Kinh tế Trung Đông: Khi mỏ dầu không còn là đầu câu chuyện

Phương Ngọc
Sẽ là thiếu sót lớn nếu cho rằng các quốc gia tại khu vực Trung Đông chỉ “giàu vì dầu” mà bỏ qua những lĩnh vực kinh tế tiềm năng khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Với nhiều người, nhắc đến Trung Đông là nói đến dầu khí. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào này thường được coi là giỏ trứng “vàng đen” của Trung Đông, khi nhiều quốc gia chủ chốt trong khu vực trở nên giàu có nhờ vào xuất khẩu dầu khí.

Song trên thực tế, chỉ một số quốc gia quanh vùng Vịnh được hưởng lợi trực tiếp từ tài nguyên thiên nhiên này, trong khi các nước còn lại có rất ít, hoặc không có trữ lượng dầu.

Thêm vào đó, hiểu rằng “không bao giờ nên bỏ hết trứng vào cùng một giỏ”, ngay cả những quốc gia vùng Vịnh vốn phụ thuộc nhiều vào dầu khí cũng đã sớm đặt ra chiến lược dài hạn để đa dạng hóa nền kinh tế từ nhiều thập kỷ trước, với tỷ trọng lĩnh vực dầu khí trong tổng GDP ngày càng giảm.

Giờ đây, dầu khí vẫn đóng vai trò quan trọng, song không còn là đầu câu chuyện với Trung Đông nữa.

(07.24) Trữ lượng dầu thô tại các nước Trung Đông. Nguồn: Middle East Geographies.
Trữ lượng dầu thô tại các nước Trung Đông. (Nguồn: Middle East Geographies)

Làm giàu không từ dầu

Nhiều nền kinh tế thịnh vượng, tự do và có thu nhập bình quân đầu người thuộc mức cao tại Trung Đông đều có đặc điểm chung là “nghèo dầu”, đơn cử như ba quốc gia sau.

Là nền kinh tế lớn nhất tại Trung Đông và lớn thứ 15 thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ có cơ cấu kinh tế đan xen giữa công nghiệp, nông nghiệp truyền thống và hoạt động dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Ankara hiện xếp thứ 6 trong danh sách các quốc gia thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất.

Nổi tiếng là quốc gia thiếu thốn tài nguyên, Israel có GDP bình quân đầu người cao thứ 3 khu vực với thế mạnh về công nghiệp quân sự, kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học và công nghệ cao.

Tương tự, Jordan cũng không phụ thuộc vào dầu khí và là một trong những nền kinh tế trung bình cao tự do nhất Trung Đông, phát triển mạnh dựa vào du lịch, thương mại, khoa học công nghệ, viễn thông và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thêm giỏ, bỏ trứng

Từ cuối thập niên 1990, nhận thức rõ nhu cầu cải cách mạnh mẽ, các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã có nhiều thay đổi nhằm giảm sự phụ thuộc đơn nhất vào khai thác, xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, hướng tới xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng, hội nhập với quốc tế hơn.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 bùng phát, giá dầu biến động mạnh cùng nền chính trị dầu khí ngày càng bất ổn đã đặt ra yêu cầu cấp đa dạng hóa cấp thiết với các quốc gia vùng Vịnh.

Cụ thể, tính đến năm 2018, các quốc gia GCC đã đạt nhiều tiến bộ trong giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu khí. Tỷ trọng lĩnh vực phi dầu khí trong tổng GDP tăng trưởng đáng kể, chiếm trên 50%.

Với cải cách đặc biệt thành công, Bahrain được coi là nền kinh tế “hậu dầu khí” đầu tiên của vùng Vịnh. Theo sau là UAE, riêng tại Dubai thì tỷ trọng dầu khí chỉ chiếm 2% GDP.

Các nước còn lại cũng đều thể hiện rõ mục tiêu đa dạng hóa trong những chiến lược dài hạn đầy tham vọng, hướng tới tương lai phát triển bền vững, kinh tế xanh, sạch và tái tạo. Có thể kể đến “Tầm nhìn 2030” của Saudi Arabia, “Tầm nhìn 2035” từ Kuwait hay “Tầm nhìn 2040” của Oman.

(7.24) Tỷ trọng GDP phi dầu khí của các nước vùng Vịnh. Nguồn: Haver Analytics.
Tỷ trọng GDP phi dầu khí của các nước vùng Vịnh. (Nguồn: Haver Analytics)

Vậy họ đã, đang và sẽ làm như thế nào?

Nguồn thu nhập khổng lồ từ khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu khí đang được tích cực chuyển hướng đầu tư cho các ngành mũi nhọn khác như năng lượng sạch, tài chính, ngân hàng (đặc biệt là hệ thống ngân hàng Hồi giáo), du lịch, bất động sản, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và giáo dục…

Đặc biệt, những nước khai thác nhiều dầu khí nhất tại Trung Đông như Saudi Arabia hay UAE lại đang thể hiện vai trò tiên phong trong đẩy mạnh tăng trưởng xanh, đầu tư sản xuất hydrogen xanh như một lối đi mới cho nền kinh tế kỷ nguyên hậu dầu khí.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng được đẩy mạnh, với 4/10 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới hiện nay xuất phát từ Trung Đông.

Trở lại hậu đại dịch

Nhiều chỉ dấu cho thấy các quốc gia Trung Đông sẽ trở lại mạnh mẽ hơn sau đại dịch Covid-19.

Mặc dù suy giảm nghiêm do tác động của đại dịch, song kinh tế khu vực được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán sẽ có sự phục hồi tăng tốc trong năm nay.

Nhiều nước Trung Đông đang dẫn đầu thế giới về tốc độ tiêm vaccine Covid-19 – yếu tố quyết định đến tốc độ phục hồi của nền kinh tế.

Thêm vào đó, Trung Đông nằm trong số các khu vực có dân số tăng nhanh và trẻ nhất thế giới, dự báo sẽ đạt 580 triệu người năm 2030. Chưa cần nói đến giới siêu giàu hay tỷ phú, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng cũng đang sở hữu khối lượng tài sản đáng kể và sẵn sàng “vung tiền”.

Sự năng động về mặt nhân khẩu học này chính là động lực tối quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế tiêu dùng.

Ngoài ra, Trung Đông cũng sở hữu lợi thế đặc thù so với các khu vực khác. Nơi đây có chi phí vốn thấp, khả năng thâm nhập thị trường cao, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt và ổn định trong nhiều lĩnh vực quan trọng, cùng vị trí địa chiến lược nằm giữa châu Âu, châu Á và châu Phi.

(7.24) Cảng Jebel Ali tại Dubai, UAE, một trong 10 cảng biển lớn nhất thế giới. Với vị trí địa chiến lược đặc thù, Trung Đông là một trong những “trạm trung chuyển” quan trọng của thế giới. (Nguồn: Wikipedia)
Với vị trí địa chiến lược đặc thù, Trung Đông là một trong những “trạm trung chuyển” quan trọng của thế giới. Ảnh chụp cảng Jebel Ali tại Dubai, UAE - một trong 10 cảng biển lớn nhất thế giới. (Nguồn: Wikipedia)

Bên cạnh đó, Trung Đông vẫn tồn tại nhiều thách thức đáng kể như nội chiến, xung đột vũ trang tại một số quốc gia và cạnh tranh chiến lược giữa nước lớn.

Ngoài ra, nhiều dự báo cho thấy nỗ lực giảm phụ thuộc dầu khí tại vùng Vịnh có thể sẽ mất ít nhất một thập niên nữa mới thành công.

Song xét cho cùng, tiềm năng phát triển của khu vực này vẫn là rất lớn. Các quốc gia thịnh vượng, không phụ thuộc dầu khí đang cho thấy dấu hiệu hồi phục nhanh chóng sau Covid-19.

