Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (1-7/1/2021): Tiền ảo tăng tốc bất ngờ, Mỹ-EU leo thang căng thẳng, Việt Nam bắt đầu mua gạo Ấn Độ

Chu Văn
TGVN. Tiền ảo tăng tốc bất ngờ; Mỹ tiếp tục áp thuế với nhiều mặt hàng của EU; Việt Nam - nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, bắt đầu mua gạo Ấn Độ lần đầu tiên trong vòng nhiều thập kỷ... là tin kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
kinh-te-the-gioi-noi-bat-tuan-qua-237-307-vang-tang-tro-lai-sau-quyet-dinh-cua-fed

Kinh tế thế giới

Tiền ảo bật tăng chưa từng có, vốn hóa thị trường lần đầu vượt 1.000 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay lên trên 37.000 USD, giúp tổng vốn hóa của thị trường tiền ảo lần đầu tiên vượt 1.000 tỷ USD. Theo công cụ theo dõi thị trường CoinGecko, tổng giá trị các loại tiền ảo đã tăng gấp 5 trong năm 2020 và hôm nay vượt 1.000 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử. Các chuyên gia lý giải mức tăng này là nhờ nhu cầu từ cả nhà đầu tư cá nhân, người giàu, các quỹ và nhà đầu tư tổ chức.

Hôm nay, Bitcoin cũng tiếp tục tăng 4%, lập kỷ lục mới tại hơn 37.700 USD. Bitcoin đã tăng giá gấp 4 lần trong năm ngoái và hiện chiếm khoảng hai phần ba tổng vốn hóa thị trường tiền ảo. Theo sau là Ether, chiếm khoảng 14%. Trong tuần đầu năm, Ether đã tăng giá đến 62%. Hiện mỗi đồng tiền này giao dịch quanh mốc 1.200 USD.

Giá các loại tiền kỹ thuật số đang tăng vọt khi toàn cầu ngập trong các gói kích thích tài chính và tiền tệ, dù một số người vẫn lo ngại về sự khả năng vỡ bong bóng và tính nhất quán của các thị trường tiền ảo. Những người ủng hộ Bitcoin cho rằng, đây là công cụ phòng trừ USD mất giá và lạm phát tăng tốc, tương tự như vàng. Trong khi đó, phía chỉ trích lại nói việc so sánh Bitcoin với vàng là bất hợp lý. (Bloomberg)


OPEC+ chưa quyết định tăng sản lượng trong tháng 2

Trong cuộc họp ngày 4/1, Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu mỏ và các nước liên minh (OPEC +) chưa quyết định được việc tăng sản lượng trong tháng 2/2021 hay không và sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán sau khi Saudi Arabia phản đối việc tăng sản lượng do tình hình diễn biến dịch Covid-19 phức tạp hơn, còn Nga kêu gọi tăng sản xuất với lý do nhu cầu phục hồi.

Trước đó, Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết, ngoài những yếu tố thuận lợi, thị trường dầu thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi trong nửa đầu năm 2021, khiến triển vọng của giai đoạn này rất trái chiều. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tiêu thụ dầu trong năm 2020 giảm mạnh do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia với Nga. Bất chấp một đợt tăng giá cuối năm, các mức giá trên thị trường vàng đen hiện hết sức bấp bênh. Sau hội nghị gần đây nhất, diễn ra hồi tháng 11/2020, các nước thành viên OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày từ tháng 1/2021. Cũng tại hội nghị này, 13 thành viên của OPEC do Saudi Arabia đứng đầu cùng 6 nước đối tác do Nga dẫn đầu đã nhất trí mỗi tháng nhóm họp một lần vào đầu tháng để thảo luận bất cứ thay đổi nào về sản lượng cho tháng tiếp theo. (Reuters)


