TIN LIÊN QUAN | |
Dịch Covid-19: Thi tốt nghiệp THPT 2020 chỉ gói gọn trong 1,5 ngày | |
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tính tới cả phương án không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2020 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chỉ đạo sát sao, giám sát chặt chẽ để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, trung thực, bảo đảm kết quả thi chính xác. (Nguồn: Giaoducthoidai) |
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, thực hiện nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nghiên cứu, dự thảo các phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2020. Phương án cuối cùng nhận được sự ủng hộ của đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ, được Thủ tướng cơ bản thống nhất.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tổ chức ra đề thi, xây dựng và cung cấp các phần mềm chấm thi, thí sinh vẫn dự thi ngay tại địa phương. Nội dung thi nằm trong chương trình học sau tinh giản theo tinh thần "học gì thi nấy". Các bài thi và điểm thi môn thành phần trong bài tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội về cơ bản vẫn như năm 2019. Các trường đại học, cao đẳng vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để làm căn cứ tuyển sinh.
“Điểm khác biệt đáng kể là nội dung thi giới hạn theo chương trình đã tinh giản, độ khó của đề sẽ được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện dạy, học trong tình hình dịch bệnh và mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên mặt bằng chung của cả nước, thời gian thi rút ngắn”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Ngoài ra, thay vì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải điều động gần 50.000 cán bộ, giảng viên đại học về coi thi, chấm thi, giám sát, thanh tra chấm thi như những năm gần đây thì năm nay Bộ chỉ điều một số lượng nhỏ về để phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. UBND cấp tỉnh sẽ chủ trì tổ chức kỳ thi, chịu trách nhiệm về sự an toàn, nghiêm túc, chất lượng của kỳ thi tổ chức tại địa phương.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện, sớm ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT, quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng. Trước nhu cầu thực tế của công tác tuyển sinh trong bối cảnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, để tạo thuận lợi, không gây tâm lý lo lắng cho các em, Bộ quyết định bài thi tổ hợp tính một đầu điểm để xét tốt nghiệp nhưng vẫn được chấm và công bố điểm các môn thi thành phần. Quy định này cũng tạo thuận lợi cho các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các đại học, trường đại học, học viện, cao đẳng cần tính toán thận trọng phương án tuyển sinh, không gây hoang mang cho học sinh. Ông đang chỉ đạo xây dựng quy chế tuyển sinh đảm bảo tinh thần thực hiện tự chủ đại học, nhưng phải đề cao trách nhiệm giải trình, minh bạch và chia sẻ với khó khăn của học sinh, phụ huynh trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của Covid-19.
Trước lo ngại việc kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho địa phương tổ chức sẽ ảnh hưởng đến tính trung thực, độ tin cậy của kết quả thi, ông Phùng Xuân Nhạ cho biết Bộ vẫn chỉ đạo sát sao, giám sát chặt chẽ để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, trung thực, bảo đảm kết quả thi chính xác, khách quan, tin cậy.
| Giảm “gian lận thi cử”: gốc rễ nằm ở phụ huynh? Làm giảng viên Đại học hơn 20 năm, tôi không thấy xa lạ gì với sự chênh lệch giữa điểm thi tuyển đầu vào và ... |
| Gian lận điểm số rung động đến đạo đức Chia sẻ với báo TG&VN, PGS. TS Chu Cẩm Thơ, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu, Đánh giá giáo dục - Viện Khoa học giáo dục ... |
| Nhìn từ kỳ thi THPT Quốc gia Nhìn từ kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, tôi nhận thấy chúng ta đã đạt được khá nhiều thành công. |