Châu Âu 'rốt ráo' ứng phó với khủng hoảng năng lượng. (Nguồn: Shutterstock) |
Trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt trong nhiều tháng, chính phủ các nước châu Âu đã đưa ra các biện pháp nhằm kiềm chế giá điện bán lẻ, giảm thuế năng lượng và hỗ trợ người tiêu dùng.
Theo số liệu của Bruegel, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chi 314 tỷ Euro để triển khai các biện pháp trên, trong khi Anh chi 178 tỷ Euro. Tuy nhiên, nếu tính cả việc các chính phủ có dư địa tài chính lớn hơn đã tiến hành quốc hữu hóa, cứu trợ, cung cấp các khoản vay thì các nước EU có thể đã chi đến gần 450 tỷ Euro.
Nhiều biện pháp được biết là chỉ áp dụng tạm thời nhưng Bruegel cho rằng, sự can thiệp của nhà nước đã dần trở thành một hình thức hỗ trợ.
Để ứng phó với tình trạng giá năng lượng tăng vọt, tuần trước, EU đã đề xuất các biện pháp chung cho toàn khối nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa các biện pháp của các quốc gia thành viên.
Ủy ban châu Âu (EC) cũng đề xuất một loạt các biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề năng lượng. Theo đó, các thành viên EU được khuyến khích cắt giảm 10% tổng mức sử dụng điện và bắt buộc cắt giảm 5% lượng điện sử dụng trong giờ cao điểm.
Kế hoạch cũng đề xuất áp thuế lên các công ty năng lượng hóa thạch để có thêm nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp, gia đình gặp khó khăn. Những biện pháp này sẽ được thảo luận và bỏ phiếu trong cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng EU vào ngày 30/9 tới.
* Cũng trong ngày 21/9, chính phủ Anh thông báo sẽ áp mức trần hóa đơn tiền điện và khí đốt đối với doanh nghiệp từ tháng 10 tới.
Cụ thể, giá bán buôn điện sẽ được giới hạn ở mức 211 Bảng Anh (239,17 USD) mỗi megawatt giờ (MWh), trong khi giá bán buôn khí đốt giới hạn ở mức 75 bảng Anh/MWh.
Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng nhấn mạnh, chính phủ đã có biện pháp can thiệp nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của các doanh nghiệp, bảo vệ việc làm và kiềm chế lạm phát.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Liz Truss cho hay, việc áp mức trần hóa đơn năng lượng bán buôn sẽ được áp dụng trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/10 tới, và sẽ đảm bảo các doanh nghiệp "có thể vượt qua mùa Đông".
Tin liên quan |
Khủng hoảng năng lượng: 'Nỗi đau' lan rộng khắp châu Âu, suy thoái sâu là không thể tránh khỏi? |
Biện pháp này sẽ được đánh giá lại sau 6 tháng nhằm đảm bảo các doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất như các quán rượu hay cửa hàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ sau đó.
* Tại Đức, chính phủ và Tập đoàn năng lượng Uniper của nước này cùng công ty mẹ ở Phần Lan - Fortum, đã đạt được thỏa thuận quốc hữu hóa trong bối cảnh Uniper đứng trước nguy cơ phá sản sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt sang châu Âu liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine.
Với thỏa thuận vừa đạt được, chính phủ Đức sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Uniper, với 98,5% cổ phần.
Cuối tháng 8, chính phủ nước này thông báo mua 30% cổ phần của Uniper (tương đương gói cứu trợ 15 tỷ Euro), đồng thời giảm quyền sở hữu của công ty mẹ Fortum từ gần 80% xuống 56% sau nhiều tuần đàm phán nhằm giải cứu nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, đến nay tập đoàn có trụ sở tại Düsseldorf thông báo đã sử dụng gần hết hạn mức tín dụng trong gói cứu trợ trên nhưng không cứu vãn được tình hình.
Theo Uniper, nguồn cung khí đốt của Nga bị cắt trong khi giá khí đốt và điện tăng đáng kể, đồng nghĩa với việc Uniper không còn đủ năng lực để mua thêm nhiên liệu hay trang trải các khoản đặt cọc giao dịch.
Uniper là công ty năng lượng đầu tiên ở Đức gióng lên hồi chuông cảnh báo về tác động của việc chi phí năng lượng tăng vọt và họ đã nộp đơn xin cứu trợ để được chính phủ hỗ trợ vào đầu tháng 8.
Là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Đức, đóng vai trò trung gian giữa các nhà cung cấp Nga và người tiêu dùng, Uniper đã bị ảnh hưởng nặng nề kể từ khi Moscow giảm mạnh nguồn khí đốt xuất khẩu qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (North Stream 1).
Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi vào đầu tháng 9, Tập đoàn Gazprom của Nga thông báo ngừng hoàn toàn nguồn cung khí đốt sang Tây Âu với lý do không giải quyết được các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình bảo dưỡng, cũng như không đưa ra khung thời gian về thời gian hoạt động trở lại.
| Nga-phương Tây: ‘Con bài’ chính của Moscow đang suy yếu, nền kinh tế vào ‘con đường lãng quên’? Trong dài hạn, kinh tế cho Nga có thể gặp nhiều rắc rối khi ‘con bài’ thương lượng chính đang suy yếu và các lệnh ... |
| Stephan Weil, Thống đốc bang Lower Saxony, Tây Bắc nước Đức, cho biết, nước này sẽ không bao giờ có thể dựa vào Nga để ... |
| Khủng hoảng năng lượng: 'Nỗi đau' lan rộng khắp châu Âu, suy thoái sâu là không thể tránh khỏi? Các doanh nghiệp và gia đình trên khắp châu Âu đang phải “chiến đấu” với giá năng lượng cao khi Nga kìm hãm nguồn cung ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Khí đốt Nga không còn khiến Đức 'đau đầu'? Ngày 20/9, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck tuyên bố, mặc dù Nga cắt nguồn cung khí đốt tới châu Âu, Đức có thể vượt ... |
| Áp giá trần dầu Nga - Tung đòn 'chưa từng có tiền lệ', Phương Tây đã nắm chắc phần thắng? Cơ chế áp giá trần đối với dầu Nga còn chưa chính thức triển khai nhưng đã bị nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, "động ... |