Covid-19 đẩy nhanh cách mạng mua sắm online toàn cầu

Trong lĩnh vực bán lẻ, trong 10 tháng kể từ đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân ở các nước phát triển phương Tây đã tham gia vào cuộc cách mạng mua sắm lớn nhất kể từ khi siêu thị và trung tâm thương mại thống trị 50 năm trước. Đại dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến mua bán online tăng mạnh, hàng hóa vận chuyển được thả vào hộp thư hoặc đặt trước cửa nhà, công nhân tại nhiều công ty như Amazon, Walmart phải làm việc hết công suất để đáp ứng các đơn hàng online.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, hệ thống bán lẻ phương Tây đang đi trước thời đại nhưng thực tế thì Trung Quốc mới là tương lai của thương mại điện tử. Theo một số chuyên gia, trong một thế kỷ qua, các công ty tiêu dùng thường tìm kiếm xu hướng mới tại Mỹ, còn bây giờ, họ bắt đầu nhìn về phương Đông. Khi nhắc đến đổi mới sáng tạo, Trung Quốc thường bị cho là sao chép hoặc bị phớt lờ, hạ thấp, lối suy nghĩ này đã ăn sâu vào trong tiềm thức của phương Tây. Giờ đây, thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc đã ảnh hưởng đến toàn cầu. (The Economist)


Mỹ-EU

Mỹ tiếp tục áp thuế với nhiều mặt hàng của Liên minh châu Âu (EU). Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã quyết định áp mức thuế 25% đối với nhiều mặt hàng của châu Âu, trong đó có rượu và các linh kiện máy bay, trong bối cảnh hai bên vẫn đang vướng vào cuộc tranh chấp thương mại về vấn đề trợ cấp không công bằng. Mức thuế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 12/1/2021 và đây là quyết định leo thang mới nhất của Mỹ trong cuộc chiến kéo dài với EU về việc các chính phủ hai bên đã trợ cấp không công bằng cho các nhà sản xuất máy bay Airbus và Boeing.

Chính quyền Tổng thống Trump tiến hành bước đi trên sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chấp thuận đơn khiếu nại của EU, cho phép khối 27 quốc gia này áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ trị giá 4 tỷ USD. EU gửi đơn khiếu nại để đáp trả việc Mỹ trước đó đã áp thuế đối với 7,5 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu. Theo giải thích của Chính quyền Tổng thống Trump, EU đã đi quá xa trong việc áp thuế trả đũa Mỹ vì chỉ dựa trên các dữ liệu kinh tế cũ và không tính đến những sụt giảm thương mại do đại dịch Covid-19 gây ra. (TTXVN)


Anh-EU

Quan hệ giữa Anh và EU chính thức đạt được thỏa thuận thương mại để xác định mối quan hệ song phương sau ngày 31/12/2020.

Theo thỏa thuận, các ngư dân EU được bảo đảm quyền tiếp cận các vùng biển của Anh trong khoảng thời gian quá độ kéo dài hơn 5 năm kể từ ngày 1/1/2021, nhưng với hạn ngạch bị cắt giảm 25% so với hiện nay. Khi thời gian quá độ trên kết thúc, quyền tiếp cận các vùng biển Anh sẽ phụ thuộc vào những cuộc đàm phán hàng năm giữa hai bên.

Một mối lo ngại lớn hơn là các điều khoản của thỏa thuận gần như chỉ tập trung vào vấn đề mua bán hàng hóa, chưa đề cập đến lĩnh vực dịch vụ vốn chiếm 80% nền kinh tế Anh. EU vẫn chưa đưa ra quyết định công nhận các quy định của Anh đối với dịch vụ tài chính tương đương với các quy định của EU, để các công ty tại Anh được tiếp tục cung cấp dịch vụ tại các thị trường EU. Mặc dù giao dịch hàng hóa (chiếm một nửa trong số 900 tỷ USD kim ngạch thương mại hàng năm của EU-Anh) sẽ được hưởng thuế quan 0% nhưng điều này không có nghĩa là giao dịch hàng hóa sẽ không phải đối mặt với bất cứ rào cản nào.

