Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc:

Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung
Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Thúc đẩy sự phát triển quan hệ với Việt Nam là định hướng xuyên suốt trong chính sách của các chính quyền ở Hàn Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Kỳ I: Những điểm đáng lưu ý và vị trí của ASEAN

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc định hình tầm nhìn, nguyên tắc hợp tác và những định hướng trọng tâm của ...

Trung tâm của mối quan hệ Hàn Quốc-ASEAN

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc đã được thiết lập từ tháng 12/1992 và phát triển một cách nhanh chóng. Sau đúng 30 năm, vào tháng 12/2022, mối quan hệ đã được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện là mức quan hệ cao nhất mà Việt Nam định danh và mới chỉ thiết lập trước đó với 3 nước là Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) và mới nhất là Hoa Kỳ (9/2023).

Việc Hàn Quốc là nước Đối tác chiến lược toàn diện thứ tư cho thấy sự coi trọng rất lớn của Việt Nam dành cho đối tác này. Hàn Quốc cũng đã khẳng định Việt Nam là trọng tâm của Chính sách hướng Nam (NSP) trước đây và Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện nay. Cựu Tổng thống Moon Jae In từng nói: “Mối quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN là không thể thiếu cho sự thịnh vượng và hòa bình của chúng ta và Việt Nam là trung tâm của mối quan hệ đó”[1]. Còn Tổng thống Yoon Suk Yeol thì nhấn mạnh “Việt Nam là quốc gia đối tác cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc và Sáng kiến ​​Đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN”[2].

Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc (kỳ cuối)
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Yoon Suk Yeol tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc, ngày 23/6. (Nguồn: TTXVN)

Tầm quan trọng của mối quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc được thể hiện rõ rệt qua lĩnh vực kinh tế. Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, đứng thứ hai về hỗ trợ phát triển (sau Nhật Bản) và đứng thứ ba về thương mại (sau Trung Quốc và Mỹ). Các chaebol hàng đầu của Hàn Quốc như Samsung, LG, SK, Lotte và Hyundai đều hiện diện và đang mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Việt Nam đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty Hàn Quốc muốn xâm nhập khu vực này. Trong chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đến Việt Nam vào tháng 6/2023, phái đoàn có đến hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc tháp tùng để tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam.

Thuận lợi đáng kể cho quan hệ kinh tế song phương là hai bên đã ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) năm 2015 và cùng tham gia vào nhiều hiệp định thương mại đa phương khác như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc (AKTIGA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF).

Nhiều kết quả ấn tượng

Trong các lĩnh vực khác, mối quan hệ song phương cũng ghi nhận những kết quả ấn tượng. Về hợp tác an ninh-quốc phòng, hai phía có cơ chế trao đổi là đối thoại quốc phòng thường niên và đã có những thoả thuận hợp tác trong an ninh hàng hải, công nghiệp quốc phòng, hậu cần quân sự cũng như hoạt động động hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Hàn Quốc đã hỗ trợ tăng cường năng lực hàng hải cho Việt Nam thông qua việc chuyển giao hai tàu hộ tống lớp Pohang đã qua sử dụng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Hàn Quốc đứng thứ 3 trong 5 nhà cung cấp vũ khí lớn cho Việt Nam (sau Nga và Israel) và hai nước đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác trong ngành công nghiệp vũ khí.

Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc (kỳ cuối)
Đại diện Samsung Việt Nam, UBND tỉnh Bình Phước, đại diện Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước và Tổ chức Korea Food for the Hungry International (KFHI) Hàn Quốc ký kết Biên bản ghi nhớ triển khai dự án Ngôi trường Hy vọng Samsung – Samsung Hope School tại thành phố Đồng Xoài, Bình Phước, ngày 26/9. (Nguồn: TTXVN)

Liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, Hàn Quốc đã đồng ý giúp Việt Nam thúc đẩy các ngành công nghệ lõi, công nghệ nguồn của Việt Nam thông qua hợp tác chuyển giao công nghệ. Hàn Quốc đã hợp tác cùng Việt Nam trong lĩnh vực chuỗi cung ứng khoáng sản cốt lõi, trong đó phải kể đến việc đầu tư khai thác nguồn đất hiếm tại Việt Nam.

