Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (9/9-16/9): Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ kéo dài 5 năm nữa, Anh đơn phương thay đổi thỏa thuận Brexit với EU

Chu Văn
TGVN. Kinh tế thế giới đã xuất hiện những dấu hiệu tăng trưởng trở lại, căng thẳng Mỹ-Trung sẽ kéo dài 5 năm nữa, Anh đơn phương thay đổi thỏa thuận Brexit với EU, EU cân nhắc áp thuế kỹ thuật số trước áp lực từ Pháp... là các tin nổi bật trong tuần qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
kinh-te-the-gioi-noi-bat-tuan-qua-237-307-vang-tang-tro-lai-sau-quyet-dinh-cua-fed
Kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian suy giảm nghiêm trọng.

Kinh tế toàn cầu

Kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian suy giảm nghiêm trọng

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu tăng trưởng trở lại sau thời gian suy giảm nghiêm trọng do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng đà phục hồi hoàn toàn sẽ có thể gặp nhiều trắc trở nếu không có vaccine phòng ngừa Covid-19.

Những biện pháp hỗ trợ trên quy mô lớn và nhanh chóng của các chính phủ cũng đã giúp tăng khả năng chống chọi của nền kinh tế và tiếp sức cho giai đoạn hồi phục ban đầu. Nhưng chính phủ các nước cũng cần cảnh giác trong việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ vốn đang trong giai đoạn khan hiếm và tỉnh táo nhận định một số công ty chắc chắn sẽ thất bại, đặc biệt trong những ngành như du lịch, hoặc bị loại bỏ trong thời kỳ hậu dịch Covid-19. (Foreign Policy)


Nhu cầu đi lại trên toàn cầu dự kiến sẽ giảm 57% trong năm 2020

Công ty tư vấn Oxford Economics của Anh cho biết, nhu cầu đi lại trên toàn cầu dự kiến sẽ giảm 57% trong năm 2020 do các nước kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn và các biện pháp cách ly được áp dụng nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19.

Nhu cầu du lịch nước ngoài sẽ không trở lại mức bình thường cho đến năm 2024 do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các nền kinh tế và tâm lý bi quan kéo dài đối với du lịch quốc tế, bao gồm cả du lịch giải trí và kinh doanh. Mức giảm 57%, tương đương giảm 847 triệu lượt khách, theo dự đoán của Oxford Economics, sẽ xảy ra ở tất cả các khu vực. Điểm đến Bắc Mỹ dự kiến sẽ có lượng du khách giảm mạnh nhất với mức 70%, châu Á - Thái Bình Dương sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai với mức giảm 57%. Du lịch xuyên biên giới có khả năng giảm 56% ở châu Âu bất chấp những động thái gần đây nhằm mở cửa lại biên giới và khởi động lại hoạt động du lịch (Oxford Economics).


Mỹ-Trung Quốc

Báo cáo của Chính phủ Trung Quốc dự báo tranh chấp thương mại giữa nước này và Mỹ sẽ căng thẳng trong vòng 5 năm nữa.

"Không loại trừ Mỹ sẽ làm mọi cách có thể để kiềm chế Trung Quốc", báo cáo khẳng định. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc ước tính tỉ trọng của nước này trong nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt 18,1% vào năm 2025, tăng từ 16,2% của năm 2019. Trong khi đó, tỉ trọng của Mỹ sẽ giảm từ 24,1% xuống còn 21,9% trong cùng giai đoạn. Các kết quả nghiên cứu dự kiến ​​sẽ được đưa vào các kế hoạch và chiến lược chính thức của Trung Quốc. Một trong những nhận định đáng chú ý trong báo cáo là kinh tế toàn cầu sẽ trải qua một sự thay đổi sâu rộng trong những năm tới. Theo đó, các quốc gia và công ty đa quốc gia ngày càng coi trọng “an ninh” khi thiết kế chuỗi cung ứng của họ, với nền kinh tế toàn cầu phân mảnh thành ba khối lớn tập trung ở Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. (SMCP)


Mỹ

Wall Street Journal đã khảo sát 62 nhà kinh tế và các doanh nhân, kết quả cho thấy nền kinh tế Mỹ và thị trường lao động đang phục hồi nhanh hơn dự đoán sau suy thoái do tác động của dịch Covid-19.

