Một ngôi làng ở miền Bắc Kenya, một trong những khu vực chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng lương thực. (Nguồn: AP) |
Theo báo cáo ngày 14/6 của Cơ quan Liên chính phủ về phát triển (IGAD), tình trạng khủng hoảng lương thực sẽ leo thang trên khắp Đông Phi và khu vực Sừng châu Phi vào năm 2023.
Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực năm 2023 cảnh báo, dự kiến sẽ có tới 30 triệu người cần hỗ trợ lương thực nhân đạo ở Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda.
Trong đó, ước tính có khoảng 7,5 triệu người ở Kenya, Somalia, Nam Sudan và Sudan chuẩn bị phải đối mặt với sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng và phải áp dụng các biện pháp ứng phó khẩn cấp.
Tin liên quan |
Liên hợp quốc: Số người buộc phải rời bỏ nhà cửa vượt mốc 110 triệu người |
Thư ký điều hành của khối Đông Phi, ông Workneh Gebeyehu nêu rõ, tỷ lệ đói ăn tại khu vực hiện đang ở mức cao kỷ lục, nguyên nhân xuất phát từ điều kiện khí hậu cực đoan, thiên tai, xung đột an ninh và các cú sốc kinh tế.
Do đó, ông Gebeyehu kêu gọi đề xuất các sáng kiến táo bạo hơn nhằm tạo dựng khả năng phục hồi trước các thảm họa trong tương lai, điển hình như chuyển đổi hệ thống nông nghiệp sao cho hiệu quả, toàn diện và bền vững hơn.
Theo báo cáo này, hơn 83.000 người dự kiến phải hứng chịu tình trạng thiếu lương thực trầm trọng ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột và hạn hán nghiêm trọng, đặc biệt ở Somalia và Nam Sudan.
Báo cáo lưu ý, mặc dù những cơn mưa từ tháng 3 đến tháng 5/2023 đã giải quyết phần nào tình trạng hạn hán nghiêm trọng nhất ở vùng Sừng châu Phi trong hơn 4 thập niên, nhưng khu vực sẽ tiếp tục phải đối phó với những hậu quả của thảm họa này trong tương lai.
Các chuyên gia nhận định, với đợt hán tàn khốc kéo dài ba năm này, việc phục hồi sinh kế và nông nghiệp nông thôn sẽ mất nhiều thời gian. Vì vậy, hoạt động hỗ trợ nhân đạo vẫn cần được duy trì cho đến khi các hộ gia đình và cộng đồng có thể phục hồi.
Tại Sudan, tác động của cuộc xung đột hiện nay sẽ gây suy giảm nhanh chóng an ninh lương thực và an ninh dinh dưỡng của thủ đô Khartoum và vùng Darfur, hai nơi ảnh hưởng nặng nề nhất.
Vào giữa tháng 5, hơn 1 triệu người Sudan đã rời bỏ nhà cửa, bao gồm 843.000 người phải di dời trong nước và hơn 250.000 người chạy sang các nước láng giềng.
Điều phối viên tiểu khu vực Đông Phi của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc Chimimba David Phiri cho biết, báo cáo này sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh để thúc đẩy các giải pháp ứng phó chung đối với tình trạng mất an ninh lương thực.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Tổng thống lâm thời Mali Assimi Goita để thảo luận về việc cung cấp phân bón, lúa mì và nhiên liệu.
Cuộc điện đàm diễn ra sau khi ông Putin cho biết Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian, một phần nhằm giảm bớt cuộc khủng hoảng lương thực ở các nước đang phát triển.
Trước đó một ngày, ông Putin tuyên bố sẽ thảo luận về tương lai thỏa thuận ngũ cốc với một số nhà lãnh đạo châu Phi dự kiến sẽ sớm đến thăm Nga, đồng thời khẳng định rằng Moscow sẵn sàng cung cấp ngũ cốc miễn phí cho các nước nghèo trên thế giới.
| Hội đồng Bảo an kêu gọi tăng cường bảo vệ các dịch vụ và cơ sở hạ tầng thiết yếu về nước cho người dân trong xung đột vũ trang Đại diện Việt Nam cho rằng trước tình hình xung đột phức tạp trên thế giới hiện nay, hơn bao giờ hết, cần thúc đẩy ... |
| Khủng hoảng Libya: LHQ ra 'tối hậu thư' cho quốc gia Bắc Phi trước khi can thiệp? Ngày 24/3, Đặc phái viên của Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya Abdoulaye Bathily cho biết, nếu các cơ quan lập pháp của nước này ... |
| Không còn 'đau đầu' vì khủng hoảng năng lượng, Đức sở hữu 'bảo bối' gì? Những lo lắng về khủng hoảng năng lượng của Đức đã qua và nền kinh tế lớn nhất châu Âu được cho là sẽ phục ... |
| Huy động đa dạng các nguồn lực và tạo ra khung quy định để thực hiện chuyển đổi năng lượng Sáng 17/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Chris Taylor, Đặc phái viên biến đổi khí hậu của ... |