Nhỏ Bình thường Lớn

Khủng hoảng kinh tế do Covid-19, Đức tạm giảm thuế VAT, đặt hết hy vọng vào nửa cuối năm

TGVN. Ngày 12/6, Chính phủ Đức đã quyết định phê chuẩn việc tạm thời giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm khuyến khích và tăng cầu tiêu dùng của người dân ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
TIN LIÊN QUAN
Hậu Covid-19 : Phản đề 'Tạm biệt toàn cầu hóa'
Báo Hong Kong bình luận gì về Mỹ-Trung Quốc phân tách
khung hoang kinh te do covid 19 duc tam giam thue vat dat het hy vong vao nua cuoi nam
Thuế VAT sẽ được giảm xuống còn 16% so với mức 19% trước đó trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1/7. (Ảnh minh họa. Nguồn: DPA)

Trong một tuyên bố, Bộ Tài chính Đức cho biết, theo quyết định của chính phủ, thuế VAT sẽ được giảm xuống còn 16% so với mức 19% trước đó trong vòng 6 tháng kể từ ngày 1/7. Ngoài ra, mức VAT áp dụng cho hầu hết thực phẩm và hàng tiêu dùng thường nhật cũng được giảm từ 7% xuống 5%.

Bộ Tài chính Đức khẳng định, việc áp dụng các quy định mới sẽ được thực hiện một cách "linh hoạt và thiết thực nhất có thể" cho các công ty và doanh nghiệp.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz nhận định, đây là quyết định đúng đắn và sáng suốt của chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế Đức đang trải qua cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Theo ông, với quyết định này, cùng với gói kích cầu trị giá 130 tỷ Euro được chính phủ Đức thông qua hồi đầu tháng 6, sẽ giúp nền kinh tế lớn nhất châu Âu này thoát khủng hoảng để bắt đầu quá trình phục hồi cũng như có thể tránh được nguy cơ đại dịch tái bùng phát.

Bộ trưởng Scholz cho rằng, nước này đang ở vị thế tốt để tránh được làn sóng dịch Covid-19 thứ hai, mối đe dọa đã làm các thị trường tài chính thế giới giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 11/6. Ông khẳng định nước Đức có cơ hội rất lớn tránh được làn sóng này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier nêu rõ: "Chúng tôi muốn đảm bảo nền kinh tế sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay". Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Đức (DIW), gói kích cầu trị giá 130 tỷ Euro có thể làm tăng 1,3% sản lượng kinh tế trong năm nay và năm 2021.

Trước đó, Chính phủ Đức dự báo, nền kinh tế nước này có thể sẽ rơi vào suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II, với Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến giảm 6,3% trong năm nay, do lệnh phong tỏa mà nước này áp đặt hồi tháng 3 vừa qua nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan, khiến nhiều công ty phải ngừng hoạt động.

Trong tháng 3, Chính phủ Đức đã nhất trí thông qua gói cứu trợ trị giá lớn chưa từng có lên tới 750 tỷ Euro để bảo vệ nền kinh tế lớn nhất châu Âu trước tác động của đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, theo một nghiên cứu của DIW công bố ngày 12/6, nợ công của nước này đã tăng ở mức kỷ lục do tác động của dịch Covid-19. Theo DIW, tổng chi tiêu bổ sung của Chính phủ cũng như thiệt hại thu nhập của nước này tính đến cuối tháng 5 đã lên tới 287,5 tỷ Euro (324,9 tỷ USD). DIW nhận định, gói kích cầu kinh tế trị giá 130 tỷ Euro sẽ làm tăng hơn nữa tổng nợ công của nước này.

GDP nền kinh tế Đức có thể tạm thời giảm 6% vì dịch Covid-19

GDP nền kinh tế Đức có thể tạm thời giảm 6% vì dịch Covid-19

TGVN. Ngày 20/3, Viện nghiên cứu việc làm (IEB) nhận định Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ tạm thời giảm 6% do sự ...

Dịch Covid-19: Anh, Italy, Đức sẵn sàng cho kịch bản dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn

Dịch Covid-19: Anh, Italy, Đức sẵn sàng cho kịch bản dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn

TGVN. Ba nước châu Âu bao gồm Anh, Italy và Đức đang lên kế hoạch cho một kịch bản tồi tệ hơn khi dịch Covid-19 ...

Kỳ I: Nước Đức - Nơi nuôi dưỡng những người dám ước mơ

Kỳ I: Nước Đức - Nơi nuôi dưỡng những người dám ước mơ

TGVN. Nguyên Chủ tịch hội đồng thành viên Liên hiệp người Việt tại Đức, Trịnh Thị Mùi đã vượt qua khó khăn để thành công, góp ...

(theo Reuters)

Tin cũ hơn

Dấu mốc lịch sử trên bản đồ năng lượng Nam Á Dấu mốc lịch sử trên bản đồ năng lượng Nam Á
Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS
Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã Công ty Áo được bồi thường, có khả năng 'tạm biệt' khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã
Mỹ-Trung Quốc: Ông Trump dọa 'cấp vũ khí mới' cho cuộc chiến thương mại dang dở, nhưng Bắc Kinh nay đã khác rồi? Mỹ-Trung Quốc: Ông Trump dọa 'cấp vũ khí mới' cho cuộc chiến thương mại dang dở, nhưng Bắc Kinh nay đã khác rồi?
'Chiến trường bán dẫn': Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu 'Chiến trường bán dẫn': Vén màn cuộc đua không khoan nhượng giữa các cường quốc hàng đầu
Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào? Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?
Không chỉ Đức, Hungary cũng đang lo lắng về ông Trump, Trung Âu chịu tác động lan tỏa Không chỉ Đức, Hungary cũng đang lo lắng về ông Trump, Trung Âu chịu tác động lan tỏa
Ông Trump nói về ngày kết thúc của Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu và ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ Ông Trump nói về ngày kết thúc của Bộ Hiệu quả chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu và ‘chiến dịch cải tổ’ nước Mỹ
Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương lai nằm ở vàng? Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương lai nằm ở vàng?
Đức 'tuyệt tình' với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí Đức 'tuyệt tình' với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD
Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất