Kỷ niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước LHQ về quyền trẻ em

“Việt Nam vinh dự là quốc gia đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước của LHQ về quyền trẻ em. Đó cũng là điều tự nhiên vì Công ước rất phù hợp với truyền thống, đạo lý của dân tộc và đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ kỷ niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) về quyền trẻ em tối qua 20/12.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ky niem 25 nam viet nam phe chuan cong uoc lhq ve quyen tre em
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng các em thiếu nhi. (Ảnh: Thu Trang)

Lễ kỷ niệm còn có sự tham dự của nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Khánh; Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng; Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam Trần Thị Thanh Thanh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp và Đào Hồng Lan cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành…

Về phía các tổ chức quốc tế có Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tại Việt Nam Youssouf Abdel-Jelil cùng các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực trẻ em đã tới tham dự buổi lễ.

Chung tay vì tương lai tốt đẹp nhất cho trẻ em

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ vui mừng khi thấy các số liệu thống kê cùng các phân tích đánh giá của các tổ chức quốc tế liên quan tới phát triển con người, tới chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở nước ta tốt hơn so với nhiều quốc gia có cùng trình độ phát triển. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhắc nhở “chúng ta không nên quên rằng ngay giờ phút này không ít trẻ em vẫn sống trong nghèo đói, vẫn đang là nạn nhân của của bạo hành, của phân biệt đối xử, của tệ nạn... và của rất nhiều thứ khác nữa - những thứ đã xâm phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản, đã cướp đi cơ hội được phát triển của các em”.

ky niem 25 nam viet nam phe chuan cong uoc lhq ve quyen tre em
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ kỷ niệm 25 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước của LHQ về quyền trẻ em. (Ảnh: Thu Trang)

Đặc biệt, trong bài phát biểu của mình, Phó Thủ tướng còn nhắc đến những hình ảnh gây xúc động như “xác em bé ba tuổi người Syria nằm sấp trên bờ biển” hay “con kền kền chờ em bé Sudan chết đói trong bức ảnh của Kevin Carter” nhằm kêu gọi tất cả mọi người “hãy nhớ về tuổi thơ và cùng nguyện làm tất cả để trẻ em có một tuổi thơ tươi vui, một tương lai tốt đẹp nhất”.

“Một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo, công bằng và tràn ngập tình nhân ái là ước vọng của loài người. Khát vọng chính đáng ấy chỉ có thể sớm thành hiện thực nếu tất cả các dân tộc, tất cả chúng ta cùng chung tay với đầy đủ trách nhiệm và sự thực tâm”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Nhiều thành tựu quan trọng

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, qua 25 năm thực hiện Công ước quyền trẻ em, các Tuyên bố và kế hoạch toàn cầu vì trẻ em, cùng với phấn đấu về đích trong thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu như: tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm, triển khai thành công các chương trình tiêm chủng mở rộng, y tế học đường; Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 và đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trung học phổ thông; Thực hiện nhiều chương trình bảo vệ trẻ em và chính sách chăm lo trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế, hoạt động văn hóa, thể thao ở địa phương…

Tuy nhiên, bà Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế quốc gia chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, biến đổi khí hậu nhanh và khó lường có nguy cơ đẩy nhiều trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, mất các quyền cơ bản. Trước những khó khăn, thách thức này, Việt Nam càng phải quyết tâm hơn nữa trong việc thực hiện quyền trẻ em thông qua việc kiện toàn, đồng bộ hệ thống pháp luật, chính sách đáp ứng các yêu cầu mới nảy sinh liên quan đến quyền trẻ em.

Thúc đẩy các chương trình, dự án hợp tác

Đại diện Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định: “Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang chung sức với cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy các giá trị về quyền con người nói chung và về quyền trẻ em nói riêng”.

ky niem 25 nam viet nam phe chuan cong uoc lhq ve quyen tre em
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định nỗ lực gắn kết cộng đồng quốc tế vì lợi ích của mọi trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Thu Trang)

Trên tinh thần đó, ông Hà Kim Ngọc nêu rõ những thành tựu đối ngoại trong việc đảm bảo quyền trẻ em, đồng thời đặt ra ba mục tiêu, bao gồm: Nỗ lực để trẻ em trên mọi miền Tổ quốc được thụ hưởng đẩy đủ những thành quả phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước; Hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo đảm quyền trẻ em cần được tăng cường một cách mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa và Công tác tuyên truyền về Công ước quyền trẻ em cần được đẩy mạnh hơn, trong đó cần làm nổi bật tinh thần chủ đạo của Công ước, đó là không những yêu thương, bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà còn phải tôn trọng và lắng nghe tiếng nói của trẻ em.

“Bộ Ngoại giao sẽ nỗ lực để gắn kết cộng đồng quốc tế, các bạn bè và đối tác nước ngoài với các cơ quan, địa phương trong nước để thúc đẩy các chương trình, dự án vì lợi ích của mọi trẻ em Việt Nam. Chúng ta thường nói trẻ em hôm nay là một phần ba thế giới, song ngày mai sẽ là tất cả tương lai của chúng ta”, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhấn mạnh.

Về phần mình, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng LHQ tại Việt Nam Youssouf Abdel-Jelil ghi nhận những cam kết chính trị mạnh mẽ và sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện quyền trẻ em đã giúp cải thiện cuộc sống của hàng triệu trẻ em. Đồng thời, ông Youssouf Abdel-Jelil bày tỏ tin tưởng rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện hệ thống pháp luật thân thiện với trẻ em và tiếp tục cung cấp đầy đủ nguồn lực để giải quyết những hạn chế về pháp lý và phúc lợi cho trẻ em Việt Nam.

ky niem 25 nam viet nam phe chuan cong uoc lhq ve quyen tre em
Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng LHQ tại Việt Nam Youssouf Abdel-Jelil ghi nhận những cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện quyền trẻ em. (Ảnh: Thu Trang)

“Tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới, UNICEF và Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp để hoàn thiện các chương trình đầu tư và pháp lý nhằm thực hiện Công ước LHQ về Quyền trẻ em một cách mạnh mẽ hơn”, ông Youssouf Abdel-Jelil bày tỏ.

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng các em thiếu nhi đã xem lại những thước phim về thành tựu của Việt Nam trong 25 năm qua kể từ khi Công ước của LHQ về quyền trẻ em được phê chuẩn đến nay và video clip phóng sự ghi lại những ý kiến, nguyện vọng và ước mơ của trẻ em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Ngày 20/2/1990, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quyền trẻ em mà không bảo lưu một điều khoản nào.

Thu Trang

Xem nhiều

Đọc thêm

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động