Hợp tác song phương hướng đến giải quyết những thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay như môi trường, chống biến đổi khí hậu, y tế dự phòng, an ninh mạng, an ninh năng lượng… Hợp tác về lao động và du lịch cũng rất đáng chú ý, Hàn Quốc là thị trường tiếp nhận lao động lớn thứ hai của Việt Nam, sau Đài Loan (Trung Quốc) và thị trường khách du lịch lớn thứ hai của Việt Nam.

Về giao lưu nhân dân, cộng đồng đông đảo khoảng 250 ngàn người Việt Nam sống tại Hàn Quốc và khoảng 200 ngàn người Hàn Quốc sinh sống tại Việt Nam góp phần vào sự giao lưu văn hoá và hiểu biết giữa hai quốc gia. Văn hoá đại chúng Hàn Quốc đang được phổ biến và đón nhận rộng rãi bởi giới trẻ Việt Nam thông qua phim ảnh, âm nhạc, ẩm thực, thời trang... Tiếng Hàn là ngôn ngữ ngày càng được lựa chọn để học và chính phủ hai nước đã thoả thuận để đưa tiếng Hàn vào giảng dạy tại trường học các cấp của Việt Nam.

Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc (kỳ cuối)
Các bạn trẻ Việt Nam tham gia thử thách nhảy K-pop random dance ở Bảo tàng Dân tộc học, tháng 12/2022. (Ảnh: Vinh Hà)

Trong các khuôn khổ đa phương, hai nước có tiếng nói chung và sự phối hợp, ủng hộ nhau trong nhiều diễn đàn. Hai nước cũng chia sẻ các quan điểm về bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN đối với các vấn đề của khu vực… Tổng thống Hàn Quốc Yoon đã nhấn mạnh rằng “hợp tác giữa hai nước và trong khuôn khổ ASEAN để nhằm mục tiêu dẫn dắt những phối hợp của cộng đồng quốc tế”. Điều này cho thấy Hàn Quốc rất đề cao vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam và muốn phối hợp với Việt Nam, phát huy vai trò đi đầu trong các diễn đàn đa phương.

Nhìn chung, quan hệ của Việt Nam-Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và tích cực trong hơn 30 năm qua. Thúc đẩy sự phát triển quan hệ với Việt Nam là định hướng xuyên suốt trong chính sách của các chính quyền ở Hàn Quốc. Chiến lược mới được công bố của Seoul đã thừa nhận tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á, của ASEAN cũng như các mối quan hệ đối tác tại đây, viễn cảnh tổng thể là Hàn Quốc sẽ thúc đẩy và mở rộng hơn nữa quan hệ với các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Hơn nữa, Tổng thống Yoon đã nhiều lần nhắc đến Việt Nam như một đối tác chủ chốt trong ASEAN, và chính quyền của ông đã chủ trương nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên mức đối tác chiến lược toàn diện vào cuối năm 2022. Những chương trình hành động được đề ra trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt-Hàn cũng như trong sáng kiến KASI cho thấy Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh các cam kết với ASEAN và Việt Nam giữ một vai trò hàng đầu trong đó.

Trong bối cảnh chính sách thuận lợi hiện nay, vấn đề của Việt Nam là làm thế nào có thể tận dụng cơ hội để tăng cường hợp tác với Hàn Quốc trong những lĩnh vực còn hạn chế như trao đổi, hợp tác quốc phòng, công nghiệp vũ khí, an ninh mạng, hợp tác phát triển các công nghệ mới nổi và của tương lai.

