‘Kỷ nguyên Marcos’ mới của Philippines

Quang Đào
Ngày 30/6, ông Ferdinand Romualdez Marcos Jr. đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Philippines, đánh dấu sự chuyển mình mới của quốc gia này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tân Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. tại lễ nhậm chức ngày 30/6. (Nguồn: Reuters)
Tân Tổng thống Philippines Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. tại lễ nhậm chức ngày 30/6. (Nguồn: Reuters)

Ông Ferdinand Romualdez Marcos Jr., hay còn được biết đến với biệt danh “Bongbong Marcos” đã xuất sắc giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines vừa qua với 31,6 triệu phiếu bầu, đánh bại chín đối thủ “nặng ký”, bao gồm cựu Phó Tổng thống Leni Robredo và võ sĩ huyền thoại Manny Pacquiao.

Sự kiện này cũng đánh dấu sự trở lại của gia đình Marcos tại Dinh Malacanang sau gần 40 năm, khi ông Marcos Jr. là ứng viên tổng thống đầu tiên giành được hơn 50% số phiếu ủng hộ kể từ năm 1986 đến nay.

Là con trai của một cựu Tổng thống, ông “Bongbong Marcos” được nhiều người biết đến và có sự nghiệp chính trị khá dài. Ông đã phục vụ ở cả Thượng viện và Hạ viện của Quốc hội Philippines. Ông hoạt động mạnh trên mạng xã hội, với khoảng 7,5 triệu người theo dõi trên Facebook.

Buổi lễ nhậm chức của tân Tổng thống Philippines được tổ chức trọng thể tại Bảo tàng Quốc gia, thủ đô Manila với sự tham dự của nhiều quan chức trong nước, quốc tế, bao gồm cả Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn và phu quân Phó Tổng thống Mỹ, ông Douglas Emhoff.

Trong bài phát biểu dài 30 phút tại lễ nhậm chức, ông Marcos Jr. hứa sẽ đưa đất nước tiến xa trong nhiệm kỳ của mình với các chính sách mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, đồng thời cảm ơn công chúng đã giao cho ông “nhiệm vụ lớn nhất trong lịch sử của nền dân chủ Philippines”.

Nhân vật đặc biệt

Tân Tổng thống Philippines sinh ngày 13/9/1957, là người con thứ hai và con trai duy nhất của cố Tổng thống Philippines Ferdinand E. Marcos và phu nhân Imelda Marcos. Cha của ông đã cầm quyền Philippines từ năm 1965, khi ông mới tám tuổi.

Năm 1970, ông Marcos Jr. tới Anh học tập tại trường Worth - cơ sở giáo dục dành cho nam sinh ở Tây Sussex. Năm 1975, ông theo học về triết học, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford, giúp ông bắt đầu vào sự nghiệp chính trị. Năm 1980, ông Marcos Jr. trở thành Phó Thống đốc tỉnh Ilocos Norte, khi mới 23 tuổi. Tháng 3/1983, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc tỉnh Ilocos Norte, thay thế một người dì từ chức vì lý do sức khỏe.

Khi còn nắm quyền, cựu Tổng thống Marcos cha đã xây dựng được quan hệ thân thiết với cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan kể từ khi ông này còn là Thống đốc bang California. Ông và Đệ nhất phu nhân Nancy Reagan coi vợ chồng Tổng thống Marcos là bạn, đồng thời đề cao Philippines là nền dân chủ hiếm có ở Đông Nam Á khi đó.

Tuy nhiên, đến năm 1972, ông Ferdinand E. Marcos đã thiết quân luật trên toàn lãnh thổ Philippines. Tháng 2/1986, sau nhiều bất ổn và chỉ trích hướng tới chính quyền Philippines khi đó, cuộc “Cách mạng quyền lực nhân dân” đã nổ ra. Tổng thống Marcos chấp nhận từ bỏ quyền lực và cùng gia đình sang Hawaii (Mỹ) sống lưu vong. Ông mất năm 1989.

Khi mới 29 tuổi, ông "Bongbong Marcos" phải từ bỏ sự nghiệp chính trị đang lên, cùng cha mẹ tới sống lưu vong ở Hawaii. Sau khi cha ông qua đời, năm 1991, gia đình ông quay lại Philippines và trở thành những chính trị gia giàu có, nhiều sức ảnh hưởng ở tỉnh Ilocos Norte.

Ông Marcos Jr. được bầu làm đại diện khu vực dân biểu số hai của tỉnh Ilocos Norte từ năm 1992 tới 1995. Sau đó, ông tranh cử và một lần nữa trở thành Thống đốc tỉnh năm 1998. Sau chín năm, ông trở lại vị trí dân biểu từ năm 2007 tới 2010, trước khi trở thành thượng nghị sĩ nhiệm kỳ 2010-2016.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. kết hôn cùng luật sư Louise Araneta-Marcos - người cũng thuộc một gia đình có thế lực. Họ có ba người con trai, gồm Ferdinand Alexander III “Sandro” sinh năm 1994, Joseph Simon sinh năm 1995 và William Vincent “Vince” sinh năm 1997. Một trong ba người con của ông được cho là sẽ tranh cử vào Quốc hội năm tới.

Chặng đường tranh cử

Năm 2015, ông Marcos Jr. ứng cử vào vị trí Phó Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2016, nhưng thua sát nút đại diện của tỉnh Camarines Sur là bà Leni Robredo với chênh lệch 0,64% phiếu bầu. Ông từng đệ đơn phản đối kết quả kiểm phiếu nhưng thất bại.

Năm 2021, khi cuộc bầu cử tổng thống Philippines rục rịch khởi động, ông Marcos Jr. đã quyết định tham gia tranh cử, bất chấp những chỉ trích nhắm tới ông và quá khứ của cha ông.

Trong chiến dịch tranh cử, ông đã mang đến hình ảnh vô cùng gần gũi với người dân và là một nhà đấu tranh vì người nghèo (khoảng 1/5 dân số Philippines sống trong cảnh nghèo cùng cực).

Ông cam kết mang lại nhiều việc làm hơn, giá cả hàng hóa thấp hơn, đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, trong đó các các tiện ích như đường sá, Internet.

Bên cạnh đó, ông Marcos Jr. đã lựa chọn đối tác tranh cử là bà Sara Duterte-Carpio, con gái của Tổng thống tiền nhiệm Rodrigo Duterte. Bà Duterte-Carpio đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Phó Tổng thống sau khi quyết định không tham gia tranh cử Tổng thống. Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, sự trở lại của gia đình Marcos là điều được nhiều người mong đợi, đặc biệt ở tỉnh Ilocos Norte.

Ông cũng nỗ lực, khôn khéo biến những thứ tưởng chừng là thế yếu trở thành lợi thế, bằng cách gắn chiến dịch với di sản của cha ông bằng khẩu hiệu “trỗi dậy một lần nữa”, nhắc tới hoài niệm của nhiều người dân Philippines về khoảng thời gian cha ông nắm quyền như “kỷ nguyên vàng” của đất nước.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN Philippines gần đây, ông Marcos Jr. ca ngợi cha ông là “thiên tài chính trị” và mẹ ông, người từng bốn lần làm nghị sĩ, là “chính trị gia tối cao”.

Tờ Nikkei Asia nhận định, những người trẻ tuổi chiếm một phần lớn cử tri, nhiều người không còn nhớ gì về những câu chuyện dưới thời cha của ông, hay cuộc “Cách mạng quyền lực nhân dân” năm 1986. Những lời kêu gọi tái thiết nền kinh tế Philippines thu hút nhiều người trẻ tuổi ủng hộ ông Bongbong Marcos trên Facebook.

“Hãy phán xét tôi không phải bằng quá khứ, mà bằng hành động của tôi”, ông nhấn mạnh trong tuyên bố ngày 10/5, sau khi có kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử.

Ngày 30/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã thay mặt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự lễ nhậm chức của ông Ferdinand Marcos Jr.

Những thách thức trước mắt

Có thể nói, nhiệm kỳ sáu năm tới của ông Marcos Jr. sẽ đứng trước không ít khó khăn và thử thách. Với tinh thần sắt đá, ông đã khẳng định đầy trách nhiệm rằng: “Tôi ý thức một cách sâu sắc trọng trách mà các bạn đặt lên vai tôi. Tôi đã sẵn sàng cho nhiệm vụ đầy khó khăn đó và tôi sẽ hoàn thành vai trò của mình”.

