Dầu mỏ và chính sách đối ngoại Mỹ

Kỳ 2: Mỹ “đình chiến” rồi “tham chiến”

Tưởng chừng những ưu thế về năng lượng của Washington sau hai cuộc Thế chiến có thể giúp Mỹ giữ vững vị thế siêu cường thế giới, ấy thế mà “gã khổng lồ” vẫn phải chật vật trong cuộc chiến dầu mỏ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Kỳ 1: Từ cơn sốt vàng đen đến kế hoạch Marshall

Kế hoạch Marshall chấm dứt vào năm 1951 do Đảng Cộng hòa Mỹ, phe phản đối kế hoạch này, thắng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ năm 1950. Tuy nhiên, những thành quả mà kế hoạch này đạt được là không thể phủ nhận: Các nước Tây Âu chịu ảnh hưởng kinh tế - chính trị mạnh mẽ của Washington tạo nền tảng cho liên minh xuyên Đại Tây Dương sau này. Chính sách ngoại giao “dung dưỡng” đồng minh mang lại cho Mỹ vị trí nhà sản xuất dầu lớn hàng đầu thế giới ngoài Liên Xô với gần 50% thị phần cung ứng thị trường dầu toàn cầu. Tuy nhiên, ưu thế này không duy trì được lâu do sự xuất hiện của những nhân tố mới cũng như chính sách sai lầm của Washington.

ky 2 my dinh chien roi tham chien
Hội nghị OPEC năm 1962. (Nguồn: OPEC)

Bỏ cuộc vì... sốc

Kỷ nguyên cạnh tranh toàn cầu về dầu mỏ có nhiều diễn biến mới với sự ra đời của Tổ chức các Quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Các quốc gia Ả rập vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn thu xuất khẩu dầu nay đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi việc giảm giá dầu của phần lớn các công ty phương Tây và những hạn ngạch nhập khẩu dầu từ Washington khiến các nguồn cung dầu của thế giới ế ẩm. Tháng 8/1960, các nước phương Tây một lần nữa đồng loạt giảm giá dầu mà không tham vấn các nước xuất khẩu. Để bảo vệ giá dầu, một tháng sau, các quốc gia Ả rập chiếm 80% lượng dầu xuất khẩu thế giới thành lập OPEC. Lúc ấy OPEC chưa gây được nhiều ảnh hưởng nên Washington cũng không mấy quan tâm đến “đối thủ tiềm tàng” này.

Rồi cuộc chiến sáu ngày giữa Israel và Ai Cập, Syria, Jordan xảy ra vào tháng 6/1967. Ngay ngày hôm sau, các Bộ trưởng dầu mỏ Ả rập kêu gọi cấm vận đối với các quốc gia muốn hỗ trợ Israel. Nước Mỹ không bị ảnh hưởng nhiều từ lệnh cấm vận. Tuy nhiên đây vẫn là lần đầu tiên các cường quốc dầu mỏ Ả rập chung tay sử dụng con bài dầu mỏ để gây áp lực chính trị.

Tháng 4/1971, OPEC tạo ra bước ngoặt trong việc tăng cường ảnh hưởng quốc tế của mình: các quốc gia Ả rập buộc các công ty dầu mỏ nước ngoài phải có những ràng buộc riêng trong việc tiếp cận nguồn dầu ở Trung Đông, tiêu biểu là các công ty sản xuất dầu ở Vịnh Ba Tư sẽ ký thỏa thuận Tehran (1971) trong khi đó các đồng nghiệp của họ ở Địa Trung Hải lại phải ký thỏa thuận Tripoli (1971). Kết quả là, đến cuối những năm 1970, các công ty dầu quốc tế chỉ có thể tiếp cận khoảng 7% trữ lượng dầu thế giới mà không có ràng buộc gì, so với khoảng 87% hồi những năm 1960. Sản lượng sản xuất dầu của Mỹ cũng bị giảm khoảng 45% trong vòng ba thập kỷ. Đối mặt với khó khăn đó, năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố kết thúc chương trình hạn ngạch nhập khẩu dầu từ năm 1959, cùng với đó là sự kiểm soát giá dầu để chống lạm phát.

