Khủng hoảng an ninh lương thực: Nỗi ám ảnh về nạn đói Bengal 80 năm trước có thể quay lại?

Nga Trần
Nỗi ám ảnh về nạn đói Bengal 80 năm trước có thể quay trở lại? Câu trả lời có lẽ là không khi cả thế giới, dù cho còn muôn vàn khó khăn và rào cản, ở cấp độ đa phương và song phương đang chung tay bảo đảm an ninh lương thực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng an ninh lương thực: Nỗi ám ảnh về nạn đói Bengal 80 năm trước có thể quay trở lại?
Vấn đề an ninh lương thực đang được cả thế giới quan tâm. (Nguồn: IANS)

Nguy cơn luôn hiện hữu

Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 80 năm nạn đói Bengal tại Ấn Độ và nạn đói ít được biết đến hơn là Henan ở Trung Quốc, hai thảm hoạ đã cướp đi mạng sống của khoảng 3 triệu người tại hai quốc gia đông dân nhất châu Á.

Thời gian qua, khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra và leo thang, thế giới cũng đứng trước nguy cơ về một nạn đói trên diện rộng, có thể sánh ngang với những nạn đói vào giữa thế kỷ XX. Bởi lẽ, xung đột đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới Ukraine, một trong những nước xuất khẩu lúa mì, ngô, lúa mạch và dầu hướng dương lớn nhất thế giới, với tổng khối lượng ước đạt 5 triệu tấn trước tháng 2/2022.

Nạn đói giai đoạn 1943-1944 xảy ra ở Bengal, Ấn Độ khi đó còn là thuộc địa của Anh đã làm gần 4 triệu người chết đói. Sự kiện này đáng ra phải được coi là thảm họa lớn nhất tiểu lục địa Ấn Độ trong thế kỷ XX, thế nhưng không hiểu sao nó chỉ được đề cập tới vài dòng thoáng qua trong lịch sử quốc gia đông dân thứ nhì châu Á này.

Giá thực phẩm tăng nhanh chóng và khó lường, tạo áp lực lên kế sinh nhai của không ít hộ gia đình nghèo ở những quốc gia thu nhập trung bình, vốn đã phải chịu nhiều khó khăn do những tác động của đại dịch Covid-19.

Không chỉ vậy, xung đột cũng tác động không nhỏ tới Nga - nhà cung cấp phân đạm, kali và phốt pho lớn nhất thế giới. Khi chi phí khí đốt tăng vọt, nhiều nhà sản xuất phân bón ở châu Âu và những nơi khác có thể không còn đủ khả năng để duy trì hoạt động của nhà máy. Giá cả của hầu hết mặt hàng phân bón đã tăng một cách chóng mặt so với thời điểm trước năm 2020.

Mặc dù điều tồi tệ nhất - một nạn đói khủng khiếp quy mô lớn đã không xảy trong năm 2022 ra nhưng nhiều nơi vẫn bị phủ bóng bởi nghèo đói. Năm nay, dự báo số lượng người trong tình trạng mất an ninh lương thực sẽ lớn hơn gấp đôi so với đầu năm 2020 và gần một triệu người trên khắp thế giới sẽ sống trong cảnh thiếu lương thực, mọi thứ thậm chí có thể còn tồi tệ hơn.

Tháng 12/2022, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu là 2,756 tỉ tấn trong năm 2022, dựa trên ước tính cung cầu. Giới chuyên gia nhận định rằng, mặc dù dân số toàn cầu đã đạt 8 tỉ người, nhưng sẽ không còn xảy ra khủng hoảng an ninh lương thực nếu xét đến tổng sản lượng lương thực. Sự phân phối lương thực không đồng đều đã gây ra nạn đói cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Trong những thập kỉ qua, các nước xuất siêu đã ổn định và tập trung, trong khi các nước nhập siêu lại tương đối bị phân tán. Khả năng tự cung cấp lương thực đặc biệt thấp ở các nước đang phát triển ở châu Phi. Do đó, thị trường lương thực toàn cầu rất dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, xung đột khu vực và các yếu tố khác.

Ngoại giao toàn cầu là "chìa khóa"

Thời gian qua, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực để cứu vãn tình hình. Có thể kể đến như sản lượng lúa mì kỷ lục ở Australia phần nào bù đắp được những lỗ hổng về nguồn cung lương thực. Bên cạnh đó, nhờ có Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen dưới sự hỗ trợ đàm phán của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, hàng chục triệu tấn ngũ cốc của Ukraine đã được xuất khẩu ra nước ngoài.

Tin liên quan
An ninh lương thực ASEAN: Bài toán khó nhưng có nhiều cách giải An ninh lương thực ASEAN: Bài toán khó nhưng có nhiều cách giải

Khủng hoảng lương thực đang trở nên tồi tệ hơn do loạn lạc, xung đột. Bởi vậy, việc hợp tác toàn cầu để giải quyết bài toán khó này là vô cùng cần thiết.

