Không thể phớt lờ nguy cơ về sức khỏe do biến đổi khí hậu ở châu Á

P.Nguyên
Đó là tiêu đề bài bình luận trên Channel News Asia ngày 4/12. Theo đó, một nhà quan sát cho rằng châu Á ngày càng trở nên dễ bị tổn thương do những tác động từ biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bão Vamco đã gây lũ lụt nặng nề tại vùng ngoại ô Manila, Philippines. Các nhà chức trách đã phải ra cảnh báo về nguy cơ thiệt hại về người trước sức mạnh của cơn bão. (Nguồn: AFP)
Tác động từ biến đổi khí hậu tại Philippines: Bão Vamco gây lũ lụt nặng nề tại vùng ngoại ô thủ đô Manila. Giới chức địa phương đã phải ra cảnh báo về nguy cơ thiệt hại về người trước sức mạnh của cơn bão. (Nguồn: AFP)

Nhiệt độ không khí bề mặt trên đất liền đã tăng khoảng 1,5 độ C trong 150 năm qua, dẫn đến những tác động xấu đối với sức khỏe và phúc lợi của con người.

Sự ấm lên hơn sẽ làm gia tăng những rủi ro này, tùy thuộc vào mức độ giảm phát thải và việc đầu tư xây dựng hệ thống y tế thích ứng với khí hậu.

Châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương do ảnh hưởng ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu. Khu vực được dự báo sẽ trải qua sự gia tăng nhiệt độ, mưa cực lớn và mực nước biển dâng.

Những điều này sẽ gây ra những hậu quả về sức khỏe, bao gồm bệnh tật và nguy cơ tử vong liên quan đến nhiệt độ, chấn thương và tử vong do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, các bệnh do véc tơ truyền bệnh (các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh Leishmaniasis, bệnh Lyme, bệnh sán máng, sốt vàng da,... do trung gian truyền bệnh là muỗi, ruồi, ve, ốc nước ngọt và vectơ khác) và tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Thời tiết cực đoan gây hại cho sức khỏe

Châu Á đã trải qua sự gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc xoáy nhiệt đới, mưa lũ, hạn hán và sóng nhiệt, dẫn đến số lượng đáng kể người bị thương và tử vong do hậu quả thời tiết trên.

Khu vực này đặc biệt chịu rủi ro vì dân số đông, đường bờ biển dài, nhiều vũng trùng và sự phụ thuộc lớn vào ngành nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.

Sự kết hợp của các hiện tượng thời tiết cực đoan, chẳng hạn như nhiệt độ cao trùng với các cơn lốc xoáy hoặc sóng nóng ngược chiều được dự báo sẽ xảy ra với tần suất ngày càng tăng.

Người dân đã gom cây đốt lửa tại nơi đã từng là hồ chứa nước cung cấp cho hoạt động nông nghiệp ở đông bắc Thái Lan. (Nguồn: CNA)
Người dân gom cây đốt lửa tại nơi đã từng là hồ chứa nước cung cấp cho hoạt động nông nghiệp ở đông bắc Thái Lan. (Nguồn: CNA)

Trong hầu hết các kịch bản, nhiệt độ tăng cao sẽ khiến nhiều phần lớn người dân phải hứng chịu những đợt nắng nóng gây hại cho sức khỏe khắp châu Á. Nguy cơ sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố đông dân cư và các khu vực làm nông nghiệp ở Nam Á và miền đông Trung Quốc.

Nhiệt độ trung bình cao hơn cũng làm giảm năng suất của những người làm việc ngoài trời, và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Các kế hoạch hành động chống nóng đã được thực hiện thành công ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác. Tuy nhiên, chúng cần được xem xét cập nhật thường xuyên vì thời điểm bắt đầu, mức độ nghiêm trọng và thời kỳ nhiệt độ cao ở mức nguy hiểm liên tục thay đổi.

Bệnh tật và suy dinh dưỡng

Các bệnh do véc tơ truyền bệnh, đặc biệt là các bệnh do muỗi truyền, là một vấn đề lớn về sức khỏe cộng đồng ở châu Á, với các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và chikungunya (bệnh do virus gây ra có triệu chứng viêm khớp) đã trở thành bệnh phổ biến trong khu vực.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nhiệt độ môi trường sống và lượng mưa thường có lợi cho sự sinh sôi của các loại muỗi, làm tăng môi trường sống của muỗi và khiến mùa truyền bệnh của muỗi kéo dài.

Các đợt bùng phát bệnh lặp đi lặp lại gây ra nhiều nguy cơ lớn về sức khỏe, như đã từng xảy ra trong những năm đầu của thế kỷ 21.

Nhiệt độ ấm lên, lượng mưa thay đổi và tần suất hạn hán và sa mạc hóa nhiều hơn đã làm tổn hại đến an ninh lương thực ở các khu vực châu Á.

Một công nhân trồng lúa tại trang trại ở Bangkok, Thái Lan. (Nguồn: Reuters)
Một công nhân trồng lúa tại trang trại ở Bangkok, Thái Lan. (Nguồn: Reuters)

Mặc dù biến đổi khí hậu đã làm tăng năng suất cây trồng ở một số vùng núi cao, nhưng sản lượng ở các vùng có vĩ độ thấp hơn lại bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tăng lên có thể làm giảm chất lượng dinh dưỡng của cây trồng. Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thường xuyên hơn cũng sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Với giá ngũ cốc dự kiến ​​sẽ tăng vào năm 2050, những người dễ bị tổn thương nhất trong khu vực phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và nạn đói. Đông Nam Á đã chứng kiến ​​sự gia tăng tình trạng thấp còi ở trẻ em.

