Kiểm soát vũ khí hạt nhân Mỹ-Trung Quốc: Thách thức hay cơ hội?

Bảo Trâm
Việc phát hiện các hầm chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc thời gian gần đây buộc Mỹ phải lựa chọn giữa chạy đua vũ khí hạt nhân hay đàm phán với Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kiểm soát vũ khí hạt nhân Mỹ-Trung: Thách thức hay cơ hội? (Nguồn: Flirck)
Mỹ sẽ đàm phán hay chạy đua hạt nhân khi Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán trong việc mở rộng và hiện đại hóa năng lực hạt nhân của mình. (Nguồn: Flickr)

National Interest gần đây đã đăng tải bài báo của tác giả Doreen Horschig*, viết về cuộc phỏng vấn với TS. Jeffrey Lewis và sinh viên của ông, Decker Eveleth, trong chương trình Hãy nhấn nút (Press the Button).

Trong đó, hai nhân vật được phỏng vấn cho rằng, việc phát hiện ra hầm chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc sẽ buộc Mỹ phải lựa chọn đàm phán hay chạy đua hạt nhân.

Thay đổi bất ngờ

Trung Quốc đang trở nên ngày càng quyết đoán trong việc mở rộng và hiện đại hóa năng lực hạt nhân của mình.

Ngày 30/6, TS. Jeffrey Lewis và Decker Eveleth tiết lộ với tờ Washington Post rằng những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng 120 hầm chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tăng 87% so với 16 hầm chứa dành cho tên lửa ICBM thế hệ mới nhất từng được biết đến.

Eveleth, vốn là một sinh viên trường Reed College, đã phát hiện ra các hầm chứa đặt tại thành phố Yumen, ở sa mạc phía Tây Trung Quốc, trong khi sử dụng các hình ảnh vệ tinh thương mại của Planet Labs, một công ty tư nhân chuyên chụp ảnh Trái đất cung cấp quyền truy cập dữ liệu mở.

Eveleth giải thích: “Những công trình mái vòm cỡ lớn này được đặt cách nhau 3 km. Thực sự không có bất kỳ dự án dân sự nào lại đòi hỏi số lượng lớn cơ sở hạ tầng tại một không gian như vậy”.

Phát hiện trên đã gây bất ngờ lớn, vì trước đó Trung Quốc vẫn đầu tư vào những loại tên lửa có thể đặt trên xe và dễ dàng di chuyển.

Trong khi đó, Lewis, hiện là giám đốc Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á của Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, cho rằng phát hiện mới cho thấy một sự thay đổi nhanh chóng và cần sự chú ý từ cộng đồng an ninh quốc gia.

Ông Lewis tỏ ra lo lắng về sự thay đổi so với thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh - “khi số lượng vũ khí được cắt giảm và mọi thứ hạ nhiệt xuống mức có thể mô tả giống như sự khởi đầu của một cuộc chạy đua vũ trang”.

Tin liên quan
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương: Người được hy vọng đem lại ‘cân bằng’ cho quan hệ Mỹ-Trung Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương: Người được hy vọng đem lại ‘cân bằng’ cho quan hệ Mỹ-Trung

Đề cập đến Mỹ và Trung Quốc, ông giải thích: “Việc triển khai của chúng tôi dựa trên suy đoán về kho vũ khí của họ (Trung Quốc) và ngược lại. Bắc Kinh đang lo lắng về khả năng tồn tại của mình. Vì nhìn chung, Mỹ có năng lực hạt nhân lớn hơn”.

“Trò chơi Vỏ sò”

Eveleth lưu ý rằng, các hầm chứa hạt nhân mới, được mệnh danh là “các lớp Sò của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”, trong một bài báo trên tờ The Economist, có thể là một phản ứng đối với kho ICBM của Mỹ.

“Việc xây dựng 120 hầm chứa ICBM có nghĩa là Mỹ sẽ phải lên kế hoạch bố trí một phần các nguồn lực sẵn có để phá hủy các mục tiêu cố định này, đồng thời giảm nhẹ những áp lực vẫn đặt vào các lực lượng cơ động của Trung Quốc", sinh viên này nói.

Câu hỏi đặt ra là liệu các hầm chứa thực sự có tên lửa bên trong hay không? Ông Lewis và Eveleth cho rằng nhiều khả năng câu trả lời là không. Nhưng Mỹ sẽ không khẳng định được điều này.

Ông Lewis và Eveleth cũng cho rằng từ phân tích hình ảnh vệ tinh, rất khó nói hầm chứa tên lửa nào còn trống hay đã được lấp đầy.

Ông Lewis còn nói thêm rằng, tất cả những điều này khiến ông nhớ đến chiến lược của Mỹ vào những năm 1980: “Giống như những gì từng diễn ra ở Mỹ được gọi là 'Trò chơi Vỏ sò', giấu một viên bi ở trong 3 chiếc cốc, Washington đã giấu 200 tên lửa trong 4.600 hầm chứa”.

Tuy nhiên, ông Lewis nhận định, đáp trả lại Trung Quốc bằng một "Trò chơi Vỏ sò" mới không phải là câu trả lời.

Kiểm soát vũ khí hạt nhân Mỹ-Trung Quốc: Thách thức hay cơ hội?
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy các hầm chứa đang được xây dựng ở phía Tây Trung Quốc. (Nguồn: NPR)

Nhiệm vụ quan trọng

Vậy Mỹ nên giải quyết việc Trung Quốc hiện đại hóa kho hạt nhân của mình như thế nào?

Sự kiện đã gây ra những phản ứng trái chiều, từ “Tôi không tin vì tôi không thích điều đó”, cho đến “đó là sự thật 100% vì tôi không tin Trung Quốc".

Trong khi đó, tranh luận sôi nổi cũng diễn ra giữa các chuyên gia chính sách đối ngoại về việc Mỹ nên có chính sách nào trong trường hợp này.

Ông Lewis cho biết, những người theo trường phái phóng đại khi thảo luận về cách thức đối phó với phát hiện mới đã nói rằng, một thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Trung Quốc là giải pháp sai lầm và nó chưa từng có hiệu quả trong quá khứ.

Thay vào đó, Mỹ nên đáp trả bằng cách nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình.

Tuy nhiên, như ông Lewis chỉ ra, Mỹ đang có sự vượt trội về quân số (gấp bốn lần) và vẫn đang hiện đại hóa lực lượng của mình.

Bởi vậy, ông Lewis gợi ý Washington nên tham gia vào một cuộc đối thoại với Trung Quốc (và cả nước Nga cũng đang hiện đại hóa kho vũ khí).

“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong tình cảnh mà cả Nga và Trung Quốc đều đang thay đổi lực lượng của họ. Nếu không thích những gì họ đang làm, dù đó là Nga với các loại vũ khí khoa học viễn tưởng kỳ lạ hay Trung Quốc với 120 hầm chứa ICBM - chúng ta sẽ phải đàm phán với họ", ông nói.

Trong khi đó, Eveleth nhận định, việc đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán hạt nhân là một nhiệm vụ khó khăn khi có sự chênh lệch về lực lượng hạt nhân và Mỹ vẫn từ chối thảo luận về phòng thủ tên lửa.

Tuy nhiên, ông Lewis nhận thấy vẫn còn cơ hội cho đàm phán, và rằng “một đội ngũ những người thông minh, giàu kinh nghiệm trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thực sự hiểu rõ mối đe dọa hạt nhân”.

Có thể nói, bất chấp những thách thức gần đây do các nỗ lực đại hóa hạt nhân, vẫn còn hy vọng, và có thể là cả cơ hội, để kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Nhận thức mới và nguy cơ về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân lần thứ hai đang tạo ra một cuộc tranh luận công khai lớn hơn.

Điều đó tạo cơ hội cho cộng đồng kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị giải quyết những vấn đề này và tiến tới những cách tiếp cận mang tính ngoại giao hơn.


* Doreen Horschig là Nghiên cứu sinh của chương trình Roger L. Hale Fellowship thuộc Ploughshares Fund - Quỹ hỗ trợ các sáng kiến ngăn chặn việc phổ biến và sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như ngăn chặn các cuộc xung đột có thể xảy ra.

Nếu cạnh tranh Mỹ-Trung tiếp diễn, Nhật Bản cần tính toán chiến lược an ninh quốc gia và kinh tế phù hợp

Nếu cạnh tranh Mỹ-Trung tiếp diễn, Nhật Bản cần tính toán chiến lược an ninh quốc gia và kinh tế phù hợp

Tác giả Michio Ueda* trong bài đăng trên The Diplomat nhận định, Nhật Bản đang phải tìm cách tổng hợp chiến lược an ninh quốc ...

Mỹ từng bước siết gọng kìm thương mại kỹ thuật số đối với Trung Quốc

Mỹ từng bước siết gọng kìm thương mại kỹ thuật số đối với Trung Quốc

Tác giả Elliot Silverberg và Daniel Aum* đã có bài phân tích về nỗ lực tạo gọng kìm thương mại kỹ thuật số của Mỹ ...

Thủ tướng Singapore: Nếu Mỹ-Trung Quốc đụng độ sẽ là thảm họa thế giới

Thủ tướng Singapore: Nếu Mỹ-Trung Quốc đụng độ sẽ là thảm họa thế giới

Ngày 3/8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo, lập trường ngày một cứng rắng của Mỹ đối với Trung Quốc có thể "vô ...

(theo National Interest)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

De Heus 'gõ cửa' thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, ...
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng lại lội ngược dòng, 'pha bay màu' 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024: Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.
Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Chung tay xây dựng mô hình phát triển bền vững tại các Khu dự trữ sinh quyển Việt Nam

Từ ngày 7-9/11, tại Nghệ An diễn ra chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế về Khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) năm 2024.
Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Dự báo bão số 7: Trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, gió giật cấp 17, sau có thể đổi hướng di chuyển và giảm dần cường độ

Hồi 19h (ngày 8/11), tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 117,0 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam chúc mừng kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia

Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam chúc mừng những thành tựu to lớn, quan trọng trên các lĩnh vực mà Vương quốc Campuchia đã đạt được trong thời gian ...
Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Châu Âu và hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tự vệ: Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là 'giọt nước' tràn ly

Xung đột Ukraine phơi bày nhiều điểm yếu trong khả năng tự vệ của châu Âu và việc ông Trump tái đắc cử có thể làm đảo lộn an ninh lục địa này.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động