng khí hậu khiến gần 250 triệu trẻ em bị gián đoạn học tập

Các hiện tượng thời tiết cực đoan dẫn tới việc đóng cửa trường học hoặc gián đoạn nghiêm trọng lịch học của trẻ em.
Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Lần đầu tiên, Brazil mở cửa cho phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự

Việc phụ nữ đăng ký nghĩa vụ quân sự là chưa từng có ở Brazil, mặc dù phụ nữ đã tham gia quân ngũ chuyên nghiệp từ những năm 1980.
Sudan: Chiến tranh, nạn đói và nguy cơ 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính

Sudan: Chiến tranh, nạn đói và nguy cơ 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính

UNICEF đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan, quốc gia đang bị chiến tranh và nạn đói hoành hành.
Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Mỹ: Người vô gia cư tăng 18% trong năm 2024

Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ ước tính có 771.480 người vô gia cư chỉ trong một đêm vào tháng 1/2024, tăng 18% so với năm 2023.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Phiên bản di động