TIN LIÊN QUAN | |
Hậu Covid-19, Hội An mở cửa hoạt động tham quan bình thường từ ngày 1/6 | |
Dịch Covid-19: Nhật Bản sắp tung ra gói kích thích kinh tế mới trị giá 1.100 tỷ USD |
Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho rằng, Việt Nam cần lường trước các diễn biến của thế giới để có các biện pháp điều hành kinh tế phù hợp. (Nguồn: Dantri) |
Tại Hội thảo "Nhận diện các điểm nghẽn phát triển của Việt Nam trong bối cảnh hậu Covid -19: Một số yêu cầu cải cách thể chế" do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức tại Hà Nội sáng 1/6, nhiều chuyên gia, học giả Việt Nam đưa ra hàng loạt ý kiến về phá bỏ các rào cản, giúp nền kinh tế phát triển sau đại dịch.
TS.Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Viện trưởng Viện CIEM cho rằng, Việt Nam cần lường trước các diễn biến của thế giới để có các biện pháp điều hành kinh tế phù hợp.
"Hiện, xu hướng va đập của các nền kinh tế, các quốc gia ngày càng lớn, chủ nghĩa đa cực, đơn cực, song cực khiến các nước nhỏ, yếu thế phải có chính sách linh hoạt. Thời hậu Covid-19 càng kích hoạt cho xu hướng chính trị hóa kinh tế tăng cao. Minh chứng là qua xung đột giữa Mỹ - Trung, xu hướng rút các doanh nghiệp về nước hoặc xu hướng bảo hộ công nghiệp gia tăng....", TS. Thành nói.
Theo ông Thành, thế giới đang thay đổi nhanh, bất định. Dòng đầu tư đang dịch chuyển, nên nếu không chủ động là chúng ta không nắm, không tận dụng được.
"Không phải nghiễm nhiên Việt Nam lập tổ công tác về thu hút FDI. Chúng ta phải từ thế bị động, dọn ổ cho họ, giờ còn phải chủ động, tăng tốc cùng với cải thiện chính mình để mời gọi, 'săn' họ vào", ông Thành nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo TS. Thành: "Bài toán đặt ra là trong hàng loạt các thay đổi, thì chọn FDI nhưng vẫn không được bỏ quên phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Phát triển doanh nghiệp bản địa cần được xem là nhiệm vụ quan trọng để Việt Nam tự cường".
Còn theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Sau dịch Covid-19, Việt Nam có lợi thế chứng minh được môi trường kinh doanh ổn định, quản trị nhà nước tốt và đặc biệt chúng ta vẫn tham gia được vào sân chơi với EU, nơi mà nhiều đối thủ của chúng ta trong khu vực không có được.
Tuy nhiên, bối cảnh mới, địa kinh tế chính trị thay đổi, Việt Nam cần làm mới mình, phải vận hành nhanh hơn.
Tin liên quan |
Chuyên gia World Bank phân tích sức kháng cự thần kỳ của 'ngôi sao sáng' Việt Nam trên bầu trời Covid-19 tăm tối |
"Việt Nam phải thúc đẩy môi trường kinh doanh từ tháo gỡ khó khăn sang tạo thuận lợi, đây mới là tiền đề cho mọi vấn đề. Chất lượng điều hành và sự thuận lợi trong thủ tục hành chính là điều các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu chứ không phải các con số giấy phép được loại bỏ", chuyên gia VCCI nói.
Ông Tuấn đánh giá: Việt Nam đã lập tổ công tác đặc biệt để thu hút FDI, đây là hành động tốt. Chúng ta cần tích cực trong chủ động chứ không phải là tích cực trong bị động. Cần chủ động săn nhà đầu tư, "săn đại bàng", kêu gọi họ vào Việt Nam chứ không đơn thuần là dọn chỗ, để họ nhìn thấy và đi vào.
Trong khi đó, theo nguyên Viện trưởng Viện CIEM, TS. Lê Xuân Bá thì Việt Nam vẫn đang bị phụ thuộc quá nhiều vào FDI. Các doanh nghiệp FDI chiếm giá trị xuất khẩu lớn, chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong tăng trưởng RGDP của nhiều địa phương.
Ông Bá cho rằng, FDI không mang nhiều công nghệ vào Việt Nam, chỉ tận dụng lợi thế thị trường, lao động, thâm dụng tài nguyên... đến chừng mực nào đó, họ chuyển đi, chúng ta không còn lại gì!?
Do đó, "Việt Nam cần xem xét đặc biệt đến cơ chế thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp dân tộc. Bởi hiện đang có nhiều câu hỏi nếu xu hướng bảo hộ gia tăng, doanh nghiệp có xuất khẩu được không, hay quay về khai thác thị trường nội địa, nơi bị bỏ ngỏ nhiều năm", ông Bá nói.
Nguyên Viện trưởng Viện CIEM cho rằng: "Việt Nam cần nghiên cứu đưa ra các dự báo sớm cho nền kinh tế trong trung và dài hạn về xu hướng toàn cầu hóa và các cuộc chơi lớn. Có dự báo sớm, chúng ta càng thắng lớn".
Theo ông Bá, điều quan trọng nhất Việt Nam hiện vẫn là phải thay đổi thể chế kinh tế.
"Đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế nhưng không dám hy sinh. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhưng không muốn doanh nghiệp sụp đổ, người lao động bị thất nghiệp. Tái cơ cấu ngân sách mà không giảm chi, không muốn thất thu... Vậy thì không ai dám làm cả", ông Bá phân tích.
Dẫn bài học thành công của Hàn Quốc những năm thuộc thập kỷ 70 đến 90 của thế kỷ 20, ông Bá phân tích: Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi thể chế kinh tế dưới thời Thủ tướng Park Chung-Hee, từ một nước nghèo, thu nhập thấp, sau gần 40 cải cách với "kỳ tích sông Hàn" Hàn Quốc đã trở thành một "con rồng châu Á" thực sự.
"Mấu chốt của cách quản trị Nhà nước của họ là thay đổi pháp luật, xử rất nghiêm quan chức tham nhũng, không thực hiện đúng quy định pháp luật'', ông Bá cho hay.
Đã xuất hiện những tia hy vọng, Mỹ trông đợi sự phục hồi mạnh mẽ hậu Covid-19 TGVN. Trả lời phỏng vấn CNBC ngày 28/5, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry Kudlow cho rằng, có những dấu hiệu đáng khích ... |
Nhiều nước công bố 'vaccine' giải cứu nền kinh tế hậu Covid-19 TGVN. Để khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19, nhiều quốc gia tiếp tục đưa ra các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao ... |
Hậu Covid-19: Các địa phương đẩy mạnh quảng bá, phát triển du lịch TGVN. Hiện nay, ngành du lịch các địa phương đang nỗ lực mở cửa trở lại các dịch vụ, khu vui chơi giải trí, quảng bá ... |