Trong khi đó, các quốc gia vùng Vịnh vẫn sẽ tiếp tục “ngồi trên đống vàng” kể cả trong tầm nhìn 10 năm tới.

Kỷ nguyên hậu dầu khí có lẽ vẫn còn ở tương lai xa, mặc dù đã được dự đoán từ trước. Đến giữa năm 2021, giá dầu thô không những đã hồi phục mà còn vượt cả mức trước khi đại dịch bùng phát.

Ngân sách từ nguồn dầu sẽ tạo dư địa để các quốc gia vùng Vịnh thử nghiệm, điều chỉnh chính sách, đầu tư vào các lĩnh vực mới, tìm kiếm lối đi phù hợp để chuẩn bị cho tương lai “hậu dầu khí”.

Việt Nam-Trung Đông: Tiềm năng rộng mở

Trong nửa đầu năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam với các đối tác chủ chốt tại Trung Đông tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7,4 tỷ USD. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong bối cảnh các bên đều bị tác động mạnh bởi Covid-19.

Tuy nhiên, kết quả tích cực vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Trung Đông.

Các nước Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng và lương thực thực phẩm lớn. Việt Nam, với khả năng xuất khẩu mạnh các sản phẩm này, là đối tác phù hợp.

Ngoài ra, cả hai bên đều có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực quan trọng như công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ, du lịch, bất động sản, cơ sở hạ tầng, năng lượng tái tạo…

Đây là mảnh đất màu mỡ, song chưa được khai thác nhiều trong hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác Trung Đông.

(07.24) Khu vực gian hàng Quốc gia của Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế Gulfood Dubai 2020. (Nguồn: Vinamilk)
Khu vực gian hàng Quốc gia của Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế Gulfood Dubai 2020. (Nguồn: Vinamilk)

Nhắc đến Trung Đông, đa số sẽ nghĩ ngay rằng điểm sáng kinh tế duy nhất của khu vực là những mỏ dầu dồi dào. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn những bài báo “giật tít” về sự lên xuống “gây sốc” của giá dầu, chúng ta thấy rằng Trung Đông thực chất là một thị trường rộng lớn, cởi mở, với nhiều ngành nghề kinh tế phát triển đa dạng để tìm hiểu và khai phá.

Thập niên tới sẽ là giai đoạn vàng để các quốc gia vùng Vịnh hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa kinh tế. Đồng thời, đây cũng là quãng thời gian cất cánh để Việt Nam phát triển bứt phá hướng tới Mục tiêu 2030, trở thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần có những góc nhìn, tư duy đổi mới về kinh tế Trung Đông để tích cực tăng cường hợp tác kinh tế đa lĩnh vực, tận dụng sự đổi mới trong chính sách phát triển, tái cơ cấu kinh tế và dịch chuyển đầu tư của khu vực.

Chúng ta cần tạo ra và nắm bắt vận hội mới ngay từ bây giờ, hướng tới một tương lai hợp tác Việt Nam-Trung Đông thực chất, dựa trên phát triển bền vững, nền kinh tế xanh và hội nhập với quốc tế.

Ông Biden khởi động chuỗi làm việc với các lãnh đạo Trung Đông để 'nghe ngóng'

Ông Biden khởi động chuỗi làm việc với các lãnh đạo Trung Đông để 'nghe ngóng'

Ngày 19/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm với Quốc vương Jordan Abdullah, một đồng minh quan trọng của Mỹ ở ...

Người Palestine đụng độ cảnh sát Israel ở Jerusalem, Núi Đền gặp nguy, EU lo ngại, Ai Cập cảnh báo

Người Palestine đụng độ cảnh sát Israel ở Jerusalem, Núi Đền gặp nguy, EU lo ngại, Ai Cập cảnh báo

Căng thẳng đã gia tăng trong những ngày gần đây tại quần thể đền Al-Aqsa (còn được gọi là Núi Đền) ở Jerusalem khi xảy ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Đọc thêm

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Bài tarot hôm nay 30/3/2024: Trong tháng 4 này, bạn có điều gì đáng chú ý?

Bài tarot hôm nay 30/3/2024: Trong tháng 4 này, bạn có điều gì đáng chú ý?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây theo trực giác để khám phá xem trong tháng 4 này, bạn có điều gì đáng chú ý nhé!
Người lao động trong thời gian thử việc cần nắm rõ những quy định gì?

Người lao động trong thời gian thử việc cần nắm rõ những quy định gì?

Sắp tới tôi sẽ đi làm ở công ty với vai trò thử việc, cho tôi hỏi tôi cần phải lưu ý những điều Luật nào trước khi đi làm? ...
Lễ Tết Thanh minh 2024 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh

Lễ Tết Thanh minh 2024 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Tết Thanh minh

Tết Thanh minh là một sự kiện tâm linh quan trọng của người Việt, thể hiện đạo lý 'uống nước nhớ nguồn', bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Phong phú hoạt động tại Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V

Phong phú hoạt động tại Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V

Baoquocte.vn. Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V diễn ra từ ngày 24-26/4 với sự tham dự của khoảng 200 đại biểu tiêu biểu từ 63 ...
Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Real Madrid được cho phải hoãn kế hoạch ra mắt Kylian Mbappe trước VCK EURO 2024, thay vào đó có thể phải đợi đến tháng 8.
Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Tờ Economist (Anh) mới đây đã chỉ ra 3 nguyên nhân có thể giá dầu tiếp tục ổn định trong năm 2024.
Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024: Giá vàng 'miệt mài' đi lên, cán mốc quan trọng, thế giới sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng hôm nay 29/3/2024 tại thị trường thế giới và trong nước đều giữ nhịp đi lên, cán mốc quan trọng.
Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Châu Âu đang có rất nhiều tiền mặt, vì đâu khoảng cách với Mỹ vẫn xa?

Tiền tư nhân, đầu tư vào chứng khoán địa phương tại châu Âu liệu có thể giúp thu hẹp khoảng cách tăng trưởng, năng suất với Mỹ và Trung Quốc?
Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Lạm phát Australia ổn định trong hai tháng đầu năm

Dữ liệu từ Cục Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 26/3 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 chỉ tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2023, tương tự mức tăng ...
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/3): EU nỗ lực thoát dầu khí Nga, chứng khoán Mỹ cao kỷ lục, Trung Quốc dần phục hồi bất chấp ‘cơn gió ngược’

Châu Âu tiếp tục hành trình giảm phụ thuộc vào dầu khí của Nga, chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Nền kinh tế ở 'ngã ba đường', Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói gì với lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ?

Ngày 27/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp lãnh đạo các doanh nghiệp và học giả Mỹ.
Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay 29/3: Giá heo hơi tiếp đà giảm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3: Giảm nhẹ; trong nước tăng mạnh, xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 29/3, giá dầu Brent và WTI giảm nhẹ. Xăng trong nước được điều chỉnh tăng mạnh từ chiều 28/3, riêng xăng RON 95-III tăng hơn 500 đồng/lít.
Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê hôm nay 29/3/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm mạnh, thị trường đón tín hiệu mới, sắp 'có biến'?

Giá cà phê robusta thế giới dự kiến còn hướng lên vùng kỷ lục 4.000 USD/tấn. Giá cà phê trong nước sẽ tiếp tục hướng tới các mức trên 100.000 đồng/kg...
Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Hợp tác thương mại Việt Nam-Canada trở thành ‘ngôi sao sáng’ trong khối CPTPP

Kể từ khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam-Canada tăng trưởng 170%.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024, nối dài chuỗi đi ngang, sản lượng thu hoạch có thể thấp hơn dự kiến, thị trường tiếp tục tăng?

Giá tiêu hôm nay 29/3/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3: Đồng USD leo dốc trước dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ; Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/3 ghi nhận đồng USD tăng giá trước khi dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Phiên bản di động