Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới 2021: Kẻ được, người mất hậu Covid-19

TGVN. Năm 2020, virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 đã làm tê liệt nền kinh tế thế giới, GDP toàn cầu bị sụt giảm mạnh, buộc chính phủ nhiều nước bơm hàng nghìn tỷ USD vào nền kinh tế. Tuy vậy, sự phục hồi vào năm 2021 chẳng có gì chắc chắn.

Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh trở lại, nhưng nhiều quốc gia giàu có khác có thể không phục hồi hoàn toàn cho đến năm 2022. Tình trang bất bình đẳng cũng trở nên nghiêm trọng hơn, khi có tới 651 tỷ phú Mỹ đã tăng giá trị tài sản ròng của họ lên 30%, còn 1/4 tỷ dân tại các nước đang phát triển có thể phải đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực và có tới một nửa lực lượng lao động toàn cầu có thể mất kế sinh nhai.

Dự báo GDP (quý 4 năm 2021 so với quý 4 năm 2019) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD; Nguồn ảnh: theconversation
Dự báo GDP (Quý V/2021 so với quý V/2019) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD. (Nguồn: The Conversation)

Lợi thế châu Á

Thời điểm đại dịch được ngăn chặn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức hoạt động của nền kinh tế thế giới. Ở các nước đang phát triển, nơi vaccine thường khan hiếm, vius vẫn có thể tiếp tục lây lan. Trung Quốc và Hàn Quốc được dự báo sẽ sớm khống chế Covid-19 sớm. Trong khi đó, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 8% vào năm 2021.

Do dẫn đầu về xuất khẩu, nền kinh tế Trung Quốc đã thực sự được hưởng lợi từ việc phong tỏa ở các nước phương Tây. Nhu cầu của người dân phương Tây về giải trí và du lịch đã giảm, nhưng nhu cầu tiêu dùng gia đình và vật tư y tế đã tăng lên.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã đạt mức kỷ lục bất chấp mức thuế cao mà chính quyền Trump áp đặt. Trung Quốc cũng đang mở rộng ảnh hưởng kinh tế khắp châu Á, với một khu vực thương mại tự do mới ở Thái Bình Dương và các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ dọc theo các tuyến đường thương mại tới châu Âu và châu Phi. Nước này cũng đang đầu tư vào các công nghệ tiên tiến để giảm sự phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng của phương Tây đối với các thành phần như chất bán dẫn. Hiện Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm, nhanh gấp đôi so với dự đoán trước đây.

Bức tranh màu xám

Đối với các nước giàu có như Mỹ, Anh và các nước ở lục địa châu Âu, bức tranh kém tươi sáng hơn. Sau khi phục hồi ngắn vào mùa Hè năm 2020, nền kinh tế của các nước này đã rơi vào tình trạng trì trệ. Một cú bồi thêm là làn sóng thứ hai của đại dịch khiến các nước này phải tái phong tỏa. Ngay cả trường hợp một số quốc gia phục hồi trong năm tới, tăng trưởng tại các nền kinh tế này dự kiến sẽ thấp hơn 5% vào năm 2022, so với khi khủng hoảng chưa xảy ra.

Tuy nhiên, thiệt hại nặng nhất trong năm 2021 có thể là các nước đang phát triển do thiếu nguồn lực kinh tế để có đủ vaccine và hệ thống y tế công cộng không đủ để điều trị cho người dân nhiễm Covid-19. Chính phủ các nước đang phát triển cũng không thể chi trả cho các khoản trợ cấp khổng lồ nếu tình trạng thất nghiệp hàng loạt xảy ra như ở châu Âu và Mỹ. Có thể nói, khó khăn sẽ chồng khó khăn.

Ngay cả những quốc gia phát triển nhanh trước đây như Brazil, Ấn Độ và Nam Phi cũng phải đối mặt với thời kỳ khó khăn. Ví dụ, Nam Phi không đủ điều kiện nhận vaccine từ chương trình COVIX cho các nước rất nghèo, nhưng không đủ khả năng mua thương mại bất kỳ loại vaccine nào trên thị trường. Trước đây, tại những nước này, số lượng tầng lớp trung lưu tăng mạnh, nhưng sau cuộc tấn công của đại dịch, hàng triệu người lao động nghèo sẽ phải trở lại làng quê và các khu ổ chuột ở đô thị do mất việc làm. Những người này sẽ phải đối diện với đói nghèo và cả nguy cơ chết đói.

Sự chia rẽ mới

Các tác động kinh tế của đại dịch rất khác nhau trong toàn xã hội. Những người làm việc toàn thời gian, được trả lương cao khi làm việc tại nhà, đã tích lũy được khoản tiết kiệm đáng kể vì ít phải chi tiêu hơn so khi phải đến công sở. Những người rất giàu, đặc biệt là ở Mỹ, thì hưởng lợi từ thị trường chứng khoán khổng lồ do cổ phiếu tăng vọt của Amazon, Netflix và Zoom... và điều này chưa có dấu hiệu dừng. Câu hỏi lớn đối với nền kinh tế là liệu trong năm tới, những người có công ăn việc làm đảm bảo và thu nhập cao sẽ quay trở lại mô hình chi tiêu trước đây của họ, hay tiếp tục tiết kiệm khi đối mặt với tình hình bất ổn tiếp tục?

Ngược lại, nhiều người bị mất việc làm hay kinh doanh tự do sẽ phải vật lộn để có thu nhập - đặc biệt là nhóm làm việc trong các lĩnh vực như bán lẻ và khách sạn - là các ngành khó có thể hồi phục hoàn toàn sau đại dịch.

Ở Mỹ, bế tắc chính trị về các khoản chi bổ sung dành cho cứu trợ sẽ chỉ được giải quyết vào phút cuối. Trong khi đó, các đảng viên Cộng hòa có thể sẽ hướng tới việc giảm thiểu chi tiêu của chính quyền Joe Biden. Châu Âu vừa đạt được một thỏa thuận chưa từng có để cung cấp viện trợ do EU tài trợ cho các quốc gia thành viên bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch. Tuy nhiên, những căng thẳng về mức độ của gói và đối tượng nhận hỗ trợ có thể sẽ còn dai dẳng.

Hợp tác có thể giúp dễ dàng điều chỉnh một thế giới hậu đại dịch, nhưng hợp tác quốc tế trong thời kỳ đại dịch còn khá lỏng lẻo và căng thẳng kinh tế càng làm suy yếu cam kết của thế giới đối với thương mại tự do. Bất ổn xã hội cũng sẽ là một trong những hệ quả của đại dịch - như cách nó vẫn xảy đến từ trước đến nay. Tuy nhiên, hãy hy vọng rằng, lần này, chúng ta có đủ khôn ngoan để giải quyết những bất bình đẳng nghiêm trọng mà Covid-19 làm phát lộ và xây dựng một thế giới công bằng hơn.

Cập nhật Covid-19 ngày 8/1: Số ca toàn cầu tăng sốc; Mỹ vượt 22 triệu ca trong ngày giông bão; Số người nhiễm ở Brazil tăng kỷ lục

Cập nhật Covid-19 ngày 8/1: Số ca toàn cầu tăng sốc; Mỹ vượt 22 triệu ca trong ngày giông bão; Số người nhiễm ở Brazil tăng kỷ lục

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 88.499.863 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 1.906.693 trường hợp tử vong và ...

Báo Pháp: Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới

Báo Pháp: Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới

TGVN. Theo Le Figaro, năm 2020, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia năng động nhất trên thế giới, bất chấp tác động ...

Video phòng chống Covid -19 của Bộ Y tế  xuất hiện trong Top 10 video nổi bật YouTube 2020

Video phòng chống Covid -19 của Bộ Y tế xuất hiện trong Top 10 video nổi bật YouTube 2020

TGVN. Video '5 điểm cần làm tốt để phòng chống Covid-19' của Bộ Y tế gây chú ý khi xuất hiện trong Top 10 video ...

(theo The Conversation)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua' Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua'
Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM
Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại
Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới
Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền