Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/3): Doanh nghiệp lớn dính đòn căng thẳng Mỹ-Trung, Đức đón tin tích cực, châu Âu đổ xô trữ khí đốt

Apple và Tesla của Mỹ gặp nhiều khó khăn ở thị trường Trung Quốc, Nhật Bản sẽ sử dụng ODA như một trong những "công cụ ngoại giao quan trọng nhất", chứng khoán Đức tăng điểm, châu Âu dự trữ khí đốt cao kỷ lục… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới

Áo vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.  Ảnh: Tass
Châu Âu chuẩn bị kết thúc mùa Đông với lượng dự trữ khí đốt cao kỷ lục. (Nguồn: TASS)

Mức chi trả cổ tức toàn cầu đạt kỷ lục trong năm 2023

Theo báo cáo của nhà quản lý tài sản Janus Henderson, các khoản chi trả cổ tức toàn cầu đạt kỷ lục 1.660 tỷ USD trong năm 2023, trong đó mảng ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực chi trả cổ tức cho cổ đông.

Năm ngoái, các khoản thanh toán cổ tức đã tăng 5,6% so với năm 2022 và tăng 15% so với năm 2019, một năm trước khi đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái.

Thống kê cho thấy có 86% doanh nghiệp chia cổ tức ổn định hoặc tăng cổ tức, và 22 quốc gia lập kỷ lục về trả cổ tức trong đó có Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Canada, Mexico và Indonesia.

Đà tăng trưởng trong chi trả cổ tức được thúc đẩy nhờ ngành ngân hàng, trái ngược với sự sụt giảm của ngành khai mỏ, khi lợi nhuận của ngành này giảm do giá hàng hóa thấp hơn.

Ông Ben Lofthouse, chuyên gia cấp cao của Janus Henderson, dự báo trong năm 2024 tăng trưởng cổ tức sẽ tăng 3,9% khi mức cổ tức đặc biệt trả một lần có thể giảm.

Kinh tế Mỹ

* Theo Financial Times ngày 10/3, Apple và Tesla đang gặp nhiều khó khăn ở thị trường Trung Quốc. Hai công ty hàng đầu nước Mỹ đang gặp phải những rạn nứt trong chiến lược của chính họ khi các đối thủ Trung Quốc giành được thị phần và người tiêu dùng quốc gia châu Á tăng cường mua sản phẩm nội địa.

Thị phần giảm và số liệu bán hàng được báo cáo trong tháng 3 cho thấy hai doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty Trung Quốc và tác động từ bất đồng thương mại Washington-Bắc Kinh.

Cả Apple và Tesla đều chuyển sang giảm giá để cố gắng duy trì sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng Trung Quốc. Ngoài Mỹ, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Apple và Tesla, lần lượt đóng góp 19% và 22% tổng doanh thu trong những năm tài chính gần đây nhất của họ.

Kinh tế Trung Quốc

* Các quan chức từ những ngành công nghiệp, các công ty nhà nước và giới kinh doanh Trung Quốc vừa cho biết, nhập khẩu than của nước này dự kiến sẽ ít thay đổi hoặc giảm trong năm 2024, mặc dù dự kiến tổng nhu cầu đối với loại nhiên liệu gây ô nhiễm này sẽ tăng.

Tin liên quan
Nga vướng trừng phạt, Mỹ liệu có vững trên ngôi vương xuất khẩu LNG toàn cầu? Những cơn gió ngược khó dự đoán Nga vướng trừng phạt, Mỹ liệu có vững trên ngôi vương xuất khẩu LNG toàn cầu? Những cơn gió ngược khó dự đoán

Theo dự kiến, nhập khẩu than của Trung Quốc sẽ dao động khoảng 450 triệu tấn đến 500 triệu tấn trong năm nay, thấp hơn so với kỷ lục 474,42 triệu tấn trong năm 2023.

* Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc ngày 11/3 thông báo sẽ đầu tư ít nhất 5 tỷ HKD (640 triệu USD) vào lĩnh vực giải trí Hong Kong (Trung Quốc) trong 5 năm tới nhằm hỗ trợ và tăng cường sản xuất phim ảnh và các nội dung hình ảnh khác.

“Gã khổng lồ” thương mại điện tử cho biết, khoản hỗ trợ này sẽ được sử dụng để sản xuất phim, phim truyền hình và nghệ thuật thị giác khác, cũng như để phát triển nguồn nhân lực, bao gồm học bổng cho sinh viên học làm phim.

Kinh tế châu Âu

* Châu Âu đang chuẩn bị kết thúc mùa Đông với lượng dự trữ khí đốt cao kỷ lục. Tình hình nguồn cung đã thay đổi so với hai năm trước, khi các thương nhân và nhà hoạch định chính sách rất lo lắng về khả năng thiếu khí đốt sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Các cơ sở dự trữ khí đốt trên khắp Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đã đạt 62% công suất tính đến ngày 5/3, cao hơn so với mức 41% cùng thời điểm này từ năm 2011 đến năm 2020. Lượng khí đốt dự trữ hiện đã lên tới 707 terawatt giờ (TWh), tăng 277 TWh so với mức trung bình theo mùa của 10 năm trước.

* Ngày 13/3, Financial Times đưa tin, EU sắp cung cấp gói tài chính trị giá 7,4 tỷ Euro (hơn 8 tỷ USD) cho Ai Cập, bao gồm các khoản tài trợ và khoản vay, nhằm củng cố nền kinh tế của nước này khỏi hậu quả của hai cuộc xung đột ở Dải Gaza và Sudan.

Gói tài chính trên cũng bao gồm khoản hỗ trợ ngay lập tức trị giá 1 tỷ Euro. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh lo ngại tình hình leo thang ở Dải Gaza và Sudan có thể làm gia tăng những thách thức mà nền kinh tế Ai Cập đang gặp phải và gây ra áp lực di cư tại châu Âu.

Gói hỗ trợ này kéo dài đến năm 2027 sẽ được công bố trong chuyến thăm của một phái đoàn châu Âu bao gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, cùng với các Thủ tướng Hy Lạp, Italy và Bỉ tới Ai Cập vào ngày 17/3 tới.

* Chỉ số chứng khoán blue-chip DAX trên Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt (Đức) lần đầu tiên vượt mốc 18.000 điểm trong phiên giao dịch sáng ngày 13/3 ngay sau khi mở cửa. Chỉ số DAX, bao gồm 40 tập đoàn niêm yết lớn của Đức, gần đây duy trì xu hướng đi lên mạnh mẽ bất chấp những khó khăn của nền kinh tế đầu tầu châu Âu nói chung. DAX đang có chuỗi kỷ lục dài nhất kể từ năm 2015.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức đã giảm 0,3% trong quý cuối cùng của năm 2023. Tuy nhiên, trong tháng Một năm nay, nền kinh tế này đã ghi nhận tăng trưởng nhờ giá trị xuất khẩu của các công ty Đức tăng 6,3%.

Xu hướng đi lên của thị trường chứng khoán là tin tức tích cực hiếm hoi về kinh tế Đức tính đến thời điểm hiện tại.

* Theo số liệu mới công bố của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS), GDP của nước này đã tăng 0,2% trong tháng 1/2024. Mặc dù chỉ là mức tăng trưởng khá thấp, nhưng đây là lần tăng trưởng GDP thứ hai trong 7 tháng vừa qua, đồng thời mang lại hy vọng về khả năng nền kinh tế "xứ sở sương mù" có thể sớm thoát khỏi tình trạng suy thoái kỹ thuật vốn đã kéo dài trong suốt hai năm qua.

Trước đó, trong 6 tháng cuối của năm 2023, nền kinh tế Anh chỉ tăng trưởng một lần duy nhất vào tháng 11 với mức tăng là 0,2%, trong khi các tháng còn lại đều ghi nhận mức tăng trưởng GDP âm hoặc trì trệ.

* Ngân hàng trung ương Pháp ngày 12/3 dự báo, nền kinh tế này sẽ tăng trưởng thấp hơn dự kiến trong năm nay do chi tiêu và đầu tư tiêu dùng yếu đi, gây thêm áp lực lên nền tài chính công vốn đã nhiều căng thẳng.

Trong báo cáo triển vọng hàng quý, Ngân hàng trung ương Pháp cho hay, nền kinh tế lớn thứ hai Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) dự kiến sẽ tăng trưởng 0,8% trong năm nay. Dự báo mới này được điều chỉnh giảm từ mức 0,9% đưa ra trước đó hồi tháng 12/2023.

Hồi tháng trước, Chính phủ Pháp đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 từ mức 1,4% xuống 1%. Paris cũng tuyên bố cắt giảm ngân sách khẩn cấp 10 tỷ euro (10,92 tỷ USD) để duy trì kế hoạch giảm thâm hụt.

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Trong Sách Trắng về hợp tác phát triển do Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố ngày 12/3, nước này cam kết thúc đẩy phương thức chủ động đề xuất viện trợ phát triển chính thức (ODA), thay vì chờ đợi các nước đang phát triển đề nghị cung cấp viện trợ.

Sách Trắng nêu rõ, Nhật Bản sẽ sử dụng viện trợ phát triển như một trong những "công cụ ngoại giao quan trọng nhất", nhằm hiện thực hóa chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

* Chính phủ Nhật Bản sẽ trợ cấp hàng triệu USD để thúc đẩy sản xuất các tàu thủy không phát thải CO2 trong quá trình di chuyển. Động thái nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sạch trong ngành giao thông vận tải hàng hải của nước này.

Dự án sẽ bắt đầu từ năm tài chính 2024 (từ tháng 4/2024) và sẽ cung cấp 9,4 tỷ Yen (60,4 triệu USD) trong năm đầu tiên. Mục tiêu chính của dự án là nhằm “tiêu chuẩn hóa” các thùng nhiên liệu sạch thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Theo đó, chính phủ sẽ xem xét trợ cấp chi phí lắp đặt thiết bị để tạo ra các thùng nhiên liệu đạt tiêu chuẩn chứa hydro và các nhiên liệu sạch khác.

* Ngày 13/3, văn phòng tổng thống Hàn Quốc thông báo, các quan chức an ninh quốc gia của nước này, Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về nỗ lực tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng, công nghệ mới nổi và lĩnh vực kỹ thuật số trong phiên đối thoại thường kỳ.

Các bên đã tái khẳng định rằng hội nghị thượng đỉnh Trại David giữa lãnh đạo ba nước vào tháng 8/2023 là cơ hội để thúc đẩy đáng kể hợp tác an ninh kinh tế ba bên và thảo luận về cách thức để sớm đạt được kết quả rõ ràng từ hội nghị thượng đỉnh này.

* Chính phủ Hàn Quốc đang thúc đẩy đàm phán cải thiện Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm tăng cường việc tận dụng các lợi thế mà FTA song phương đem lại cho doanh nghiệp.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, trong 2 ngày 12 và 13/3 nước này và các thành viên ASEAN đã tổ chức cuộc họp Ủy ban thực thi FTA Hàn Quốc-ASEAN lần thứ 20 tại Jakarta, Indonesia. Mục đích chính của hội nghị lần này là xem xét các vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện FTA Hàn Quốc-ASEAN và thảo luận các cách để cải thiện FTA song phương.

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, nước này đã thu hút được khoản đầu tư tiềm năng trị giá 45,4 tỷ RM (9,94 tỷ USD) từ Đức trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như chất bán dẫn, hàng không vũ trụ, thiết bị y tế, hóa chất và dịch vụ.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Đức từ ngày 10-15/3, Thủ tướng Anwar đồng thời là Bộ trưởng Tài chính đã tổ chức cuộc gặp bàn tròn với hơn 38 lãnh đạo ngành công nghiệp và doanh nghiệp từ các thành phố của Đức như Stuttgart, Munich, Berlin và Frankfurt, cũng như từ Bỉ và Pháp. Bên cạnh đó, ông cũng có cuộc gặp riêng với các quan chức của X-Fab, Melexis, Infineon Technologies AG, Schott AG và Airbus…

Thông qua các cam kết với các công ty, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy các công ty Đức tỏ ra tích cực và vẫn cam kết coi Malaysia là điểm đến đầu tư.

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Malaysia trong số các nước thành viên EU kể từ năm 2000, trong khi Malaysia là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong số các nước thành viên ASEAN.

* Chính phủ Indonesia dự kiến áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 12% vào năm 2025, tăng 1 điểm phần trăm so với mức thuế VAT hiện tại. Việc điều chỉnh này được cho là phù hợp với luật hài hòa hóa các quy định về thuế ban hành năm 2022.

Luật năm 2022 của Indonesia yêu cầu thực hiện việc tăng thuế VAT theo từng giai đoạn, mức thuế suất 12% sẽ được áp dụng chậm nhất là vào ngày 1/1/2025. Thuế VAT trước đây đã được tăng từ 10% lên 11% vào ngày 1/4/2022.

Chính phủ đã xác nhận rằng mức thuế VAT 11% sẽ vẫn có hiệu lực trong năm nay. Việc tăng thuế VAT vẫn có thể hoãn trên cơ sở những cân nhắc nhất định về mặt kinh tế và nhu cầu tăng vốn để phát triển, thuế VAT có thể được thay đổi ở mức tối thiểu là 5% và tối đa là 15%.

* Theo bà Kulaya Tantitemit, Tổng giám đốc Cục Doanh thu thuộc Bộ Tài chính Thái Lan, Nội các nước này ngày 12/3 đã thông qua dự thảo nghị định Hoàng gia ban hành theo Bộ luật Doanh thu.

Dự thảo luật quy định rằng, các cá nhân nhận thu nhập, chia sẻ lợi nhuận hoặc các lợi ích khác có được từ việc nắm giữ hoặc sở hữu token (mã thông báo) để đầu tư và đã khấu trừ 15% thuế có thể không phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền này.

Quy định này chỉ áp dụng nếu một cá nhân không yêu cầu hoàn lại số tiền thuế đã khấu trừ, hoặc không yêu cầu tín dụng từ thuế được khấu trừ, toàn bộ hoặc một phần.

Bà Kulaya cho biết quy định có hiệu lực từ ngày 1/1, nhằm thúc đẩy việc gây quỹ thông qua token đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh của Thái Lan với tư cách là trung tâm huy động vốn.

Nga vướng trừng phạt, Mỹ liệu có vững trên ngôi vương xuất khẩu LNG toàn cầu? Những cơn gió ngược khó dự đoán

Nga vướng trừng phạt, Mỹ liệu có vững trên ngôi vương xuất khẩu LNG toàn cầu? Những cơn gió ngược khó dự đoán

Xuất khẩu LNG của Mỹ đã đạt kỷ lục vào năm 2023. Xu hướng này có vẻ sẽ tiếp tục vào năm nay khi thị ...

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/2): Nga hoàn thành lời hứa với châu Phi, ngũ cốc Ukraine ‘đánh bật’ hàng Ba Lan khỏi Đức, EU thích LNG Mỹ

Kinh tế thế giới nổi bật (16-22/2): Nga hoàn thành lời hứa với châu Phi, ngũ cốc Ukraine ‘đánh bật’ hàng Ba Lan khỏi Đức, EU thích LNG Mỹ

Nga hoàn thành cam kết đưa 200.000 tấn ngũ cốc miễn phí tới châu Phi, Ba Lan đề xuất áp dụng hạn ngạch nhập khẩu ...

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/3): EU hết hứng thú với khí đốt Nga, người Ukraine thích tiền số nhất châu Âu, Đông Nam Á là tương lai của Australia

Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/3): EU hết hứng thú với khí đốt Nga, người Ukraine thích tiền số nhất châu Âu, Đông Nam Á là tương lai của Australia

Giá nhà toàn cầu dự kiến tăng nhẹ, EU không còn “hứng thú” với khí đốt Nga, tỷ lệ sử dụng tiền điện tử ở ...

Tây Ban Nha kêu gọi giảm nhập khẩu LNG từ Nga, EU mong chờ chỉ thị mới

Tây Ban Nha kêu gọi giảm nhập khẩu LNG từ Nga, EU mong chờ chỉ thị mới

Bộ trưởng Năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribera cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) nên nhất trí với một lập trường chung về ...

Giá tiêu hôm nay 14/3/2024, giá hồ tiêu trong nước cao nhất 5 năm, tồn kho đã cạn, xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 14/3/2024, giá hồ tiêu trong nước cao nhất 5 năm, tồn kho đã cạn, xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 14/3/2024 tại thị trường trong nước hầu như đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 ...

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi