Nhỏ Bình thường Lớn

Kỷ nguyên vàng son chấm hết, 'ông lớn' ô tô tại thị trường Trung Quốc lao đao, thời của xe điện Bắc Kinh đã tới

Trong nhiều thập niên, các hãng sản xuất ô tô nước ngoài đã thống trị thị trường Trung Quốc, bán được hàng triệu xe và thu về lợi nhuận khổng lồ. Kỷ nguyên vàng son đó giờ đây đang kết thúc.
Triển lãm ô tô quốc tế 2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Triển lãm ô tô quốc tế 2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: Xinhua)

Sự trỗi dậy nhanh chóng của các nhà sản xuất xe điện trong nước của Trung Quốc như BYD và Xpeng đang làm đảo lộn thị trường ô tô thế giới.

Những ngày tháng huy hoàng đã qua

Dấu hiệu mới nhất về những thách thức lớn mà các nhà sản xuất ô tô truyền thống phải đối mặt là tin của Volkswagen. Hãng xe này cho biết có thể đóng cửa các nhà máy ở Đức - điều lần đầu tiên trong lịch sử - để cắt giảm chi phí.

Giám đốc tài chính của Volkswagen Arno Antlitz cho hay, hãng sản xuất ô tô này đang bán ít hơn 500.000 xe ở châu Âu mỗi năm so với mức trước đại dịch Covid-19, tương đương với số lượng xe sản xuất tại hai nhà máy.

6 tháng đầu năm nay, tại Trung Quốc - thị trường lớn nhất của Volkswage - hãng đã chứng kiến ​​lượng xe giao giảm hơn một phần tư so với 3 năm trước, xuống còn 1,34 triệu xe.

Tin liên quan
Khi ngành công nghiệp ô tô Khi ngành công nghiệp ô tô 'ho', nước Đức 'bị cúm'

Trước đó, năm 2023, Volkswage đã mất ngôi vương là thương hiệu xe bán chạy nhất ở Trung Quốc vào tay BYD. Danh hiệu này Volkswage đã nắm giữ từ ít nhất năm 2000.

Nhưng Volkswagen - nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới sau Toyota - không phải là doanh nghiệp duy nhất gặp rắc rối. Ford và General Motors cũng nằm trong số các doanh nghiệp ô tô chứng kiến ​​doanh số và thị phần "biến mất" tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Người tiêu dùng tại đất nước này đã "quay xe", chuyển hướng sang những dòng xe nội địa.

Lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô tại Trung Quốc cũng đang chịu áp lực. Trong quý II/2024, thu nhập từ các liên doanh Trung Quốc của Toyota đã giảm mạnh 73% so với cùng kỳ năm trước.

Tệ hơn nữa, các liên doanh của General Motors tại Trung Quốc đã báo cáo thua lỗ liên tiếp trong quý I và II của năm nay.

Giám đốc điều hành của General Motors Mary Barra khẳng định: “Rất ít doanh nghiệp kiếm được tiền ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Khi bạn tham gia vào cuộc chiến giá cả đang diễn ra hiện nay thì đó thực sự là một cuộc đua xuống đáy".

Cuộc chiến giá xe điện tàn khốc và kéo dài của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho một số nhà sản xuất ô tô nước ngoài đang hoạt động tại đất nước. Các nhà sản xuất ô tô này phải tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc đóng cửa các hoạt động từng phát triển mạnh mẽ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Hồi tháng 10/2023, Mitsubishi Motors của Nhật Bản đã thông báo sẽ chấm dứt sản xuất ô tô tại liên doanh ở Trung Quốc sau nhiều năm doanh số giảm. Honda, Hyundai và Ford cũng đã thực hiện các bước đi quyết liệt, bao gồm cả việc sa thải nhân viên và đóng cửa nhà máy, để cắt giảm chi phí.

