Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIV bế mạc sau một tháng làm việc

Chiều 24/11, tại Nhà Quốc hội, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, đã bế mạc sau một tháng làm việc với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20171124223016 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Đại sứ Singapore
tin nhap 20171124223016 Đề nghị bổ sung quy định tố cáo cán bộ đã nghỉ hưu

Tham dự có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.

tin nhap 20171124223016
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội chiều 24/11. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 4 diễn ra trong thời điểm tổ chức Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC lần thứ 25, tình hình trong nước chịu tác động ảnh hưởng nặng nề của mưa bão, lũ lụt. Là kỳ họp cuối năm, Quốc hội đã dành nhiều thời gian để thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020.

Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự đồng thuận của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân đã khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức phấn đấu hoàn thành 13 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế, tồn tại trong một số ngành, lĩnh vực; đánh giá nguyên nhân của mặt được và chưa được; phân tích, dự báo những nguy cơ, thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới đang biến động phức tạp, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, đòi hỏi Chính phủ, các cấp, các ngành phải có các giải pháp đột phá, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành mới có thể hoàn thành được mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với sự nhất trí và quyết tâm chính trị cao, Quốc hội đã quyết định thông qua các Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018, về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2018.

tin nhap 20171124223016
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên bế mạc. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Trên cơ sở thảo luận nhiều lần, xem xét toàn diện, kỹ lưỡng, Quốc hội đã thông qua 6 luật, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển đất nước trong các lĩnh vực quy hoạch, quản lý nợ công, cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, phát triển lâm nghiệp, thủy sản, tăng cường, thúc đẩy công tác đối ngoại trong tình hình mới. Quốc hội đã dành thời gian thảo luận, cho ý kiến về 9 dự án luật khác để tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí... Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, các dự thảo luật sẽ tiếp tục được nghiên cứu, hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng để có thể trình Quốc hội thảo luận, thông qua tại kỳ họp sau.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã xem xét nhiều báo cáo quan trọng về: việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án, phòng, chống tham nhũng; các nội dung này lần đầu tiên được phát thanh, truyền hình trực tiếp để Nhân dân, cử tri cả nước theo dõi và giám sát. Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã ghi nhận nhiều tiến bộ và chỉ ra hạn chế, tồn tại trong các lĩnh vực; đồng thời đề nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần có giải pháp để thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm, tham nhũng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo đảm cuộc sống bình an cho người dân và môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.” Trên cơ sở kết quả giám sát, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm tạo chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là cơ sở quan trọng để Quốc hội tiếp tục giám sát nội dung này, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Quốc hội mong muốn các cơ quan, tổ chức nắm vững quan điểm chỉ đạo của các Nghị quyết trong tổ chức thực hiện, chú ý xác định lộ trình phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm.

Quốc hội cũng đã tiến hành chất vấn về các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thông tin-truyền thông, công tác xét xử; chất vấn Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, qua hoạt động chất vấn cho thấy, các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn là xác đáng, phù hợp với thực tế. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ, xây dựng, tranh luận sôi nổi, đã làm rõ trách nhiệm của người được chất vấn, đồng thời cho thấy năng lực của đại biểu Quốc hội được phát huy. Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, trưởng ngành nắm chắc tình hình, trả lời thẳng thắn, làm rõ vấn đề và đưa ra các giải pháp khắc phục, cơ bản nhận được sự đồng tình của đại biểu Quốc hội, được cử tri và dư luận xã hội đánh giá cao. Số lượng đại biểu Quốc hội chất vấn tại kỳ họp này nhiều nhất từ trước đến nay.

Thủ tướng Chính phủ cũng dành nhiều thời gian nhất để trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, làm cơ sở để Chính phủ, các bộ, ngành tổ chức thực hiện, Quốc hội giám sát, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan, toàn diện các yếu tố và thông qua các Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

tin nhap 20171124223016
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại phiên bế mạc. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là các Nghị quyết quan trọng, trong đó có những chính sách đột phá, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, chủ động, có hiệu quả để tạo ra những bước phát triển mới, vững chắc trong các lĩnh vực, địa bàn được xác định trong Nghị quyết. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn nhân sự thành viên Chính phủ bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng, quy trình, thủ tục luật định và đạt sự đồng thuận cao.

Trong thời gian diễn ra kỳ họp, Quốc hội cũng đã tiến hành một số hoạt động đối ngoại quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại giao nghị viện, thông qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với nghị viện các nước nói riêng và Việt Nam với các nước trên thế giới nói chung. Đặc biệt, Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao thành công của Tuần lễ cấp cao APEC vừa qua, đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển đất nước trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động tiếp tục được thể hiện rõ tại kỳ họp thứ 4. Chương trình kỳ họp được bố trí hợp lý, có sự điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, góp phần bảo đảm hoàn thành tốt đẹp tất cả các nội dung. Việc đổi mới cách thức thảo luận về kinh tế-xã hội-ngân sách nhà nước, tăng thời gian thảo luận tại Hội trường, tăng cường tính đối thoại và tranh luận đã tạo nên sự đồng thuận cao trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng.

Việc bố trí nhiều hơn các phiên truyền hình, phát thanh trực tiếp những nội dung mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, nhất là việc thảo luận về các báo cáo kết quả phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về thi hành án, phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới… đã góp phần gắn kết hơn nữa hoạt động của Quốc hội với cử tri, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các tầng lớp nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận sự tham gia tích cực, trí tuệ, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội; sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc, tinh thần làm việc tận tụy, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong suốt quá trình chuẩn bị và tiến hành kỳ họp; đồng thời đề nghị sau kỳ họp, các đại biểu Quốc hội tích cực chủ động hơn nữa trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát, tổ chức tốt hoạt động tiếp xúc cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt thực tiễn đời sống xã hội để phản ánh, kiến nghị kịp thời với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan.

"Quốc hội yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm thi hành các luật, nghị quyết mới đã được thông qua; tiếp tục đánh giá, rút kinh nghiệm những việc đã làm được và chưa làm được; đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, nâng cao hiệu quả hoạt động để tạo những chuyển biến mạnh mẽ trong thời gian tới," Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Trước đó, tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, với 464 đại biểu tán thành (94,50%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Với 461 đại biểu tán thành (93,89%), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

tin nhap 20171124223016
Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Kim Liên

Ngày 19/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết với nhân ...

tin nhap 20171124223016
Nhiều nghị sỹ Mỹ lo ngại về nguy cơ sụp đổ của NAFTA

Các nghị sỹ của đảng Cộng hòa có quan điểm ủng hộ thương mại trong Quốc hội Mỹ đang ngày càng lo ngại rằng Tổng ...

tin nhap 20171124223016
Khai trương Trang thông tin điện tử và công bố biểu trưng APPF-26

Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện Châu Á​-Thái Bình Dương (APPF-26) sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 1​/2018. 

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động