GDP của Mỹ được dự đoán sẽ tăng với tốc độ là 23,9% trong quý III và tăng trưởng quý IV dự kiến 4,9%, cho thấy sự phục hồi sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Thị trường lao động cũng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 8,4% trong tháng 8, kỳ vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống 8,1% vào tháng 12.

Tuy nhiên, Chiến lược gia cấp cao của Mỹ tại Dutch Philip Marey lại đưa ra dự báo về triển vọng kém lạc quan: “Một làn sóng thứ hai của dịch bệnh Covid-19, leo thang căng thẳng với Trung Quốc, cạnh tranh bầu cử, bất ổn dân sự và khoản hỗ trợ tài chính không đủ có thể là một liều thuốc độc đẩy nền kinh tế vào đợt suy thoái thứ hai” trong quý IV. (Wall Street Journal)


Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 8 sau khi điều chỉnh tăng 0,4%. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tăng trở lại sau khi giảm sâu vào đầu đại dịch.

Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng trở lại trong mùa hè khi các bang tái mở cửa nền kinh tế. Giá cả một số hàng hóa đã tăng khá mạnh, phản ánh sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng trong đại dịch cũng như sự đứt gãy kéo dài của chuỗi kinh doanh và nhiều ngành buộc phải thích nghi với tình hình mới. Xu hướng dài hạn cho thấy áp lực lạm phát đã giảm. Theo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), chỉ số lạm phát cơ bản đã được kiểm soát ở mức mục tiêu 2% và Fed vẫn tiếp tục duy trì lãi suất thấp để kiềm chế lạm phát. (Wall Street Journal)


Trung Quốc

Quan chức Trung Quốc đã bắt đầu nhấn mạnh việc theo đuổi chiến lược “tuần hoàn kép". Cụm từ này dường như có nghĩa là Trung Quốc sẽ nỗ lực gấp đôi để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước và việc "tự cung tự cấp" về mặt công nghệ, trong khi vẫn tiếp tục tận dụng các lợi ích từ quá trình toàn cầu hóa.

Trung Quốc đã cố gắng trong nhiều năm để chuyển đổi động lực tăng trưởng từ đầu tư và xuất khẩu sang chi tiêu hộ gia đình. Kết quả là tỷ trọng tổng giá trị xuất khẩu trên GDP đã giảm một nửa kể từ năm 2007, và tiêu dùng nội địa đóng góp gần 60% trong tăng trưởng GDP năm 2019. Tuy nhiên, tiêu dùng tư nhân trong năm 2019 vẫn ở mức thấp, chỉ chiếm 39% GDP, mặc dù tăng so với mức 35% GDP của năm 2010 nhưng chỉ bằng một phần nhỏ so với mức 69% GDP của Mỹ.

Bên cạnh đó, chiến lược tuần hoàn kép nhấn mạnh đến việc tăng cường tự lực kinh tế, đó là việc mở rộng các chiến lược trước đó, bao gồm kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025", kế hoạch đạt được khả năng làm chủ một loạt công nghệ tiên tiến và chương trình nghị sự "cải cách cơ cấu bên cung" ra mắt vào năm 2015. (Reuters)


Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc trong tháng 8 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức tăng trưởng đầu tiên trong 8 tháng năm nay, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Tuy nhiên, tính cả 8 tháng năm nay, doanh số bán lẻ tại Trung Quốc vẫn lao dốc tới 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, sản xuất công nghiệp Trung Quốc trong tháng 8 tăng tới 5,6% so với cùng kỳ năm trước, còn đầu tư tài sản cố định trong 8 tháng đầu năm 2020 giảm 0,3%. Sau thông tin tích cực về bán lẻ và sản xuất công nghiệp, đồng Nhân dân tệ giao dịch nội địa mạnh lên mức 6,7849 CNY đổi 1 USD, so với mức 6,808 CNY/USD thiết lập trước đó, trong khi Nhân dân tệ giao dịch hải ngoại đạt 6,7859 CNY/USD. (Asia Times)


Châu Âu

Các bộ trưởng tài chính thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang phải chịu áp lực từ Pháp về việc áp thuế kỹ thuật số ở châu lục này, khi các cuộc đàm phán quốc tế với sự tham gia của Mỹ đang chìm trong bế tắc.

Gần 140 quốc gia đang cố gắng đàm phán hàng loạt quy định mới để đánh thuế những “gã khổng lồ” công nghệ như Google hay Facebook - những doanh nghiệp thường chuyển doanh thu sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn theo quy định hiện hành. Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tỏ ra không mấy tin tưởng, các cuộc thảo luận về vấn đề này tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ thành công.

Ông Bruno muốn EU tự lập ra các quy định áp thuế kỹ thuật số của riêng mình. Hiện Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italy và một số quốc gia khác đã áp thuế đối với các công ty công nghệ lớn. Song giới chức Mỹ cho rằng điều này là sự phân biệt đối xử với các công ty Mỹ. Mỹ vẫn phản đối các ý tưởng áp thuế công nghệ được đưa ra tại OECD, nhưng Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz bày tỏ tin tưởng, một kế hoạch chi tiết về các quy định quốc tế có thể được thống nhất vào cuối năm nay. (AFP)


Ngày 9/9, Chính phủ Anh đã công bố một dự luật mới chi phối các thỏa thuận thương mại hậu Brexit trong nội bộ nước này, mà chính việc phê chuẩn dự luật này vi phạm thỏa thuận giữa Anh với EU.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng, Dự luật thị trường nội địa Anh sẽ duy trì việc làm và hòa bình ở Bắc Ireland, song chính phủ của ông thừa nhận văn kiện này đề ra những thay đổi đơn phương vi phạm Thỏa thuận Brexit với EU. Ngay lập tức, Ủy ban châu Âu (EC) đã ra tối hậu thư yêu cầu Chính phủ Anh rút lại Dự luật trên, nhấn mạnh EU sẽ không do dự sử dụng luật pháp nếu yêu cầu này không được đáp ứng. Chủ tịch Hội đồng châu Âu ngày 13/9 đã cảnh báo Chính phủ Anh rằng, nước này phải có trách nhiệm và thực thi đầy đủ thoả thuận Brexit. (AFP)


Nhật Bản và Hàn Quốc

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã thông qua những chính sách cơ bản nhằm thực hiện mục tiêu số hóa doanh nghiệp và tăng cường chuỗi cung ứng để đối phó với tác động kéo dài của dịch Covid-19, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Kajiyama Hiroshi cho biết "đã đến lúc thay đổi cấu trúc kinh tế Nhật Bản khi quá trình chuyển đổi sang giai đoạn bình thường mới đang diễn ra trên toàn thế giới". Trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ thúc đẩy hình thức quản lý doanh nghiệp kiểu mới, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để thay đổi mô hình kinh doanh, triển khai hình thức thanh toán không tiếp xúc để hạn chế sử dụng tiền mặt... đồng thời tăng cường chuỗi cung ứng và hỗ trợ đa dạng hóa các cơ sở sản xuất tập trung vào lĩnh vực vật tư y tế và các ngành công nghiệp cốt lõi. (Japan Times)