Michael Dunne, Giám đốc điều hành của Dunne Insights - một công ty tư vấn tập trung vào xe điện - nhận thấy: "Những ngày tháng huy hoàng của việc tận hưởng tốc độ tăng trưởng cao và lợi nhuận khổng lồ ở Trung Quốc đã qua rồi!"

Kỷ nguyên vàng son chấm hết, 'ông lớn' ô tô tại thị trường Trung Quốc lao đao, thời của xe điện Bắc Kinh đã tới
Vào tháng 12/2019, chiếc Tesla Model 3 đầu tiên sản xuất tại Trung Quốc đã lăn bánh và mọi thứ đã thay đổi. (Nguồn: CNN)

Phép lạ của Tesla và "mốt" mới tại Trung Quốc

Đối với các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, những vấn đề kể trên là sự thay đổi đột ngột về "vận mệnh" sau khoảng hai thập niên tăng trưởng liên tục về doanh số và lợi nhuận tại Trung Quốc. Volkswagen và GM, những doanh nghiệp bắt đầu hoạt động tại quốc gia này nhiều năm trước đó, đã tận hưởng một chuỗi thành quả còn dài hơn thế.

Ngay cả sau khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu đổ tiền vào các nhà sản xuất pin và xe điện địa phương vào giữa năm 2010 - theo chiến lược “Made in China 2025” của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình - các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vẫn tiếp tục tăng thị phần. Người tiêu dùng Trung Quốc vẫn ưa chuộng những chiếc xe từ các thương hiệu nổi tiếng.

Sau đó, Tesla đã xuất hiện. Vào tháng 12/2019, chiếc Tesla Model 3 đầu tiên sản xuất tại Trung Quốc đã lăn bánh và mọi thứ đã thay đổi.

Ông Dunne mô tả đây là một bước ngoặt “mang tính lịch sử”. "Chỉ sau một đêm, mọi thứ như thể một phép màu đã xảy ra. Việc Tesla sản xuất Model 3 tại Thượng Hải đã thay đổi quan điểm của người tiêu dùng về xe điện. Chúng đã trở thành 'mốt' mới”, ông Dunne nhấn mạnh.

Theo ông Dunne, Tesla đã tạo ra "hiệu ứng lan tỏa" đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như BYD, Neo và Li Auto.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán, doanh số bán xe điện chạy bằng pin và xe hybrid cắm điện ở Bắc Kinh sẽ đạt 10 triệu chiếc trong năm nay - chiếm gần một nửa doanh số bán ô tô tại nước này - tăng so với mức chỉ 1,1 triệu chiếc của bốn năm trước.

Các nhà sản xuất ô tô truyền thống đã bị bất ngờ trước sự chuyển dịch đột ngột sang xe điện tại Trung Quốc.

Nhiều tháng sau khi Tesla thúc đẩy nhu cầu về xe điện, đất nước của Chủ tịch Tập Cận Bình đã phải phong tỏa vì đại dịch Covid-19.

Thời điểm đó, các giám đốc điều hành ngành ô tô của nước ngoài không thể đến Trung Quốc để tận mắt chứng kiến ​​những gì đang diễn ra. Hiện tại, đã quá muộn để các doanh nghiệp này lấy lại vị thế đã mất.

Năm ngoái, BYD đã bán được kỷ lục 3,02 triệu xe trên toàn cầu - bao gồm cả xe hybrid cắm điện - tăng 62% so với năm 2022. So sánh với Volkswagen, hãng này chỉ giao 1,02 triệu xe điện và xe hybrid cắm điện, tăng 26% so với năm 2022. Trong khi đó, Tesla - hãng chỉ sản xuất xe hoàn toàn chạy bằng điện - đã bán được 1,8 triệu xe.

Trung tâm ô tô mới của thế giới

Hiện tại, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc không chỉ hài lòng với thành công trong nước.

Năm 2023, Trung Quốc xuất khẩu 5,22 triệu xe, với trị giá 101,6 tỷ USD, dấu mốc chưa từng có trong lịch sử. Điều đó đã đưa Bắc Kinh trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới, vượt qua Nhật Bản và Đức.