Các quy tắc hải quan, tiêu chuẩn quy định và kiểm tra biên giới mà EU đặt ra với các nước thứ ba sẽ áp dụng cho Anh, khiến giao dịch chậm hơn và chi phí cao hơn. Văn phòng trách nhiệm ngân sách Anh dự báo trong vòng 15 năm, nền kinh tế Anh bị thiệt hại 4% so với việc vẫn là thành viên của EU. (AFP)


Anh-Nhật Bản

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Anh - Nhật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, đảm bảo duy trì các hoạt động kinh doanh và tăng cường quan hệ song phương trong bối cảnh Anh có ý định gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nhật Bản và Anh ký FTA song phương hồi tháng 10 để duy trì các hoạt động giao thương sau khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 31/12/2020, đồng nghĩa với việc hiệp định thương mại Nhật Bản-EU không còn hiệu lực với Anh. Nội dung FTA Anh-Nhật có nhiều điểm tương đồng với FTA mà Nhật Bản đã ký với EU, trong đó có việc Anh dần xóa bỏ thuế với ô tô của Nhật cho đến năm 2026 và ngay lập tức miễn thuế nhập khẩu với hầu hết nông sản của Nhật như thịt bò và trà.

Theo thỏa thuận này, Nhật không áp dụng ưu đãi mới với nông sản nhập khẩu từ Anh dù vấn đề này là một "nút thắt" lớn trong các cuộc đàm phán kéo dài 4 tháng giữa hai bên. FTA Anh-Nhật là hiệp định thương mại đầu tiên mà Anh ký với một nền kinh tế lớn sau khi rời khỏi EU. Cả hai bên đã hoàn tất quy trình phê chuẩn hiệp định trong nước trong tháng 12. Anh khẳng định, FTA với Nhật Bản là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện ý định tham gia CPTPP, hiệp định thương mại khu vực có sự tham gia của 11 nước, trong đó có Nhật Bản, Australia, Canada và Việt Nam. (Kyodo)


Kinh tế Mỹ

Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden cho biết, ông không có kế hoạch hoàn tất bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào cho đến khi thực hiện các khoản đầu tư lớn vào nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Mỹ.

Trong số các ưu tiên chương trình nghị sự, ông Biden có kế hoạch tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, tạo điều kiện cho các sáng kiến năng lượng sạch và kiểm soát các hoạt động thương mại với Trung Quốc.

Ngoài thuế quan, ông Biden cũng kế thừa thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một và xem xét liệu có nên khởi động các cuộc đàm phán giai đoạn hai, điều mà chính quyền Tổng thống Trump đã cam kết thực hiện trước đại dịch. Ngoài ra, chính quyền sắp tới sẽ phải xác định các hạn chế hiện tại thông qua kiểm soát xuất khẩu và sàng lọc đầu tư nước ngoài, chủ yếu nhằm hạn chế chuyển giao công nghệ cho Bắc Kinh. Bên cạnh Trung Quốc, chính quyền Tổng thống đắc cử Biden sẽ đối mặt với một số đàm phán thương mại đang diễn ra và vấn đề thương mại chưa được giải quyết. (TG&VN)

Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/12 thông báo thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã tăng 5,5% trong tháng 11 lên mức cao kỷ lục mới, phản ánh xuất khẩu của Mỹ yếu hơn do đại dịch Covid-19.

Thâm hụt thương mại hàng hóa đã mở rộng lên 84,8 tỷ USD so với mức 80,4 tỷ USD vào tháng 10. Nhập khẩu hàng hóa như hàng điện tử, tiêu dùng và vật tư công nghiệp đã tăng 2,6% lên mức 212 tỷ USD trong tháng 11. Tuy nhiên, xuất khẩu tháng 11 tăng nhẹ lên mức 127,2 tỷ USD nhưng vẫn giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt thương mại gia tăng phần lớn bắt nguồn từ tốc độ phục hồi kinh tế khác nhau ở Mỹ và nhiều đối tác thương mại lớn. Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ hơn và chi tiêu của người tiêu dùng hầu như đã trở lại bình thường. Do đó, Mỹ đang nhập khẩu nhiều hàng hóa sản xuất từ nước ngoài hơn so với một năm trước. Mặt khác, xuất khẩu bị tụt hậu do nền kinh tế của một số đối tác thương mại chưa phục hồi. (Market Watch)


Kinh tế Trung Quốc

Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 1/1 cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quy mô thương mại dịch vụ của Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2020 giảm, xuất khẩu tốt hơn nhập khẩu, thâm hụt thương mại dịch vụ giảm, tỷ trọng thương mại dịch vụ thâm dụng tri thức tăng.

Số liệu cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2020, kim ngạch thương mại dịch vụ của Trung Quốc đạt 4.078,1 tỷ NDT (khoảng 617,8 tỷ USD), giảm 16,3% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, xuất khẩu đạt 1.700,59 tỷ NDT, giảm 2,3%, nhập khẩu đạt 2.377,6 tỷ NDT, giảm 24%.

Tỷ trọng thương mại dịch vụ thâm dụng tri thức tăng cao. Trong 11 tháng đầu năm 2020, xuất nhập khẩu dịch vụ thâm dụng tri thức đạt 1.800,61 tỷ NDT, tăng 8%, chiếm 44,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ. Trong đó, xuất khẩu đạt 942,94 tỷ NDT, tăng 7,6%, chiếm 55,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ; nhập khẩu đạt 857,67 tỷ NDT, tăng 8,4%, chiếm 36,1% tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ. Xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch giảm. Dịch bệnh và các biện pháp hạn chế đi lại quốc tế được nhiều nước áp dụng đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch trên phạm vi toàn cầu. Trong 11 tháng đầu năm 2020, xuất nhập khẩu dịch vụ du lịch của Trung Quốc đạt 937,16 tỷ NDT, giảm 47,8%. Trong đó, xuất khẩu giảm 50,8%, nhập khẩu giảm 47,4%, dẫn đến sự suy giảm chung của thương mại dịch vụ. (THX)


Nhật Bản và Hàn Quốc

Một kết quả khảo sát cho thấy hơn 40% doanh nghiệp Nhật Bản được chính phủ công nhận là sở hữu công nghệ nhạy cảm liên quan đến vấn đề an ninh đang chuyển cơ sở sản xuất và nguồn cung cấp linh kiện khỏi Trung Quốc nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Động thái này giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và giảm thiểu những rủi ro an ninh nhằm ứng phó với sự cạnh tranh gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ và lo ngại về khả năng tập trung sản xuất y tế ở Trung Quốc giữa bối cảnh thiếu hụt nguồn cung cấp y tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

Khoảng 42 công ty (khoảng 44%) trong số 96 công ty trả lời khảo sát cho biết, đang xem xét đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách chuyển cơ sở hoạt động sang Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. Trong khi Chính phủ Nhật Bản đang thúc giục các công ty Nhật Bản chuyển cơ sở sản xuất về nước để tránh rủi ro liên quan đến thị trường Trung Quốc, 8 công ty được hỏi cho biết đã hoặc đang nghĩ đến việc này. Khoảng 60% công ty cho biết đang tiến hành đào tạo nội bộ hoặc xác định “các công nghệ quan trọng” trong bối cảnh các doanh nghiệp Nhật Bản có các hoạt động thương mại với cả Mỹ và Trung Quốc đều chú trọng thực hiện các biện pháp chống rò rỉ thông tin. (Kyodo News)

Cơ quan Thống kê Hàn Quốc vừa cho biết, sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng 11/2020 tăng so với tháng trước đó do xuất khẩu hàng hóa được cải thiện.

Theo đó, tổng sản lượng công nghiệp của quốc gia này trong tháng 11/2020 đã tăng 0,7%. Sản lượng của các ngành khai thác mỏ, chế tạo, khí đốt và điện tăng 0,3% so với tháng trước đó. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết, nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ “phục hồi nhẹ” trong năm tới, nhờ quá trình phát triển vaccine ngừa dịch Covid-19 và các biện pháp kích thích kinh tế của các nước phát triển. BoK dự báo, kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2021, song những yếu tố bất ổn vẫn còn do đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới. (TTXVN)


ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới - bắt đầu mua gạo Ấn Độ lần đầu tiên trong vòng nhiều thập kỷ, sau khi giá trên thị trường trong nước tăng lên mức cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây do nguồn cung hạn hẹp. Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần qua được chào giá 500 – 505 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với mức 381 – 387 USD/tấn gạo cùng loại của Ấn Độ. Tổng sản lượng lúa của Việt Nam năm 2020 giảm 1,85% xuống 42,69 triệu tấn (tương đương khoảng 21,35 triệu tấn gạo), xuất khẩu gạo năm 2020 ước tính giảm 3,5% xuống 6,15 triệu tấn. Trong khi đó, dữ liệu sơ bộ của Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết, nước này xuất khẩu kỷ lục 14 triệu tấn gạo trong năm 2020. (Reuters)

Tập đoàn điện lực nhà nước PLN của Indonesia vừa nhận được khoản “tín dụng xanh” trị giá 500 triệu USD, với sự bảo lãnh của Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB), để tiếp tục vận hành 7 dự án năng lượng tái tạo trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bùng phát nghiêm trọng trên thế giới.

Trong thông cáo mới đây, nhà phân phối điện độc quyền của Indonesia cho biết, trong 5 năm tới, MIGA sẽ bảo lãnh 95% khoản vay từ một liên danh quốc tế gồm ngân hàng JPMorgan của Mỹ, Tập đoàn Ngân hàng OCBC của Singapore, ngân hàng KfW IPEX của Đức và Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản. Sở hữu nhiều nhà máy điện, trong đó gần 40% chạy bằng than, PLN đang nỗ lực đa dạng hóa các kênh huy động vốn, trong bối cảnh các tổ chức cho vay quốc tế ngừng các khoản tài trợ cho các nhà máy điện chạy than nhằm thực hiện các cam kết môi trường. (The Jakarta Post)

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) mới đây đánh giá nền kinh tế nước này tiếp tục phục hồi trong tháng 11/2020, song mức độ phục hồi giữa các lĩnh vực không đồng đều. BoT đánh giá sự cải thiện của thị trường lao động không đồng đều giữa các khu vực kinh tế, đặc biệt là các ngành liên quan đến du lịch có sự phục hồi chậm hơn so với các lĩnh vực khác. Số lượng khách du khách nước ngoài tiếp tục sụt giảm nhanh chóng do các biện pháp hạn chế đi lại. Chính phủ Thái Lan đã áp dụng thị thực du lịch đặc biệt (STV), nhưng số lượng khách du khách nước ngoài vẫn ở mức rất khiêm tốn. Tiêu dùng tư nhân trong tháng 11/2020 gia tăng so với cùng kỳ năm 2019, nhờ các biện pháp kích thích của chính phủ nhằm hỗ trợ sức mua tiêu dùng cá nhân và trong các dịp nghỉ lễ dài ngày. Mặc dù các chỉ số tiêu dùng tư nhân tiếp tục phục hồi, sự chuyển biến vẫn đang ở mức dễ bị tổn thương, phản ánh qua tỷ lệ thất nghiệp cao cùng với biên độ chênh lệch về thu nhập. (Thai Enquirer)

Trong thông điệp gửi tới người dân nhân dịp Năm mới 2021, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã nhấn mạnh 5 ưu tiên mà chính phủ nước này sẽ tập trung cho chiến lược phục hồi sau đại dịch Covid-19. Ưu tiên đầu tiên và quan trọng nhất đó là tăng cường sức khỏe của cộng đồng thông qua việc mua vaccine và khởi động chương trình tiêm chủng toàn quốc. Lĩnh vực ưu tiên thứ hai mà Chính phủ Malaysia đặt ra đó là củng cố và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế với việc thực hiện Dự luật Ngân sách 2021 và kế hoạch 5 năm lần thứ 12. Đảm bảo sự ổn định chính trị, quản trị và điều hành, những nhân tố nền tảng cho sự phục hồi kinh tế là ưu tiên thứ 3 mà Chính phủ Malaysia hướng tới. Ưu tiên thứ tư là tập trung vào đảm bảo chủ quyền quốc gia được duy trì và củng cố vị thế trên phạm vi toàn cầu. Ưu tiên thứ năm đó là tăng cường sự đoàn kết giữa những người dân. (Yahoo News)

