Nhỏ Bình thường Lớn

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hơn 500 cổ vật quý được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội

Baoquocte.vn. Nhiều cổ vật quý từ thời kỳ đồ đồng cho đến thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội đến hết ngày 30/10.
Trưng bày thu hút các nhà sưu tầm và du khách tham quan. Ảnh: Hoàng Lân
Trưng bày “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố” thu hút các nhà sưu tầm và du khách tham quan. (Ảnh: Hoàng Lân)

Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội Cổ vật Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố”.

Trưng bày gồm các nội dung:

Thời kỳ đồ đồng Đông Sơn, niên đại từ thế kỷ V trước Công nguyên đến đầu thế kỷ I-III sau Công nguyên, bao gồm các hiện vật như: Trống, thạp, dao, rìu, tượng người, tượng con vật… được phát hiện và sưu tầm chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và ven sông Hồng tại Hà Nội, sông Mã tại Thanh Hóa, sông Cả tại Nghệ An…

Nhóm hiện vật đồ gốm có niên đại từ thế kỷ XI-XVII bao gồm các loại: Thạp, chum, con giống, ấm, bình vôi, bát, đĩa… được phát hiện và sưu tầm ở các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Dương, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An…

Nhóm đồ sứ ký kiểu của vua chúa Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX đặt hàng tại Trung Hoa và đồ sứ Trung Hoa thế kỷ XVIII-XIX, gồm các loại ấm, chén, đĩa, bát, nậm rượu… được sưu tầm chủ yếu tại Hà Nội, Nam Định, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh…

Nhóm hiện vật chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và đồ thờ cúng gồm: Sập thờ, khám, hoành phi câu đối và tượng… có niên đại từ thế kỷ XVII-XIX, được sưu tầm tại các tỉnh, thành phố phía Bắc như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hài Phòng, Nam Định…

Thạp gốm men tráng nổi vân nâu thế kỷ XII - XIII. (Ảnh: Hoàng Lân)
Thạp gốm men tráng nổi vân nâu thế kỷ XII - XIII. (Ảnh: Hoàng Lân)

Tại sự kiện, ông Nguyễn Bằng Giang, Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long cho biết, Hội đã kết hợp và đưa ra những đồ cổ đặc sắc từ nhiều hiện vật của các hội viên và nhà sưu tập ở Hà Nội. Các cổ vật này sẽ đưa công chúng đến với xu hướng sưu tầm cổ vật Việt Nam, khác với những năm 1990 trở về trước, khi nhiều người ưa chuộng sưu tầm cổ vật của nước ngoài như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Một trong những hiện vật đặc biệt nhất của trưng bày lần này là tượng con chim thế kỷ XI. Đây là hiện vật vừa mang tính biểu trưng, vừa mang tính độc bản. Đầu chim là mỏ vịt và ngậm cuống sen, tạo hình đứng trên đài sen kép, đuôi chim cuộn sóng có hình lá đề, là một biểu trưng của Phật giáo thế kỷ XI-XIII.

Trưng bày giới thiệu hơn 500 cổ vật của các hội viên, nhà sưu tập trên địa bàn thành phố Hà Nôi. Qua trưng bày, Ban tổ chức mong muốn lan tỏa tình yêu gốm Việt cổ nói riêng và tinh hoa cổ vật của dân tộc nói chung.

Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Chiều nay (7/10), tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng trả lời về giải pháp ...

Hà Nội rực rỡ trong biển cờ hoa đón mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Hà Nội rực rỡ trong biển cờ hoa đón mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Những ngày này, Hà Nội rực rỡ hơn bao giờ hết khi cả thành phố ngập tràn sắc màu với cờ hoa, băng rôn, biểu ...

Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào và động lực phát triển của đất nước

Thủ đô Hà Nội - niềm tự hào và động lực phát triển của đất nước

Việc giữ gìn cốt cách văn hóa truyền thống, đồng thời hòa nhập với dòng chảy hiện đại là điều hết sức quan trọng, nhất ...

Những địa danh lịch sử ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội

Những địa danh lịch sử ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội

Với vị trí địa lý và vai trò đặc biệt, Thủ đô Hà Nội có vinh dự, tự hào là nơi Chủ tịch Hồ Chí ...

Thủ đô bền vững trong kỷ nguyên mới

Thủ đô bền vững trong kỷ nguyên mới

Thủ đô Hà Nội trong 70 năm qua luôn phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn và nổi bật.