Kinh tế ASEAN cần kiên định một hướng đi

Một loạt sự kiện gần đây cho thấy “sóng gió” có thể đang quay trở đối với nền kinh tế thế giới. Để tiếp tục phát triển bền vững, ASEAN cần thúc đẩy thương mại và đầu tư với các đối tác thương mại chính và cả với Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
kinh te asean can kien dinh mot huong di ASEAN thảo luận về tiến trình xây dựng COC
kinh te asean can kien dinh mot huong di Chuẩn bị cho Hội chợ Doanh nghiệp châu Phi-ASEAN 2017

Chuyển dịch động cơ tăng trưởng

Trong ba thập kỷ qua, 5 trong số 7 nước thành công trong ngành chế tạo của thế giới là các nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. 2 trong số 5 quốc gia này là các thành viên ASEAN. Ngoài ra, trên cơ sở tổng sản lượng theo sức mua tương đương (PPP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có thể dự đoán 6 trong số 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050 sẽ là các nền kinh tế mới nổi hiện nay: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Nga và Mexico. Nền kinh tế Mỹ sẽ lớn thứ ba, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Các nền kinh tế trong ASEAN như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia sẽ nằm trong nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những xu hướng này cho thấy một sự chuyển đổi động cơ tăng trưởng kinh tế từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

kinh te asean can kien dinh mot huong di
Châu Á được kỳ vọng sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu. (Nguồn:Shutterstock)

Xét về các xu hướng gần đây trong giao dịch thương mại, có thể thấy, sau khoảng 70 năm tự do hóa thương mại, một loạt các sự kiện gần đây cho thấy “sóng gió” có thể đang quay trở đối với nền kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế đã ngừng tăng trưởng trong thập kỷ qua và động lực cho tự do hóa thương mại ở cấp độ đa phương đã không còn tồn tại. Ngay cả các hiệp định thương mại cấp độ khu vực, được coi là một giải pháp thay thế cho tự do hóa thương mại đa phương, cũng đang bị chỉ trích nặng nề, ngay cả ở Mỹ.

Đối với ASEAN, Hiệp hội có thể khả năng đứng vững trước những “sóng gió” được đề cập ở trên. Ngay từ khi bước vào quá trình đàm phán các thỏa thuận thương mại khu vực, ASEAN đã cân nhắc tới các chuỗi giá trị toàn cầu và khá tiến bộ trong việc thúc đẩy các thỏa thuận. Cụ thể, ASEAN đã thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN năm 1992, trước cả khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập. ASEAN cũng đã phát triển Thỏa thuận thương mại ASEAN trong lĩnh vực hàng hóa và Thỏa thuận Đầu tư toàn diện ASEAN năm 2009 nhằm đối phó với các khủng hoảng tài chính. Những nỗ lực này đã giúp ASEAN trở thành trung tâm của các mạng lưới sản xuất khu vực. Xuất khẩu máy móc và phụ tùng đóng góp vào hơn 43% xuất khẩu hàng hoá của các nước ASEAN trong thập kỷ qua.

“Hội nhập nông”

Thách thức chính đối với ASEAN hiện nay là Hiệp hội có thể bị mắc kẹt trong "sự hội nhập nông". Thương mại nội khối ASEAN chỉ tăng từ 22% năm 2000 lên 24% vào năm 2015. Nguyên nhân của sự tăng khiêm tốn này là, thứ nhất, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của các nước ASEAN đều là thay thế chứ không phải bổ sung nhau. Thứ hai, nguyên tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và ASEAN + 1 vẫn bị các doanh nghiệp cho rằng quá phức tạp. Thứ ba, các biện pháp phi thuế quan (NTMs) trong ASEAN cũng còn nhiều bất cập. Trong khi mức thuế trung bình của 10 nước ASEAN giảm từ 10,9% năm 2000 xuống còn 4,5% vào năm 2015 thì số lượng NTMs tăng gấp đôi, từ 1.634 lên 5.975 biện pháp trong cùng kỳ.

kinh te asean can kien dinh mot huong di
ASEAN cũng nên cân nhắc một thỏa thuận thương mại với Mỹ. (Nguồn: Bangkok Post)

Trong tổng số các biện pháp, 29% là các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, 43% là hàng rào kỹ thuật trong thương mại, 16% là các biện pháp xuất khẩu, 12% còn lại là các biện pháp khác. Số lượng NTMs thực ra không hoàn toàn phản ánh mức độ bảo hộ, nhưng tính minh bạch của NTMs lại rất đáng quan ngại.

Hơn nữa, mặc dù ASEAN có thể đóng vai trò là trung tâm mạng lưới sản xuất khu vực nhưng lại không thể là một trung tâm khép kín như các mạng lưới sản xuất của Đức ở Trung và Đông Âu bởi vì ASEAN vẫn dựa vào đầu tư, thương mại và công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Nhận thức được sự phụ thuộc này, ASEAN đã và đang thúc đẩy thương mại và đầu tư với các đối tác thương mại chính. ASEAN đã phát triển các Hiệp định thương mại tự do với các nước ASEAN+1 (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Những nỗ lực này đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa ASEAN và các đối tác thương mại tăng từ 31% Lên tới 43% vào năm 2015. ASEAN và 6 đối tác thương mại chính hiện đang trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu ASEAN có nên thúc đẩy một thỏa thuận thương mại với Mỹ hay không. Hiện nay, chính quyền Tổng thống Mỹ đang có xu hướng đi ngược lại với toàn cầu hóa. Tuy nhiên, dù hai bên có ký kết một thỏa thuận thương mại hay không, Mỹ và ASEAN cũng nên hợp tác trong hai lĩnh vực chính. Trước hết là cải thiện các quy định về đầu tư, bảo vệ các nhà đầu tư; thực thi các hợp đồng và các biện pháp phi thuế quan. Bên cạnh đó, các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, quan chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cũng cần phải phối hợp để cải thiện tính minh bạch của NTMs, đưa ra các khuyến nghị nhằm thực hiện các quy định một cách hiệu quả.

kinh te asean can kien dinh mot huong di Hội phụ nữ ASEAN ra mắt Ban chấp hành mới

Ngày 3/3, tại Indonesia, Hội phụ nữ ASEAN (AWC) đã tổ chức lễ ra mắt Ban chấp hành mới, nhiệm kỳ 2017-2018, tại trụ sở ...

kinh te asean can kien dinh mot huong di Nhật Bản trở thành một đối tác quan trọng của ASEAN

Từ ngày 1-2/3 tại Banda Seri Begawan (Brunei) đã diễn ra Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 32. Đoàn Việt Nam do Thứ ...

Thu Hiền (theo Bangkok Post)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ...
Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

Ruben Amorim bị HLV từng thất bại ở MU cảnh báo

David Moyes đã lên tiếng cảnh báo Ruben Amorim về sức ép khủng khiếp khi ngồi ghế nóng tại MU.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều yếu tố bất ngờ.
'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

'Nút báo động' và đội SWAT: An ninh thắt chặt trước cuộc bầu cử Mỹ

Lực lượng Vệ binh Quốc gia được kích hoạt, sở chỉ huy FBI được thành lập tại Washington và các đội vũ khí đặc biệt được triển khai trên các ...
Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Kiến tạo thần sầu và như máy, Marc Casado đạt mốc 9 năm có 1

Tiền vệ Marc Casado thiết lập dấu mốc kiến tạo ấn tượng ở trận Barcelona thắng Espanyol 3-1 tại vòng 12 La Liga.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động