Chính phủ Campuchia đã lên dự thảo kế hoạch phục hồi ngành du lịch trong và sau đại dịch Covid-19. Dự thảo này vạch ra lộ trình ba giai đoạn, gồm quản lý khủng hoảng trong trạng thái bình thường mới, linh hoạt và tái khởi động ngành du lịch giai đoạn 2020-2021; hồi phục sau khủng hoảng Covid-19 giai đoạn 2022-2023; và chuẩn bị cho sự trỗi dậy của ngành này trong giai đoạn 2024-2025.

Bản dự thảo lộ trình được Ủy ban Quốc gia Phát triển Du lịch khởi thảo và được các bộ/ngành, cơ quan hữu quan ủng hộ mạnh mẽ. Từ đầu tháng 12/2020, Chính phủ Campuchia đã có nhiều biện pháp hỗ trợ các ngành kinh tế trụ cột như dệt may, du lịch, hàng không, vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Theo thống kê của Bộ Du lịch Campuchia công bố đầu tháng này, trong 10 tháng từ tháng 1-10/2020, lượng khách du lịch quốc tế đến Campuchia giảm sút chưa từng thấy với tỷ lệ giảm 76,1% so với cùng kỳ năm ngoái, từ hơn 5 triệu lượt khách xuống còn hơn 1 triệu lượt, trong đó đông nhất vẫn là khách Trung Quốc, tiếp đến là du khách Thái Lan, Việt Nam và Mỹ. (TTXVN)

Giá vàng hôm nay 7/1: Vàng bị 'lơ' vì Bitcoin, kim loại quý sắp kiệt đà tăng?

Giá vàng hôm nay 7/1: Vàng bị 'lơ' vì Bitcoin, kim loại quý sắp kiệt đà tăng?

TGVN. Giá vàng thế giới hôm nay quay đầu giảm tới hơn 40 USD/ounce do hoạt động chốt lời của giới đầu tư ngắn hạn. ...

Covid-19 và cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử

Covid-19 và cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử

TGVN. Chưa rõ đến bao giờ nền kinh tế mới có thể hồi phục hoàn toàn như trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, khi ...

Năm 2021: Các yếu tố 'may rủi' đối với giá vàng, USD, dầu thô và cổ phiếu?

Năm 2021: Các yếu tố 'may rủi' đối với giá vàng, USD, dầu thô và cổ phiếu?

TGVN. Giá vàng có được giữ vững?Đồng USD sẽ tiếp tục xuống giá? Giá dầu thô sẽ cao đến mức nào? Giá cổ phiếu sẽ ...

Đọc thêm

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị ...
Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Bốn váy cưới giúp Chu Thanh Huyền đẹp trong veo trong ngày nên duyên cùng Quang Hải

Hôm 28/3, Chu Thanh Huyền mặc 4 váy cưới đa phong cách, từ tối giản tới đầm ballgown xòe bồng, đậm chất Hoàng gia.
HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

HLV Mourinho và khả năng dẫn dắt tuyển Hàn Quốc

Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc có ý định tìm HLV ngoại dẫn dắt đội tuyển quốc gia, HLV Mourinho trong danh sách ứng cử viên HLV đội tuyển Hàn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết ngày mai (30/3): Đông Bắc Bộ ngày nắng; nhiều khu vực có nơi nắng nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt; Tây Nguyên tối mưa to cục bộ

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (30/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng chủ trì cuộc họp báo.
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Trong hội họa, bức tranh được coi là hoàn hảo khi có một điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn của người xem. Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị hiện đại, các tòa tháp ...
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động