Kỷ nguyên "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" đặt ra nhiều thách thức cho Australia

TGVN. Trong bài viết trên tờ Korea Times, chuyên gia Nick Bisley* lý giải tại sao Australia theo đuổi chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” do Mỹ khởi xướng, phân tích chính sách của nước này với Ấn Độ, Trung Quốc. Báo TG&VN giới thiệu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky nguyen an do duong thai binh duong dat ra nhieu thach thuc cho australia Thủ tướng Australia Scott Morrison thăm Mỹ: Tình trăm năm chắc có bền lâu?
ky nguyen an do duong thai binh duong dat ra nhieu thach thuc cho australia "Cơn sốt" tàu sân bay tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
ky nguyen an do duong thai binh duong dat ra nhieu thach thuc cho australia
Một buổi giới thiệu chương trình "Kế hoạch Colombo mới" tại Đại học Griffiths, Australia. (Nguồn: griffiths.edu.au)

Sự theo đuổi cấu trúc chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của chính quyền Trump đã khiến cho khái niệm này trở nên quan trọng đối với khu vực. Trong khi sự tham gia của Mỹ là yếu tố quan trọng và mang tính biểu tượng nhất cho sự nổi lên của khái niệm khu vực rộng lớn này, các đồng minh và đối tác của Washington cũng ủng hộ chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” trong một giai đoạn dài.

Lợi ích chiến lược trong khu vực

Kể từ khi xuất bản Sách trắng Chính sách Quốc phòng năm 2016 cũng như trong Sách trắng Chính sách Đối ngoại 2017, “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” đã trở thành một nội dung quan trọng đối với Australia. Một trật tự khu vực ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chính thức được xem một trong những lợi ích chiến lược của Australia.

Đây cũng chính là mục tiêu sâu xa nhất của sáng kiến giáo dục nổi bật của Chính phủ Australia mang tên “Kế hoạch Colombo mới”, qua đó đưa hàng nghìn sinh viên Australia sang học tập tại các quốc gia ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Có thể nói, Canberra theo đuổi một cách toàn diện việc xây dựng cấu trúc chiến lược rộng khắp này.

Từ giữa thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến gần đây, Australia luôn tự nhìn nhận họ là một phần của châu Á – Thái Bình Dương, sắp xếp các lợi ích chiến lược và quốc phòng trong khuôn khổ khu vực.

Sự thay đổi chiến lược bắt đầu từ năm 2012, khi trong hàng loạt văn bản chính sách và tuyên bố công khai, Chính phủ Australia tìm kiếm một cấu trúc chiến lược mới, kết nối khắp khu vực Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

Có nhiều yếu tố dẫn đến việc này. Trước tiên, sự gia tăng dòng chảy năng lượng, tài nguyên và hàng hóa trên các tuyến hàng hải huyết mạch trên Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương trở thành “động mạch” của một cấu trúc khu vực mang tính thống nhất hơn. Sự phân chia cũ giữa hai hệ thống đại dương dần sụp đổ trong bối cảnh sự phát triển kinh tế ngày càng kết nối hai bên.

Cùng với đó, các nhà chiến lược nhận ra rằng khi lợi ích kinh tế của các cường quốc châu Á ngày càng gắn bó với mạng lưới thương mại mở rộng, các nước sẽ bắt đầu tái định hình chính sách chiến lược để bảo vệ lợi ích của mình.

Chẳng hạn như trong quá khứ, lợi ích chiến lược cốt lõi của Trung Quốc chủ yếu giới hạn ở khu vực Đông Bắc Á. Giờ đây, khi sự giàu có của Trung Quốc dựa trên những yếu tố bên ngoài, đặc biệt là năng lực thương mại của họ, Bắc Kinh cũng có tầm nhìn chiến lược rộng mở hơn.

Ở khía cạnh khác, “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” không đơn thuần mô tả một khu vực mà còn định hình quan niệm về một khu vực, qua đó mang lại cho Ấn Độ sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh Trung Quốc trở nên mạnh hơn và bắt đầu hành động để bảo vệ lợi ích từ xa, Ấn Độ cũng tăng cường vai trò quan trọng của mình một cách đáng chú ý.

ky nguyen an do duong thai binh duong dat ra nhieu thach thuc cho australia
Tàu chiến Australia cập cảng Chennai, Ấn Độ để tham gia cuộc diễn tập AUSINDEX 2019. (Nguồn: The Hindu)

Vai trò trung tâm hơn và thách thức cố hữu

Từ quan điểm của Australia, Ấn Độ là một quốc gia có cùng lợi ích với Canberra trong việc kiềm chế ảnh hưởng khu vực và toàn cầu của Trung Quốc. Điều này dẫn đến việc Australia tăng cường sự trao đổi, hợp tác với Ấn Độ.

Cấu trúc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tạo nên một khuôn khổ rộng lớn hơn cho chính sách chiến lược khu vực, giúp cho New Delhi có thêm tiếng nói và kết nối những nỗ lực của Ấn Độ - Australia.

“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” còn là quan điểm về khu vực mà Australia đóng một vai trò trung tâm lớn hơn. Châu Á – Thái Bình Dương là cách nghĩ về khu vực mà Australia chỉ nằm ở vùng ngoại vi. Với quan điểm mới về “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, Canberra trở nên đóng vai trò mang tính bản lề và quyết định hơn.

Tuy nhiên, sự nổi lên của chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” trong quan điểm của Australia cũng đặt ra một số thách thức cho Canberra. Điều này thể hiện rõ nhất ở mâu thuẫn ngày càng tăng giữa quan hệ kinh tế quan trọng của Australia với Trung Quốc và sự phụ thuộc sâu sắc của Australia với Mỹ.

Cách tiếp cận với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Australia cũng khá dè dặt. Australia đã từ chối ký kết Bản ghi nhớ (MOU) với Trung Quốc, đồng thời thẳng thừng không đưa ra cam kết tại Diễn đàn Hợp tác BRI.

Tuy nhiên, qua thời gian, Australia cũng dần muốn tham gia một số khía cạnh của BRI. Canberra đang cố gắng cài đặt lại quan hệ với Bắc Kinh sau một giai đoạn ngoại giao nguội lạnh. Những cam kết quan trọng với BRI có thể là cách thức để Canberra xoa dịu mối quan hệ này.

Dù vậy, cách tiếp cận của Australia với BRI cũng đã phản ánh khoảng cách giữa quyết tâm theo đuổi chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” với tình hình thực tế tại châu Á – Thái Bình Dương.

Xét bối cảnh khu vực cũng như nguồn lực tương đối hạn chế của Australia, thực tế trên không bất ngờ nhưng là lời cảnh báo về những thách thức cố hữu tại khu vực - vốn là nơi các cường quốc đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, đồng thời là nơi các lợi ích chiến lược – kinh tế đan xen.

Đối với một quốc gia tầm trung với các lợi ích chiến lược – kinh tế phức tạp như Australia, thời đại của “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” được dự báo sẽ rất thách thức.

*Nick Bisley là Giáo sư Quan hệ quốc tế, Trưởng Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học La Trobe, Melbourne, Australia.

ky nguyen an do duong thai binh duong dat ra nhieu thach thuc cho australia Việt Nam hoan nghênh tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ

Đó là khẳng định của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ...

ky nguyen an do duong thai binh duong dat ra nhieu thach thuc cho australia Tầm nhìn Ấn Độ về Ấn Độ - Thái Bình Dương: Dấu ấn của Thủ tướng Modi (Kỳ II)

Trong kỳ cuối của bài viết, Giáo sư Baladas Ghoshal (*) sẽ đi sâu vào phân tích tầm nhìn của New Delhi về khái niệm ...

ky nguyen an do duong thai binh duong dat ra nhieu thach thuc cho australia Tầm nhìn Ấn Độ về Ấn Độ - Thái Bình Dương: Định nghĩa và Cấu trúc (Kỳ I)

Trong kỳ đầu của bài viết, Giáo sư Baladas Ghoshal (*) sẽ giải thích những khái niệm cơ bản nhất về cụm từ “Ấn Độ ...

Quang Chinh (theo Korea Times)

Đọc thêm

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8, Trí thuê xe của Diệp để đi làm xe ôm công nghệ, Khải nói với ông trùm giang hồ về thông tin Trí mới ...
Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone sẽ giúp bạn có được những bức ảnh chụp cùng gia đình, người thân, bạn bè mà không thiếu bất kỳ thành viên nào. ...
Nhận định, soi kèo ĐT Futsal Việt Nam vs ĐT Futsal Trung Quốc, 14h00 ngày 19/4 - Futsal châu Á 2024

Nhận định, soi kèo ĐT Futsal Việt Nam vs ĐT Futsal Trung Quốc, 14h00 ngày 19/4 - Futsal châu Á 2024

Nhận định trận đấu, soi kèo ĐT Futsal Việt Nam vs ĐT Futsal Trung Quốc tại vòng bảng Futsal châu Á 2024 được diễn ra vào lúc 14h00 ngày 19/4.
(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

(Trực tuyến) Bàn tròn: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta

Báo Thế giới & Việt Nam tường thuật trực tiếp cuộc trao đổi với hai nhà ngoại giao trong chương trình: ASEAN trong tôi, ngôi nhà của chúng ta.
Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Mazda ra mắt mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế Mazda6?

Liên doanh của Mazda tại Trung Quốc được cho là sẽ ra mắt một mẫu sedan chạy điện hoàn toàn mới thay thế cho Mazda6.
Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động