Việt Nam cũng cần phải khai thác nhiều hơn sự hỗ trợ của Hàn Quốc trong các lĩnh vực then chốt như chuyển giao công nghệ, hỗ trợ an ninh hàng hải, viện trợ phát triển. Các mối quan hệ kinh tế song phương sẽ đặc biệt được hưởng lợi khi quan hệ chính trị thuận lợi hơn và các khung khổ hợp tác được phát triển sâu rộng. Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để đón những làn sóng đầu tư mới của Hàn Quốc đổ vào Việt Nam trong bối cảnh chính sách thuận như hiện nay.

Trong vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, chúng ta có thể khai thác chiến lược mới của Hàn Quốc để tìm kiến sự đồng thuận và ủng hộ cho Việt Nam… Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc đang đứng trước một giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội mở ra và Việt Nam cần chuẩn bị cho điều này.

Kỳ cuối: Những triển vọng cho quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc lần đầu tiên được công bố phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của Seoul dành cho khu vực này. (Nguồn: AFP)

Kết luận

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc lần đầu tiên được công bố phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của Seoul dành cho khu vực này. Quan điểm của chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng cho thấy một tầm nhìn mở rộng trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, muốn vượt ra ngoài phạm vi truyền thống là bán đảo Triều Tiên, để đưa ảnh hưởng của Hàn Quốc ra tầm khu vực và toàn cầu. Bản chiến lược khẳng định các quan điểm rõ ràng của Hàn Quốc muốn bảo vệ các chuẩn mực quốc tế và các giá trị phổ quát cho thấy sự xích lại gần với đồng minh Mỹ và châu Âu.

Tuy nhiên, nó cũng không loại trừ sự hợp tác và thừa nhận vai trò của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu. Đặc biệt, việc chỉ rõ những quan điểm, nguyên tắc, hướng hành động và các đối tác tại khu vực cho phép Hàn Quốc thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trong khu vực tiềm năng này. Việt Nam và Hàn Quốc có nền tảng vững chắc là mối quan hệ đã được xây dựng hơn 30 năm và vừa được nâng cấp lên mức đối tác chiến lược toàn diện năm ngoái (năm 2022).

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc đặt ASEAN và Việt Nam vào trọng tâm. Những thực tế này là cơ hội cho sự phát triển sâu rộng hơn nữa của quan hệ song phương Việt Nam-Hàn Quốc. Trên nền tảng của sự tin tưởng lẫn nhau và lợi ích chia sẻ cho cả hai phía, sự thành công của mối quan hệ sẽ giúp đóng tích cực vào sự phát triển của cả hai quốc gia.


[1] NDNNews, Jung Jin-Kyu, Vietnam leads ASEAN in response to 2020 challenges, 2020.11.02. https://www.ndnnews.co.kr/news/articleView.html?idxno=257047

[2] Việt Nam là đối tác trọng tâm triển khai chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN, 23/06/2023. https://www.vietnam.vn/viet-nam-la-doi-tac-trong-tam-trien-khai-chien-luoc-an-do-duong-thai-binh-duong-va-sang-kien-doan-ket-han-quoc-asean-3/

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Quốc hội Việt Nam-Hàn Quốc hoàn toàn có đủ điều kiện để thiết lập mối quan hệ mẫu mực, ...

Việt Nam-Hàn Quốc sẽ đơn giản hóa thủ tục cấp phép xuất khẩu thiết bị an ninh mạng

Việt Nam-Hàn Quốc sẽ đơn giản hóa thủ tục cấp phép xuất khẩu thiết bị an ninh mạng

Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin Hàn Quốc và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến ...

Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác trong nước

Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác trong nước

Hiệp hội Doanh nhân & Đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc (VKBIA) vừa có chương trình làm việc tại tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng nhằm ...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hàn Quốc Choi Young Sam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hàn Quốc Choi Young Sam

Chiều 31/8, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Choi ...

ASEAN-43: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cảm ơn Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh và đầu tư

ASEAN-43: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cảm ơn Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh và đầu tư

Ngày 6/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhân dịp dự Hội nghị ...

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 28/4/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 28/4/2024. ket qua xo so Kien Giang. kết quả xổ số Kiên Giang ngày 28 ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày 25/4.
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động