Hai năm sau, các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ thực sự được “nếm trải” sức mạnh của OPEC khi cuộc chiến giữa Syria, Ai Cập và Israel nổ ra vào tháng 10/1973. Khác với lần trước, chính quyền Nixon công khai viện trợ 2,2 tỷ USD cho đồng minh Israel khiến OPEC phản ứng bằng một lệnh cấm xuất khẩu dầu đến các quốc gia hỗ trợ cho Israel. Lệnh cấm vận lần này đã tạo lên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với cấp độ toàn cầu: nguồn cung dầu thế giới giảm 14%, các nền kinh tế phương Tây phụ thuộc vào dầu mỏ, Mỹ và Nhật Bản thực sự hoảng sợ về tình trạng thiếu dầu. Giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1973-1975. Tháng 12/1975, Tổng thống Gerald Ford ký Đạo luật Chính sách và Bảo tồn Năng lượng - đánh dấu việc Mỹ rút khỏi cuộc đua xuất khẩu dầu thô do lo ngại nền kinh tế có thể đối mặt với những cú sốc tương tự như thời kỳ 1973.

Năm 1974, bằng chiến lược ngoại giao con thoi, Ngoại trưởng Henry Kissinger đã giúp kết thúc cuộc chiến Israel - Ai Cập, đồng thời giúp bãi bỏ lệnh cấm vận. Tuy nhiên, các nước Ả rập cũng buộc Mỹ phải nhượng bộ trong vấn đề Israel - Syria. Các nền kinh tế thế giới đã “ngấm đòn” sau cuộc khủng hoảng 1973, họ nhận thấy cần có sự hợp tác cùng phối hợp hành động trong tình trạng khẩn cấp về nguồn cung dầu. Do đó Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được thành lập. Giới chức các nước phát triển cũng gặp nhau trong một hội nghị thượng đỉnh ở Pháp năm 1975 để bàn về vấn đề kinh tế và phụ thuộc năng lượng toàn cầu. Diễn đàn này ban đầu được gọi là Nhóm 6 nước (G6) giờ trở thành G7.

Nhận thấy nguy cơ của việc phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ, năm 1978, chính quyền Tổng thống Jimmy Carter tiến hành cải cách Bộ Năng lượng, tăng cường dự trữ nguồn năng lượng cũng như thúc đẩy tìm nguồn nhiên liệu thay thế. Tháng 10/1978, cách mạng Iran nổ ra với sự sụp đổ của chế độ thân Mỹ. Tổng thống Carter phản ứng bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao và cấm vận xuất khẩu dầu đối với Iran. Động thái này đẩy giá dầu thế giới tăng gấp đôi vào năm 1979. Để ứng phó với cuộc khủng hoảng mới đang trên bờ vực bùng nổ, Tổng thống Carter ký Đạo luật An ninh Năng lượng nhằm đưa ra nhiều ưu đãi cho những nguồn năng lượng thay thế như địa nhiệt, năng lượng sinh khối hay năng lượng mặt trời. Nước Mỹ tiến vào thời kỳ đa dạng hóa về năng lượng.

Sự trở lại không mới

Năm 1980, cuộc chiến tám năm Iraq - Iran diễn ra. Mặc dù tuyên bố trung lập, Washington vẫn làm mới quan hệ ngoại giao với Iraq vốn bị cắt đứt từ năm 1967. Cuộc chiến Iraq - Iran khiến thị trường dầu toàn cầu thiếu hụt khoảng 4 triệu thùng/ngày. Năm 1983, chính quyền Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng Vịnh Ba Tư để giúp bảo vệ các cơ sở dầu mỏ và các chuyến hàng chuyển đến đồng minh của mình. Sự kiện này đánh dấu quá trình lún sâu vào chiến trường Trung Đông của Washington mà nguyên nhân là vì dầu mỏ.

ky 2 my dinh chien roi tham chien
Tàu chở dầu của Mỹ cập cảng Rotterdam (Hà Lan) sau khi lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ được dỡ bỏ. (Nguồn: AFP)

Mười năm sau, chiến tranh vùng Vịnh nổ ra giữa Iraq và Kuwait do tranh cãi về việc khai thác dầu. Tổng thống George H.W.Bush (cha) tuyên bố hành động của Iraq tạo ra mối đe dọa kinh tế đối với quốc gia đang phải nhập khẩu một nửa nhu cầu dầu mỏ như Mỹ. Mỹ đã tiên phong triển khai quân đến Vịnh Ba Tư và được các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu dầu từ Trung Đông như Nhật Bản ủng hộ và cung cấp kinh phí. Chính quyền Bush cũng sử dụng chính sách làm sốc giá dầu thế giới khi đưa ra thị trường 34 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược của mình. Tuy nhiên kết quả của cuộc chiến tốn kém nhất thế giới này đã tiêu tốn của Washington 102 tỷ USD. Kể từ đây, nước Mỹ dưới thời cha con Tổng thống Bush rơi vào hố sâu nợ nần do chiến tranh, nền kinh tế suy yếu và mất dần uy tín.

Cuộc nội chiến Libya nổ ra và dần lan sang Ai Cập và Tunisia vào tháng 2/2011 khiến thị trường dầu mỏ lại biến động. Giá dầu thế giới tăng vọt lên khoảng 10%. Chính sách năng lượng của Mỹ lúc này đi kèm với chính sách đối ngoại khôn khéo hơn. Washington sẵn sàng đưa ra thị trường 30 triệu thùng dầu từ kho dự trữ chiến lược trong hơn 30 ngày để bù đắp phần nào cho sản lượng dầu thế giới bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến Libya. Kế đến, IEA cũng bù đắp thêm 30 triệu thùng dầu giúp ổn định thị trường ngay sau khi các nước OPEC không đạt được đồng thuận trong việc tăng sản lượng.

Nhận thấy không thể đứng ngoài cuộc đua được nữa: tháng 12/2015, Quốc hội Mỹ cho phép dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô kéo dài gần bốn thập kỷ. Dường như ngay lập tức, các lô hàng dầu thô, dầu đá phiến của Mỹ cập cảng châu Âu cho dù quốc gia này vẫn phải nhập khẩu dầu. Động thái này được đánh giá là mang nhiều ý nghĩa chính trị. Các nước OPEC cho rằng về bản chất nước Mỹ “vẫn là nước nhập khẩu dầu”, do đó dầu thô Mỹ trên thị trường quốc tế không có tác động nhiều. Trong khi đó, nhiều ý kiến ca ngợi quyết định mới của Washington sẽ giúp tạo việc làm, đảm bảo an ninh dầu mỏ trong nước và ổn định giá dầu thế giới vì góp phần bù vào lượng dầu sụt giảm do bất ổn ở Trung Đông.

Gần 40 năm sau khi Mỹ rút khỏi cuộc cạnh tranh, cả thế giới đang chờ xem, nước này sẽ vận dụng ngành xuất khẩu dầu mỏ hơn 150 năm kinh nghiệm của mình như thế nào để tác động đến tình hình kinh tế - chính trị thế giới.

Minh Tuấn (lược dịch)

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 11/5/2024, Lịch vạn niên ngày 11 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 11/5/2024, Lịch vạn niên ngày 11 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 11/5. Lịch âm hôm nay 11/5/2024? Âm lịch hôm nay 11/5. Lịch vạn niên 11/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMN 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 11/5/2024. xổ số hôm nay 11/5

XSMN 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 11/5/2024. xổ số hôm nay 11/5

XSMN 11/5 - kết quả xổ số ngày 11 tháng 5. trực tiếp xổ số miền Nam 11/5/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 11/5/2024. ...
XSBP 11/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 11/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 11/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 11/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 11/5/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 11 ...
XSHCM 11/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 11/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 11/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 11/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 11/5/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 11/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 11/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 11/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 11/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 11/5 - Vietlott Power 11/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 11/5/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 11/5/2024: Tuổi Tuất tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 11/5/2024: Tuổi Tuất tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 11/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 11/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow

Tin thế giới 10/5: Trung Quốc tố Mỹ 'vi phạm chủ quyền', Ukraine sắp nhận lô F-16 đầu tiên, Nga chặn nỗ lực tấn công vào Moscow

Philippines kêu gọi trục xuất nhà ngoại giao Trung Quốc, LHQ cảnh báo hoạt động viện trợ phải dừng lại tại Dải Gaza, Cuba tố Mỹ bảo vệ khủng bố trên lãnh thổ...
Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Tận dụng triển lãm quốc tế trên 'sân nhà', Bộ Quốc phòng Malaysia 'bội thu' thỏa thuận

Bộ Quốc phòng Malaysia đã ký tổng cộng 40 thỏa thuận và 4 ý định thư, với tổng số tiền lên tới hơn 1,89 tỷ USD tại các Triển lãm vừa diễn ra.
Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Duma quốc gia (Hạ viện Nga) sẽ bỏ phiếu phê chuẩn các ứng cử viên thủ tướng, phó thủ tướng và đa số bộ trưởng.
Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Mỹ coi ngoại giao và đối thoại với Triều Tiên là phương thức khả thi duy nhất đạt được hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Đại sứ Israel: Mối quan hệ với Nga thực sự quan trọng

Đại sứ Israel: Mối quan hệ với Nga thực sự quan trọng

Đại sứ Israel tại Nga khẳng định việc đối thoại giữa hai nước rất quan trọng, bao gồm cả những vấn đề mà các bên 'hoàn toàn không nhất trí'.
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động