Khí hậu và tác động đến sức khỏe tinh thần

Mặc dù thường xuyên bị bỏ qua, các vấn đề về sức khỏe tinh thần vẫn phổ biến khắp châu Á và được khuếch đại bởi những căng thẳng liên quan đến biến đổi khí hậu. Các sự kiện cấp tính liên quan đến khí hậu có thể dẫn đến các biểu hiện suy sụp tinh thần, với những biểu hiện như lo lắng, rối loạn tinh thần, sự thu mình với xã hội, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ tự tử.

Hạn hán kéo dài và lặp đi lặp lại có liên quan đến sự chán nản và tự làm hại bản thân, đặc biệt là ở nông dân.

Biến đổi khí hậu trong thời gian dài cũng làm xói mòn cảm giác về sự ổn định, điều quan trọng đối với sức khỏe tinh thần ở tất cả các nhóm dân cư.

Việc rút ngắn thời gian quay trở lại của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cũng đe dọa khả năng phục hồi và chữa trị tinh thần cho xã hội và các cá nhân.

Minh họa cho hiện tượng này là các tác động kép và ngày càng tiêu cực của tình trạng phong tỏa lặp đi lặp lại thời Covid-19 đối với tinh thần và sức khỏe của con người.

Mô hình hữu ích

Các mô hình cho thấy cách hiệu quả nhất để giảm số người dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu là thông qua phát triển bền vững, tích cực, góp phần giảm bất bình đẳng kinh tế xã hội và nghèo đói ở châu Phi và châu Á.

Một nhà tài trợ mang gạo phân phát cho người dân nghèo trong đại dịch Covid-19 tại Hà Nội tháng 4/2020. (Nguồn: Reuters)
Một nhà tài trợ mang gạo phân phát cho người dân nghèo trong đại dịch Covid-19 tại Hà Nội tháng 4/2020. (Nguồn: Reuters)

Một phân tích đã xem xét tác động qua lại giữa phát triển kinh tế xã hội và 14 nguy cơ biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực nước, năng lượng và đất đai, bao gồm cả nguy cơ nắng nóng khắc nghiệt.

Theo đó, với nhiệt độ nóng lên từ 1,5 đến 2 độ C và sau đó tăng gấp đôi với mức tăng 3 độ C, nguy cơ các bệnh vector tuyền sẽ tăng gấp đôi trên toàn cầu.

Với mức tăng từ 1,5 đến 2 độ C, tổng người dân có nguy cơ nhiễm bệnh vector truyền tăng từ 69% đến 113% và mức độ phơi nhiễm tăng từ 60 đến 258%. Phần lớn nguy cơ xảy ra là ở châu Á và châu Phi.

Dân số tăng, mức tiêu thụ cao, đầu tư phát triển công nghệ hạn chế và khả năng thích ứng thấp sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do biến đổi khí hậu.

Cần có một cách tiếp cận toàn diện để kiểm soát những rủi ro này, điều đòi hỏi các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý nguồn tài trợ và công chúng cùng hợp tác để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng các cộng đồng có khả năng chống chịu.

Các chính sách đổi mới dựa trên khoa học đúng đắn, ý chí chính trị và nguồn tài chính bền vững, được hỗ trợ và điều phối bởi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, là điều cần thiết để chuẩn bị đối phó cũng như kiểm soát các nguy cơ về sức khỏe cho một hành tinh đang nóng lên hàng ngày.

Tin tức ASEAN buổi sáng 2/12: ASEAN-EU hợp tác chống dịch Covid-19, chính thức triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan

Tin tức ASEAN buổi sáng 2/12: ASEAN-EU hợp tác chống dịch Covid-19, chính thức triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan

TGVN. ASEAN-EU hợp tác chống dịch, triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN, có tới 9 nước trong khu vực phát sinh ca ...

Hội nghị thượng đỉnh G20: Thúc đẩy đa phương, xây dựng tương lai bền vững

Hội nghị thượng đỉnh G20: Thúc đẩy đa phương, xây dựng tương lai bền vững

TGVN. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và gửi gắm nhiều thông điệp quan trọng tại hai phiên thảo luận với các ...

Rộng lớn như nước Nga cũng bắt đầu giật mình vì ô nhiễm rác thải

Rộng lớn như nước Nga cũng bắt đầu giật mình vì ô nhiễm rác thải

TGVN. Trong những năm gần đây, vấn đề quản lý rác thải, cụ thể những lo ngại biến đổi khí hậu và ô nhiễm tại ...

(theo Channel New Asia)

Xem nhiều

Đọc thêm

Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vừa công bố top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất 2024, trong đó có đến 6 cái tên mang nhãn ...
Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Fulham vs Crystal Palace tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/4/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 28/4. Lịch âm hôm nay 28/4/2024? Âm lịch hôm nay 28/4. Lịch vạn niên 28/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/4/2024: Tuổi Mùi công việc thăng trầm

Xem tử vi 28/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Cách tắt chế độ bảo vệ mắt trên OPPO để sử dụng thỏa mái hơn

Chế độ bảo vệ mắt trên điện thoại OPPO sẽ giúp cho mắt của bạn đỡ mỏi khi sử dụng lâu. Nhưng nếu sử dụng nó quá nhiều cũng sẽ ...
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động