Theo Hiệp hội ô tô con Trung Quốc (CPCA), hơn một phần tư trong số những mặt hàng xuất khẩu nói trên là xe điện.

Ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS Group AG dự báo, đến năm 2030, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể chứng kiến ​​thị phần xe điện toàn cầu tăng gấp đôi và các doanh nghiệp châu Âu sẽ phải chịu mức mất thị phần lớn nhất.

Mối đe dọa đối với ngành công nghiệp ô tô lâu đời của châu Âu và Bắc Mỹ đã gây ra làn sóng tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất.

Nhưng không rõ, liệu mức thuế nhập khẩu cao hơn có đủ để ngăn chặn làn sóng xe điện của Bắc Kinh hay không.

Quay trở lại Trung Quốc - một thị trường đang nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu xe điện toàn cầu - các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đang dựa rất nhiều vào đất nước này.

Năm ngoái, Volkswagen đã mua 5% cổ phần của Xpeng - một nhà sản xaaust xe điện của Trung Quốc - với giá 700 triệu USD và đồng ý hợp tác chiến lược để cùng phát triển xe. Đây là nỗ lực đảo ngược tình trạng sụt giảm doanh số bán hàng của Volkswagen tại Trung Quốc.

Stellantis - hãng sản xuất xe Citroen, Fiat và Peugeot - cũng đã mua 20% cổ phần của nhà sản xuất xe điện Trung Quốc Leapmotor, với giá khoảng 1,5 tỷ Euro (tương đương 1,7 tỷ USD).

Hiện Stellantis đã bắt đầu bán xe Leapmotor tại 9 quốc gia châu Âu. Điều này nhấn mạnh sức ảnh hưởng ngày càng tăng của các thương hiệu xe điện Trung Quốc tại thị trường nước ngoài.

Không chỉ thế các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng dấu ấn toàn cầu. Cụ thể, BYD đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Thái Lan, Hungary cùng nhiều quốc gia khác.

Ông Dunne khẳng định: "Trung tâm mới của ngành công nghiệp ô tô thế giới là Trung Quốc và mọi người vẫn đang cố gắng tìm ra lời giải cho câu hỏi: Làm thế nào để cạnh tranh với đất nước này?"

Mở đơn cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024, tổng giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng

Mở đơn cuộc thi Hành trình kinh doanh 2024, tổng giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng

Câu lạc bộ Nhà Kinh tế trẻ thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân (YEC-NEU) đã chính thức phát động cuộc thi Hành trình ...

Thành công đẩy lùi những 'lời tiên tri khủng khiếp', 'cơn bão kép' vẫn đang chờ kinh tế EU

Thành công đẩy lùi những 'lời tiên tri khủng khiếp', 'cơn bão kép' vẫn đang chờ kinh tế EU

Trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu (EU) đã tránh thành công những “lời tiên tri khủng khiếp” đe dọa nền kinh tế.

Trụ cột kinh tế Nga 'vững như thạch bàn', OPEC+ giúp đất nước 'bỏ túi' hơn 350 tỷ Euro

Trụ cột kinh tế Nga 'vững như thạch bàn', OPEC+ giúp đất nước 'bỏ túi' hơn 350 tỷ Euro

OPEC+ đã mang lại lợi ích to lớn cho Nga trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động.

Thu hút FDI - Điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Hà Nội

Thu hút FDI - Điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Hà Nội

Trong 8 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Hội có nhiều chuyển biến tích cực như sản xuất ...

Tụt lại phía sau Mỹ và Trung Quốc, châu Âu cần thêm 800 tỷ Euro mỗi năm

Tụt lại phía sau Mỹ và Trung Quốc, châu Âu cần thêm 800 tỷ Euro mỗi năm

Ngày 9/9, trong báo cáo dài 400 trang trình bày tại Brussels (Bỉ), ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu ...

(theo CNN)