Nền kinh tế Philippines đã suy giảm tới 9,6% năm 2020, mức tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II do chính sách đóng cửa và phong tỏa phòng chống đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu người mất việc làm. Dù phục hồi mạnh hơn dự kiến khi tăng trưởng 5,6% trong năm 2021 và được dự báo là một trong những nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất khu vực Đông Nam Á trong năm nay, song Philippines lại đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao, có nguy cơ tác động tới các hộ gia đình có thu nhập giảm do đại dịch.

Ngoài ra, chính quyền mới sẽ phải gánh khoản nợ quốc gia khổng lồ hơn 12.000 tỷ Peso (khoảng 224 tỷ USD), tương đương 60,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm 2021, mức cao nhất trong 16 năm.

Tuy nhiên, với việc chính quyền mới đặt mục tiêu nhanh chóng thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), những vấn đề về kinh tế được kỳ vọng phần nào sẽ được giải quyết.

Bên cạnh đó, an ninh lương thực cũng đang là một vấn đề vô cùng nhức nhối trong bối cảnh các chuỗi cung lương thực toàn cầu đang đứt gãy, khiến tình trạng giá lương thực ngày một tăng cao. Để đối đầu với vấn đề này, ông Marcos Jr. thông báo sẽ kiêm nhiệm vị trí Bộ trưởng Nông nghiệp, cho thấy quyết tâm của tân Tổng thống trong việc thúc đẩy sản xuất lương thực.

Về đối ngoại, ông Marcos Jr nhậm chức khi các điều kiện bên ngoài xáo trộn hơn nhiều so với những gì người tiền nhiệm từng phải đối mặt. Theo ông Vic Rodriguez, người phát ngôn của Tổng thống Marcos Jr, chính sách đối ngoại của chính quyền mới sẽ mang tính bao trùm, trong đó “lợi ích của người dân Philippines và lợi ích quốc gia sẽ được đặt lên hàng đầu và sẽ không bao giờ được thỏa hiệp”.

Tổng thống Marcos Jr. cũng gửi đi những tín hiệu rõ ràng về việc ông sẽ tìm cách cân bằng quan hệ của Philippines với cả Mỹ và Trung Quốc, vốn đều là những thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại, an ninh và kinh tế của Philippines.

Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos tuyên thệ nhậm chức

Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos tuyên thệ nhậm chức

Ngày 30/6, ông Ferdinand Romualdez Marcos đã tuyên thệ ở thủ đô Manila trước hàng nghìn người, chính thức nhậm chức Tổng thống Philippines thứ ...

Chính quyền mới của Philippines có quan điểm như thế nào về xung đột Nga-Ukraine?

Chính quyền mới của Philippines có quan điểm như thế nào về xung đột Nga-Ukraine?

Ngày 10/6, đề cử Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Clarita Carlos cho biết, chính quyền mới sẽ giữ quan điểm trung lập về ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Giá iPhone 15 Pro Max tiếp tục điều chỉnh giảm

Giá iPhone 15 Pro Max tiếp tục điều chỉnh giảm

Nhằm kích cầu doanh số đối với dòng sản phẩm iPhone 15 Pro Max, các đại lý đã đưa ra chương trình ưu đãi và giảm giá mới trong tháng ...
TikTok buộc phải 'bán mình' hoặc bị cấm hoàn toàn tại Mỹ

TikTok buộc phải 'bán mình' hoặc bị cấm hoàn toàn tại Mỹ

TikTok đang đứng trước một tương lai hết sức bất ổn tại Mỹ khi Tổng thống Joe Biden vừa ký dự luật yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi mạng xã ...
Nhiếp ảnh gia ngẫu nhiên chụp được hình loài chim hoét đá quý hiếm

Nhiếp ảnh gia ngẫu nhiên chụp được hình loài chim hoét đá quý hiếm

Loài chim hoét đá quý hiếm lần đầu tiên được chụp ở thác nước Hug Point, bang Oregon, Mỹ.
Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc mới nhất

Mời độc giả tham khảo các lỗi bị trừ điểm trong bài sát hạch dừng và khởi hành xe ngang dốc.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Indonesia và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Indonesia sẽ khép lại hành trình của mình tại vòng chung kết U23 châu Á 2024 bằng màn thi đấu với U23 Iraq.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

OECD có kế hoạch xây dựng ‘hướng dẫn mới’ cho nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng ngày 2-3/5, OECD có kế hoạch xây dựng ‘Các hướng dẫn mới’ này để giải quyết thông tin sai lệch do AI tạo ra.
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động