Năm 2022, trong vai trò Chủ tịch G20, Indonesia đã coi vấn đề an ninh lương thực là một ưu tiên trong chương trình nghị sự, xuất phát từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng giá lương thực vào năm 2008.

Trên thế giới, mặc dù các biện pháp bảo hộ vẫn được thúc đẩy để đối phó với khủng hoảng lương thực, có thể kể đến lệnh cấm xuất khẩu tạm thời đối với dầu cọ thô của Indonesia nhưng nhìn chung các thị trường vẫn duy trì mở cửa.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng cuộc khủng hoảng đã qua đi. Giá phân bón có lúc đã giảm nhưng những cú sốc giá cả chưa dừng lại. Xung đột ở Ukraine đang leo thang trở lại. Tháng 10 năm ngoái, Nga đã tuyên bố dừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và không có gì đảm bảo rằng điều này không tái diễn. Không những vậy, biến đổi khí hậu đã tác động nghiêm trọng đến nông nghiệp của nhiều quốc gia dẫn đến các vụ mùa thất thu.

Trong bối cảnh đó, việc các quốc gia, tổ chức sát cánh cùng nhau rất quan trọng để đảm bảo nếu giá lương thực thế giới tăng đột biến thì phản ứng toàn cầu có thể được phối hợp hiệu quả.

Hệ thống chia sẻ thông tin hiện nay cần được củng cố để khuyến khích các quốc gia cung cấp kịp thời và thông tin đầy đủ. Bởi lẽ, thông tin về dự trữ lương thực vốn là bí mật quốc gia với nhiều nước như Trung Quốc hay Ấn Độ.

Là diễn đàn kinh tế đa phương quan trọng, G20 là điểm đến để các quốc gia cùng nhau giải quyết bài toán chung phức tạp này. Với vai trò Chủ tịch G20 trong năm 2023, Ấn Độ có thể tiếp nối thành quả của Indonesia và thúc đẩy chương trình nghị sự về an ninh lương thực trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.

ASEAN đã đạt được nhiều tiến triển đáng kể trong thực hiện các sáng kiến, chiến lược thúc đẩy hợp tác khu vực, phát triển bao trùm trong khu vực nông thôn và thành thị cũng như xóa nghèo, trong đó có Khuôn khổ hành động chiến lược về phát triển nông thôn và xóa nghèo 2021-2025, Triển vọng phát triển ASEAN và Diễn đàn nghiên cứu và phát triển hành động xóa nghèo thuộc Cộng đồng kinh tế Xã hội ASEAN. Trong quá trình này, việc thúc đẩy thương mại, đầu tư, đề cao vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp, phát triển nhân lực và quan hệ đối tác công-tư sẽ là các công cụ quan trọng để tạo việc làm và xóa nghèo.

Là một trong số những khu vực có nguy cơ cao nhất trước mối đe dọa của biến đổi khí hậu, ASEAN cam kết thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và thỏa thuận Paris, dựa trên nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp với khả năng và hoàn cảnh quốc gia.

ASEAN cũng cam kết mạnh mẽ, đóng góp vào các nỗ lực chung và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững về xóa nghèo, nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực cho tất cả mọi người.

Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện ánh sáng cuối đường hầm, sự hỗn loạn thị trường năng lượng đã có thể kết thúc?

Xung đột Nga-Ukraine: Xuất hiện ánh sáng cuối đường hầm, sự hỗn loạn thị trường năng lượng đã có thể kết thúc?

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, được phát động ngày 24/2/2022, khiến thị trường năng lượng, lương thực và tiền tệ quay cuồng. ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục dự các hoạt động  trong khuôn khổ tham dự WEF Davos

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục dự các hoạt động trong khuôn khổ tham dự WEF Davos

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh thế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ, ...

Vấn đề di cư: Italy kêu gọi thiết lập hành lang nhân đạo

Vấn đề di cư: Italy kêu gọi thiết lập hành lang nhân đạo

Ngày 1/2, Italy đã đưa ra đề xuất về các hành lang di cư do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, ngay trước Hội ...

Điểm nhấn trong Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Ấn Độ

Điểm nhấn trong Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Ấn Độ

Sự hiện diện của quan chức ngoại giao Nga và Trung Quốc cùng vấn đề Ukraine là điểm đáng chú ý trong Hội nghị Ngoại ...

Ai Cập chính thức tuyên bố rút khỏi hiệp định ngũ cốc của Liên hợp quốc

Ai Cập chính thức tuyên bố rút khỏi hiệp định ngũ cốc của Liên hợp quốc

Ngày 9/3, Ai Cập, một trong những nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã đưa ra thông báo sẽ rút khỏi hiệp ...

(theo East Asia Forum)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động