Theo số liệu từ Korea Statistics, các doanh nghiệp nhỏ tại Hàn Quốc đang "đổ vỡ" với tốc độ chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á bao gồm khách sạn, nhà hàng và bán lẻ, với nhiều doanh nghiệp nhỏ và do gia đình quản lý. Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự kinh doanh cao nhất thế giới, chiếm khoảng 25% thị trường việc làm. Statistics Korea cho biết, trong tháng Bảy, số doanh nghiệp tự kinh doanh đã giảm 128.000 doanh nghiệp so với một năm trước đó xuống 5,55 triệu, ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009. (Reuters, Financial Post)


ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

Các công ty dịch vụ tài chính và công nghệ lớn của Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực mở rộng tại Singapore trong bối cảnh cánh cửa đến Mỹ và Ấn Độ đang bị đóng chặt, khiến trung tâm tài chính Châu Á đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với tăng trưởng quốc tế.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Fintech Singapore Chia Hock Lai cho biết: “Singapore đang được hưởng lợi từ căng thẳng địa chính trị”. Số thành viên của tổ chức đã tăng từ 350 (tháng 3/2020) lên 780 (tháng 9/2020). Ông Chia cũng cho biết, mối quan hệ thương mại và địa chính trị ngày càng xấu đi giữa Bắc Kinh và Washington thực sự đang thúc đẩy việc dịch chuyển và chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc.(Financial Times)


Ngành dệt may của các nước khu vực gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam - còn gọi là các nước CLMV - đang đối mặt với nguy cơ ngắn hạn từ sự bùng phát của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đặc biệt là tại Campuchia. Các biện pháp phong toả để kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại các nước CLMV. Campuchia là nước gánh chịu thiệt hại nặng nhất bởi 66% xuất khẩu của nước này là từ ngành công nghiệp dệt may, vốn được hưởng lợi nhiều từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dự đoán, FDI vào Campuchia sẽ giảm mạnh trong năm 2020 sau khi đạt mức kỷ lục trong năm 2019. (Business Times)


Tập đoàn Reliance Industries Ltd của Ấn Độ ngày 9/9 cho biết công ty chứng khoán Silver Lake Partners của Mỹ sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào chi nhánh bán lẻ Reliance Retail, giúp tập đoàn này củng cố vị trí là tập đoàn bán lẻ lớn nhất Ấn Độ. Động thái trên sẽ mở ra một cuộc chiến ba bên giữa Reliance, Amazon và Walmart trong việc thu hút người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ mà nhiều người trong số họ mới đây đã chuyển sang mua sắm trực tuyến thực phẩm và tạp hóa phẩm do đại dịch Covid-19.(Reuters)


Tại sao Mỹ-Trung Quốc cần ‘đình chiến’ ?

Tại sao Mỹ-Trung Quốc cần ‘đình chiến’ ?

TGVN. Trong 5-10 năm tới, nếu Mỹ-Trung Quốc không đối thoại, đàm phán và tìm kiếm nhận thức chung, nền kinh tế toàn cầu sẽ ...

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (3/9-9/9): Ai giàu nhất thế giới? Tổng thống Trump tiếp tục muốn kìm hãm quan hệ với Bắc Kinh

Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (3/9-9/9): Ai giàu nhất thế giới? Tổng thống Trump tiếp tục muốn kìm hãm quan hệ với Bắc Kinh

TGVN. Ai tiếp tục giàu nhất thế giới? Tổng thống Trump muốn kìm hãm quan hệ với Bắc Kinh, giá dầu lao dốc, triển vọng ...

Kinh tế Mỹ - kỳ vọng của thế giới, hy vọng của ông Trump

Kinh tế Mỹ - kỳ vọng của thế giới, hy vọng của ông Trump

TGVN. Cú sốc mang tên Covid-19 đến vào những ngày đầu năm 2020 đã không chỉ làm "đảo ngược" cục diện trên chính trường Mỹ.

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3 ghi nhận đồng USD tăng trước một loạt cuộc họp của các ngân hàng trung ương trong tuần này.
Ngày quốc tế hạnh phúc: Hạnh phúc của người dân đến từ đâu?

Ngày quốc tế hạnh phúc: Hạnh phúc của người dân đến từ đâu?

Mỗi người sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau về hạnh phúc. Tiêu chuẩn này dựa trên sự thoải mái, hài lòng của người đó với chính tiêu chí của ...
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu?

Xin hỏi đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn có bị xử phạt không? Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu? ...
Chuyển nhượng cầu thủ: MU dự tính chiêu mộ tiền đạo Newcastle Bruno Guimaraes

Chuyển nhượng cầu thủ: MU dự tính chiêu mộ tiền đạo Newcastle Bruno Guimaraes

MU sẵn sàng trả mức phí cao cho tiền vệ Bruno Guimaraes trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè nhằm tăng cường sức mạnh hướng đến cuộc đua danh hiệu.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay đi ngang ở cả ba miền. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg, đang dừng ở mức cao
Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024, tiêu trong nước tăng giá, nông dân có lợi nhuận tốt, nhận định thị trường ‘sáng cửa’, tâm lý trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 19/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.500 – 95.500 đồng/kg.
Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu

Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu

Chiều 18/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NIC phối hợp với Tập đoàn Meta công bố chương trình 'Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024'.
Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên, đi ngược lại xu hướng toàn cầu

Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên, đi ngược lại xu hướng toàn cầu

Các nền kinh tế tự do đang suy giảm trên toàn thế giới, nhưng Việt Nam lại đi ngược xu hướng chung.
Giá cà phê hôm nay 18/3/2024: Giá cà phê trong nước liên tiếp xô đổ các mức giá, thị trường sẽ 'đi đâu' trước sức ép hàng vụ mới của Brazil?

Giá cà phê hôm nay 18/3/2024: Giá cà phê trong nước liên tiếp xô đổ các mức giá, thị trường sẽ 'đi đâu' trước sức ép hàng vụ mới của Brazil?

Trong khi giá cà phê trong nước tuần qua tăng chưa từng có từ 2.000 – 2.300 đồng, giá cà phê nội địa liên tiếp xô đổ các mức giá. Thị trường sẽ đi đâu?
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Khám phá cơ hội đầu tư lớn tại Dự án Đông Tăng Long

Dự án Khu đô thị mới Đông Tăng Long có tổng diện tích lên tới 160ha là một trong những dự án bất động sản hiếm hoi tại TP. HCM rộng lớn và nằm tại ...
Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ghi nhận động thái tích cực

Thị trường bất động sản năm 2024 dù còn nhiều khó khăn và mức phục hồi không đồng đều, nhưng đang và sẽ ghi nhận những động thái tích cực.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3: Euro, Bảng Anh 'ngược chiều' USD, thị trường tự do đã hạ nhiệt

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/3 ghi nhận đồng USD tăng trước một loạt cuộc họp của các ngân hàng trung ương trong tuần này.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Thị trường chứng khoán Nhật Bản 'mất kết nối' với nền kinh tế, vì sao vậy?

Chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Nhật Bản đã liên tục 'xô đổ' các mức cao mới và tăng hơn 18% kể từ đầu năm nay.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3: USD ổn định, Euro nỗ lực giữ đà tăng bền vững

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/3 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3: USD/VND tăng cao, doanh nghiệp 'chịu trận'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/3 ghi nhận đồng USD tăng giá nhờ được thúc đẩy bởi dữ liệu từ Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3: USD 'quay xe' hạ giá, thị trường tự do không còn 'nóng rẫy'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/3 ghi nhận đồng Euro tăng 0,2% so với đồng USD, đạt mức 1,0951 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/3: USD giao dịch đầy biến động, Euro được 'ưu ái'

Tỷ giá USD tăng nhẹ sau khi dữ liệu mới công bố cho thấy, lạm phát tháng 2 tại Mỹ cao hơn dự kiến.
Phiên bản di động