Kinh tế tuần hoàn - Hướng đi tất yếu hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững

Lê Hiền
Kinh tế tuần hoàn được xem như một công cụ thiết thực giúp chuyển đổi kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện sản xuất tiêu dùng bền vững, góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế tuần hoàn. (Nguồn: tontoton)
Kinh tế tuần hoàn như một công cụ thiết thực giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu sản xuất tiêu dùng bền vững. (Nguồn: tontoton)

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định “khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”.

Nghị quyết Đại hội XIII quán triệt tầm nhìn và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (circular economy) được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner từ năm 1990. Nó được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống.

Ellen MacArthur Foundation mô tả nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế.

Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh.

Nói một cách đơn giản, kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại của một doanh nghiệp.

Xu hướng toàn cầu

Theo các chuyên gia, thế giới hiện chỉ mới đưa được 8,6% sản lượng sản xuất vào vòng tuần hoàn, trong khi đó năm 2019 con số này là 9,1%. Nếu thiếu đi sự giám sát chặt chẽ đối với lộ trình này, lượng tài nguyên tiêu thụ vào năm 2060 sẽ gấp đôi năm 2015.

Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi từ kinh tế thẳng sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tại châu Á, Trung Quốc đã thông qua Chương trình chính sách kinh tế tuần hoàn (2017).

Tại châu Âu, các chiến lược như Kế hoạch hành động Tuần hoàn 2015 của Liên minh châu Âu (EU) và Chiến lược nhựa 2018 cũng đã được triển khai. Phần Lan, Pháp, Slovenia, Đức và Italy đã công bố các chiến lược và lộ trình để đạt được mục tiêu.

Hợp tác liên lục địa cũng áp dụng nền kinh tế tuần hoàn với hơn 200 doanh nghiệp cam kết với nền kinh tế tuần hoàn về nhựa (2019). Trung Quốc và EU cũng đã ký một Biên bản Ghi nhớ về Hợp tác Kinh tế Tuần hoàn, năm 2018.

Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu nên một nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới phát triển bền vững của Việt Nam là chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững. Kinh tế tuần hoàn như một công cụ thiết thực sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu này.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đặt ra 3 mục tiêu quan trọng là giảm phát thải, xanh hóa các ngành kinh tế và xanh hóa lối sống, thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Mục tiêu lâu dài trong tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu là giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP.

Theo đó, Chiến lược đặt ra mốc đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014. Xa hơn, năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014.

Các chuyên gia tham gia thảo luận tại Hội thảo chuyên đề “Kinh tế tuần hoàn – Tương lai của tăng trưởng kinh tế bình đẳng và bền vững”. (Nguồn: DĐ DN)
Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo chuyên đề “Kinh tế tuần hoàn - Tương lai của tăng trưởng kinh tế bình đẳng và bền vững”, tháng 10/2021. (Nguồn: DĐ DN)

Tại hội thảo chuyên đề “Kinh tế tuần hoàn - Tương lai của tăng trưởng kinh tế bình đẳng và bền vững” mới đây, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch điều hành Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) cho biết, trong những năm qua, khái niệm kinh tế tuần hoàn đã trở nên gần gũi hơn rất nhiều trong cộng đồng doanh nghiệp.

Kinh tế tuần hoàn đem đến một góc nhìn mới về việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu theo chiều hướng hiệu quả, tiết kiệm hơn; đồng thời không ngừng nhắc nhở người dân sử dụng các nguồn lực hữu hạn như nước, năng lượng, nguyên vật liệu và cả thực phẩm với vòng đời dài hơn, đạt giá trị cao hơn so với cách thức truyền thống hiện tại.

Nền kinh tế sẽ đạt được vòng tuần hoàn khép kín với sự tham gia tổng thể và toàn diện của các ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất thông qua việc chia sẻ thông tin, ứng dụng những mô hình kinh doanh mới, kết hợp các chuỗi cung ứng nhằm đạt được những mục tiêu được tính toán khoa học với sự hỗ trợ từ hệ thống luật và các quy định quản lý từ Chính phủ.

Cũng tại hội thảo, ông Mai Thế Toản - Phó Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường đưa ra những khuyến nghị cho lộ trình xây dựng chiến lược tuần hoàn tại doanh nghiệp từ góc độ quản lý cấp cao. Theo đó, mỗi doanh nghiệp đều cần trải qua các bước: Cải tiến về quy trình sản xuất, cải tiến về sản phẩm và mô hình kinh doanh.

Tại sự kiện, các diễn giả và đại diện doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều mô hình mới, sáng tạo; những sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trong thời gian qua như PRO Việt Nam, La Vie, Nestlé Việt Nam, Coca-Cola, BAT Việt Nam và HEINEKEN Việt Nam...

Các đại biểu cũng khẳng định trách nhiệm xã hội của các nhà sản xuất đang và sẽ trở thành công cụ thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế xanh và bền vững.

Hội thảo đã giới thiệu báo cáo kết quả nghiên cứu do VBCSD thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng thực hiện kinh tế tuần hoàn của ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực thực phẩm và đồ uống không cồn được triển khai từ tháng 5-9/2021.

Nghiên cứu được thực hiện trên 100 doanh nghiệp vừa và lớn thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến nguyên liệu và sản phẩm của 9 nhóm sản phẩm thuộc ngành hàng thực phẩm và đồ uống không cồn dựa trên phương pháp Circulytics của Ellen MacArthur Foundation.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 90% doanh nghiệp được khảo sát đã có các hoạt động chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn ở các mức độ khác nhau, tập trung ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng, sử dụng bao bì.

Báo cáo nghiên cứu nhận định, các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh đã có sự chuẩn bị tích cực cho việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, hoạt động hợp tác và truyền thông còn thiếu và yếu; trong đó, hoạt động chuyển đổi sử dụng năng lượng chưa được ưu tiên đúng mức.

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Đối với Việt Nam, tương lai để tăng trưởng kinh tế nằm ở việc tận dụng được tối đa các công nghệ kỹ thuật số, ...

'Chắp cánh' cho hàng Việt ra thế giới qua nền tảng Amazon

'Chắp cánh' cho hàng Việt ra thế giới qua nền tảng Amazon

Ngày 28/4, tại Hà Nội, Amazon Global Selling đã chính thức công bố mở rộng hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh ...

Xem nhiều

Đọc thêm

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể đặt ra thách thức nặng nề cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir Starmer.
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Chính sách thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về chi phí sản xuất và lạm phát trong nước.
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc

Trung Quốc đã trở thành một 'tấm gương' trong chuyển đổi năng lượng sạch với những cách tiếp cận, bước đi, chính sách táo bạo, hiệu quả.
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu

Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu

Nhóm BRICS, trong đó Nga-Trung Quốc là thành viên, được thành lập nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế, chống lại sự bá quyền của Mỹ-phương Tây.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động