https://baoquocte.vn/ Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Gia Thành
Đối với Việt Nam, tương lai để tăng trưởng kinh tế nằm ở việc tận dụng được tối đa các công nghệ kỹ thuật số, số hóa nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh việc phát triển ứng dụng những công nghệ mới để phát triển kinh tế số.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế số - chìa khóa của kinh tế Việt Nam trong tương lai
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định, đến năm 2025, kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP. (Nguồn: Twitter)

Dư địa lớn

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 ra đời gắn liền với đột phá về mặt công nghệ trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề để kinh tế số thực sự khởi sắc.

Sự xuất hiện của những tiến bộ vượt bậc như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ in 3D... của CMCN 4.0 đã tạo nên làn sóng chuyển đổi số và đưa kinh tế số lan tỏa khắp các thành phần kinh tế.

Trên thế giới, kinh tế số đang tăng trưởng rất nhanh, trở thành chìa khoá cho không ít nền kinh tế vươn ra toàn cầu.

Tại Trung Quốc, năm 2008, kinh tế số chiếm khoảng 15% GDP, đến 2019 kinh tế số đã chiếm đến 37% GDP. Nhiều doanh nghiệp kinh tế số Trung Quốc đã trở thành những “gã khổng lồ” công nghệ, với năng lực phát triển và khả năng cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ.

Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, năm 2017, kinh tế số chiếm khoảng 6% GDP, đến 2019 đã chiếm tới 25% GDP. Với tình hình đại dịch Covid-19 đang hoành hành như hiện nay, dự đoán năm 2021, kinh tế số có thể chiếm đến hơn 60% GDP của khu vực này.

Còn tại Việt Nam, ước tính, kinh tế số chiếm khoảng 8,2% GDP, với khoảng 163 tỷ USD. Dư địa phát triển của các cấu phần kinh tế số Internet và kinh tế số đang rất lớn. Khơi thông được nguồn lực này sẽ góp phần vào tăng tưởng kinh tế cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam đang sở hữu những điều kiện tốt để xây dựng kinh tế số.

Thứ nhất, doanh thu từ những công ty hoạt động trong công nghệ thông tin ước tính đạt 110 tỷ USD năm 2019. Các mặt hàng công nghệ thông tin như điện thoại và máy tính trong lĩnh vực phần cứng, điện tử luôn năm trong top 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tính đến tháng 8/2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 35,33 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Thứ hai, hơn 1 triệu người đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định, đến năm 2025 kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.

Để đạt mục tiêu trên, Văn kiện nhấn mạnh, Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc CMCN 4.0; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển kinh tế số, xã hội số...

Thứ ba, khả năng sáng tạo của Việt Nam đã có nhiều cải thiện. Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố mới đây ghi nhận, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021. Với thứ hạng 44/132, Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm 3 quốc gia đổi mới theo nhóm thu nhập, xếp trước Ấn Độ và Ukraine.

Thứ tư, các nhà hoạch định chính sách đã ý thức được tầm quan trọng của kinh tế số thông qua việc cải thiện khung khổ pháp lý, chủ trương khuyến khích phát triển nền tảng số, tiếp cận CMCN 4.0.

Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại dịch vụ toàn cầu năm 2021 diễn ra mới đây rằng, Việt Nam sẵn sàng cùng các nước xây dựng khung pháp lý phù hợp, giúp kinh tế số phát triển mạnh mẽ, đóng góp và hài hòa với lợi ích chung của toàn xã hội.

Nhận xét về sự phát triển kinh tế số của Việt Nam tại buổi công bố báo cáo điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn phẩm tháng 8/2021 với tựa đề “Việt Nam số hóa - Con đường đến tương lai”, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) Jacques Morisset cho hay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Việt Nam khá hiện đại, phủ khắp các tỉnh, thành và do các công ty viễn thông trong nước đầu tư.

Bên cạnh đó, Việt Nam là điểm đến của một số công ty công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như Apple, Samsung, Intel… Điều này thể hiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam và tạo lập một nền tảng đặc biệt cho các doanh nghiệp và đơn vị phát triển trong nước - mô hình được Nhật Bản và Hàn Quốc áp dụng trong những năm 1970, 1980 và gần đây là Trung Quốc.

Ông Jacques Morisset cũng chỉ ra rằng, trước khủng hoảng Covid-19, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam chỉ quanh mức trung bình, nhưng đại dịch đã làm thay đổi “cuộc chơi” đối với khu vực tư nhân. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nắm bắt công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc từ xa và tiếp cận khách hàng trong thời gian giãn cách xã hội và hạn chế đi lại.

Khảo sát của WB cho thấy, tỷ lệ sử dụng các nền tảng số, các trang thương mại điện tử, mạng xã hội trực tuyến và các ứng dụng chuyên biệt tăng mạnh nhằm ứng phó với dịch Covid-19, từ 48% doanh nghiệp vào tháng 6/2020 lên 73% vào tháng 1/2021, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho các giải pháp số tăng hơn 4 lần từ 5% lên 21%.

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam
Để phát triển kinh tế số, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh việc phát triển ứng dụng những công nghệ mới. (Nguồn: Medium)

Tương lai của kinh tế Việt Nam

Đối với hầu hết quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, tương lai để tăng trưởng kinh tế nằm ở việc tận dụng được tối đa các công nghệ kỹ thuật số, số hóa nền kinh tế. Vì thế, để phát triển kinh tế số, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh việc phát triển ứng dụng những công nghệ mới.

Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3/6/2020 đã đưa ra mục tiêu: Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử, liên quan đến phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

Tương tự, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng xác định, đến năm 2025 kinh tế số đạt tỷ trọng 20% GDP, đến năm 2030 kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.

Theo quan điểm của một số chuyên gia, song hành cùng những cơ hội, để phát triển kinh tế số tại Việt Nam cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc. Đơn cử như việc kết nối dữ liệu đang là bài toán khó; môi trường thể chế và pháp lý cho phát triển kinh tế số còn yếu, chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ.

Đặc biệt, nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực công nghệ thông tin - một trong những nhân tố quan trọng nhất trong cạnh tranh và phát triển kinh tế số - còn ít về số lượng và chất lượng nhân lực còn tương đối thấp.

Để vượt qua những khó khăn trên và thực hiện mục tiêu đề ra, văn kiện Đại hội XIII nhấn mạnh, Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học công nghệ, nhất là cuộc CMCN 4.0; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để phát triển kinh tế số, xã hội số.

Đồng thời, phát triển mạnh hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số...

TS. Đặng Thị Việt Đức, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, Việt Nam cần đảm bảo, nâng cao chất lượng hạ tầng, nhân lực, tài chính, nguồn dữ liệu; cải thiện chất lượng nguồn lao động có kỹ năng về công nghệ, cần nhiều hơn các chuyên gia có kiến thức, trình độ cao về công nghệ thông tin.

Song song với đó, cần xây dựng, duy trì các thiết bị mạng lưới phục vụ truyền tải dữ liệu số, kiến thức về hệ thống dữ liệu và máy tính cũng như kiến thức máy móc thiết bị khác gắn với mạng lưới số hóa hỗ trợ cho IoT.

Ngoài ra, Việt Nam cần tích cực triển khai tầm nhìn, chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và kinh tế số; tiếp tục kiên định, duy trì, đẩy mạnh chiến lược phát triển ICT cho phát triển kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế tri thức; ưu tiên phát triển hạ tầng và hỗ trợ ứng dụng ICT cho kinh tế số; hỗ trợ phát triển nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, nguồn nhân lực phục vụ kinh tế số.

Còn theo TS. Bùi Thanh Tuấn, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an, phát triển kinh tế số cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Ông Tuấn nhấn mạnh: "Bên cạnh đó, cần cơ cấu lại mạnh mẽ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; sàng lọc, lựa chọn và phân loại cơ cấu đầu tư theo hướng không dễ dãi trong thu hút đầu tư; hướng tới các dự án đầu tư có chất lượng; doanh nghiệp công nghệ cao; cam kết lâu dài; mang lại giá trị gia tăng lớn, có định hướng vào nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến cho Việt Nam".

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 5 đề xuất thúc đẩy phát triển kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 5 đề xuất thúc đẩy phát triển kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng theo hình thức ghi hình tại Hội nghị thượng đỉnh thương mại ...

Kinh tế số - Hướng đi tất yếu

Kinh tế số - Hướng đi tất yếu

TGVN. Chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số sẽ là chủ đề trọng tâm, mục tiêu ưu tiên và đông lực phát triển ...

Đọc thêm

Microsoft chuẩn bị có đợt sa thải nhân viên mới

Microsoft chuẩn bị có đợt sa thải nhân viên mới

Sau khi cho 2.000 nhân viên năng suất thấp thôi việc, Microsoft đang chuẩn bị cho vòng sa thải mới vào tháng 5 tới cắt giảm thêm những quản lý ...
Chuyển Messenger sang tài khoản khác với vài thao tác đơn giản

Chuyển Messenger sang tài khoản khác với vài thao tác đơn giản

Cách chuyển Messenger sang tài khoản khác tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến không ít người dùng bối rối. Nếu bạn đang tìm cách chuyển tài khoản Messenger thì ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/4 và sáng 23/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Aston Villa; Cup quốc gia - Hải Phòng vs CAHN

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/4 và sáng 23/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Aston Villa; Cup quốc gia - Hải Phòng vs CAHN

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/4 và sáng 23/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Aston Villa; La Liga - Barcelona vs Mallorca...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 22/4/2025: Kim Ngưu sự nghiệp suôn sẻ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 22/4/2025: Kim Ngưu sự nghiệp suôn sẻ

Tử vi hôm nay 22/4/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Cách sử dụng Auto Cut CapCut chỉnh sửa video chuyên nghiệp

Cách sử dụng Auto Cut CapCut chỉnh sửa video chuyên nghiệp

Auto Cut CapCut PC là một trợ thủ đắc lực giúp bạn tạo nên những thước phim thu hút. Nếu bạn từng nghĩ việc tạo một video viral là quá ...
Cách chỉnh tỉ lệ khung hình trên CapCut PC chuẩn siêu đơn giản

Cách chỉnh tỉ lệ khung hình trên CapCut PC chuẩn siêu đơn giản

Cách chỉnh tỉ lệ khung hình trên CapCut PC giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa video cho từng nền tảng khác nhau. Dù bạn muốn chỉnh sửa ngang, dọc ...
Trung Quốc không còn 'mạnh tay' mua dầu Nga, nguyên nhân là gì?

Trung Quốc không còn 'mạnh tay' mua dầu Nga, nguyên nhân là gì?

Trong quý I/2025, Trung Quốc đã giảm 14,7% lượng dầu nhập khẩu từ Nga, xuống còn 24,315 triệu tấn.
Giá vàng hôm nay 21/4/2025: Giá vàng vẫn giữ động lực tăng, thị trường tạm 'nghỉ chân' để tạo vùng hỗ trợ vững chắc

Giá vàng hôm nay 21/4/2025: Giá vàng vẫn giữ động lực tăng, thị trường tạm 'nghỉ chân' để tạo vùng hỗ trợ vững chắc

Giá vàng hôm nay 21/4/2025 được các chuyên gia nhận định có thể tiếp tục đi lên trên thị trường thế giới.
Mỹ-Hàn Quốc sắp họp 2+2, bàn về thuế quan

Mỹ-Hàn Quốc sắp họp 2+2, bàn về thuế quan

Hàn Quốc và Mỹ sẽ tổ chức đàm phán thuế quan 2+2 tại Washington D.C với sự tham gia của Bộ trưởng Tài chính và Thương mại hai nước.
Nhật Bản kiên quyết giữ 'nguyên tắc công bằng' về tiền tệ, thẳng tay loại một vấn đề trong đàm phán thuế với Mỹ

Nhật Bản kiên quyết giữ 'nguyên tắc công bằng' về tiền tệ, thẳng tay loại một vấn đề trong đàm phán thuế với Mỹ

Ngày 20/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhấn mạnh, Tokyo đề cao nguyên tắc 'công bằng' trong mọi cuộc thảo luận với Washington
Nhân dân tệ ‘chinh phục’ toàn cầu?

Nhân dân tệ ‘chinh phục’ toàn cầu?

Vượt thách thức, chớp cơ hội, Trung Quốc đang đưa Nhân dân tệ dần khẳng định vị thế như một đồng tiền quốc tế quan trọng.
Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng rơi tự do, thêm cơ hội 'rinh' hàng, thế giới vẫn có trợ lực

Giá vàng hôm nay 20/4/2025: Giá vàng rơi tự do, thêm cơ hội 'rinh' hàng, thế giới vẫn có trợ lực

Giá vàng hôm nay 20/4/2025 ghi nhận thị trường trong nước giảm mạnh sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.
‘Độc thân hóa’ bất động sản châu Á

‘Độc thân hóa’ bất động sản châu Á

Cuộc sống độc thân lên ngôi đang tái định hình thị trường bất động sản châu Á, khi thế hệ trẻ ưu tiên không gian sống cá nhân thay vì truyền thống.
Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng tháo 'án treo' cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại

Nghị định số 75/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu tháng 4/2025 được kỳ vọng tháo "án treo" cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại tại TP. Hồ Chí Minh.
Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín

Hãy cùng tìm hiểu về công ty bất động sản Green House Agency - chuyên tư vấn, môi giới BĐS uy tín, một đơn vị năng động, chuyên nghiệp và luôn đặt lợi ích của ...
Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Tiềm năng từ thị trường 'bất động sản chân sóng' Quy Nhơn

Bất động sản thấp tầng có pháp lý vững chắc tại Quy Nhơn đang thu hút sự quan tâm nhờ tiềm năng tăng trưởng bền vững.
Khởi động giải thưởng bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 11

Khởi động giải thưởng bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 11

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru 2025 vừa chính thức được khởi động, đánh dấu chặng đường 11 năm vinh danh những chủ đầu tư và dự án xuất sắc.
Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Bất động sản: Thị trường ‘hưng phấn’, dư địa tăng giá chung cư vẫn còn, cảnh báo sốt đất ảo theo thông tin sáp nhập, chính sách có hiệu lực mới nhất

Cảnh báo 'sốt đất ảo' theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành; dư địa tăng giá chung cư vẫn còn… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/4: USD tìm đường tăng trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/4: USD tìm đường tăng trở lại

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/4 ghi nhận đồng USD đang vật lộn để tăng trở lại trên mốc tâm lý 100.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: ECB làm một điều khiến EUR suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: ECB làm một điều khiến EUR suy yếu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 ghi nhận USD tăng giá, EUR suy yếu sau khi ECB tiến hành cắt giảm lãi suất lần thứ bảy một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: USD chưa dứt đà giảm, Chủ tịch Fed nói về kinh tế Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: USD chưa dứt đà giảm, Chủ tịch Fed nói về kinh tế Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục giảm, EUR neo dưới mức cao nhất trong ba năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/4: USD nhích nhẹ, nhà đầu tư vẫn thận trọng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/4: USD nhích nhẹ, nhà đầu tư vẫn thận trọng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/4 ghi nhận đồng USD tăng so với đồng EUR và đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: USD tiếp tục lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: USD tiếp tục lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục giảm gần mức thấp nhất trong ba năm so với đồng tiền chung châu Âu và đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/4: USD mất mốc tâm lý 100, EUR bứt phá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/4: USD mất mốc tâm lý 100, EUR bứt phá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/4 ghi nhận USD chịu áp lực vì cuộc chiến thuế quan và kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Phiên bản di động