TIN LIÊN QUAN | |
Máy đo chức năng vòi nhĩ đầu tiên tại Việt Nam | |
Điều trị thành công ung thư bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ |
“Ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó một số dịch bệnh nguy hiểm” là một trong 7 cụm công trình được nhận Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2016. Cụm công trình nghiên cứu này do GS. TS. Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai làm Chủ nhiệm cùng các đồng nghiệp nghiên cứu, thực hiện.
Các công trình nghiên cứu ứng dụng được tiến hành và triển khai tại 7 bệnh viện lớn trên cả nước gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Việt - Tiệp Hải phòng, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện nhân dân 115.
Đặc biệt, các nhà khoa học đã chuyển giao thành công các kỹ thuật lọc máu hiện đại cho các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội (Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn, Viện Bỏng Quốc gia, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương), tại Thành phố Hồ Chí Minh (Bệnh viện Thống nhất, Bệnh viện Nhân dân Gia định) và hầu hết bệnh viện tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Giảm tỷ lệ tử vong đáng kể
GS. TS. Nguyễn Gia Bình cho biết, nhờ sự phát triển nhanh chóng về khoa học công nghệ người ta đã xây dựng lên các kỹ thuật lọc máu mới dựa trên các nguyên lí vật lý - hóa học: Chênh lệch áp suất (filtation); khuếch tán (diffusion); đối lưu (conversion); hấp phụ (adsorption). Vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nhiều kỹ thuật lọc máu hiện đại ra đời.
Lọc máu liên tục giảm tỷ lệ tử vong từ 53% xuống 27%. (Nguồn: Tienphong) |
Không dừng lại ở hiệu quả điều trị thay thế thận đơn thuần, các biện pháp lọc máu hiện đại còn có khả năng loại thải chất độc mà bình thường gan thận và cơ thể khó có thể thải trừ như các chất độc, các phức hợp kháng nguyên - kháng thể, các chất trung gian của đáp ứng viêm hệ thống là cytokine.
Thông qua công trình nghiên cứu, việc điều trị đã sớm tác động vào quá trình bệnh lý trước khi có các biểu hiện lâm sàng. Đây là một bước tiến mới mang tính chất đột phá trong lĩnh vực hồi sức hiện đại thông qua các biện pháp lọc máu liên tục, lọc máu hấp phụ, lọc và tách huyết tương, gan nhân tạo…
Kết quả nghiên cứu của công trình còn cho thấy, nhóm được lọc máu liên tục cải thiện triệu chứng lâm sàng nhanh hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, đặc biệt giảm tỷ lệ tử vong từ 53% xuống 27%. Trong một nghiên cứu khác, lọc máu liên tục giúp cải thiện tỷ lệ tử vong từ 87% xuống còn 42%.
Đẩy lùi bệnh hiểm nghèo
Hiện nay, việc ứng dụng thành công các quy trình kỹ thuật lọc máu hiện đại và phát triển ứng dụng vào cấp cứu điều trị cho nhiều loại bệnh giúp cứu sống nhiều người bệnh hiểm nghèo. Các quy trình này làm giảm biến chứng tàn phế, giảm ngày điều trị, giảm chi phí cho chăm sóc y tế, giúp người bệnh trở lại cộng đồng.
GS. TS. Nguyễn Gia Bình chăm sóc bệnh nhân. (Nguồn: Hanoimoi) |
Đặc biệt, nghiên cứu đã xây dựng được các quy trình kỹ thuật lọc máu hiện đại hoàn chỉnh cả về chỉ định kỹ thuật và theo dõi trong cấp cứu điều trị nhiều bệnh nặng hiểm nghèo. Sự thành công của đề tài mở ra triển vọng và hỗ trợ thúc đẩy phát triển lĩnh vực ghép tạng trong nước: Kỹ thuật gan nhân tạo giúp bệnh nhân suy gan nặng sống trong khi chờ ghép gan và chờ gan hoạt động sau ghép, lọc máu liên tục hỗ trợ trong ghép thận, ghép tim, ghép phổi… đồng thời, thúc đẩy phát triển các kỹ thuật phẫu thuật lớn thành công như phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật gan mật...
GS. TS. Nguyễn Gia Bình nhấn mạnh, ứng dụng kết quả nghiên cứu của cụm công trình giúp cứu sống thêm 20% - 50% số bệnh nhân nặng so với khi chưa áp dụng lọc máu hiện đại, giảm chi phí trực tiếp, gián tiếp khi thời gian thở máy rút ngắn chỉ còn 1/4 đến 1/2 so với khi chưa áp dụng lọc máu nên chi phí điều trị giảm đáng kể.
Đáng chú ý, không kể 319 bệnh nhân được áp dụng lọc máu trong công trình này, có 9.210 bệnh nhân được lọc máu hiện đại tại 11 cơ sở có chứng nhận ứng dụng công trình tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và khu vực với tỷ lệ tử vong giảm khoảng một nửa so với trước khi áp dụng lọc máu.
Hồi sinh kỳ diệu bằng kỹ thuật hỗ trợ tim phổi nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai vừa tổ chức lễ xuất viện cho bệnh nhân Đỗ Thị Lượng (57 tuổi, Hà Nội) bị suy hô hấp cấp ... |
Kỹ thuật mới giúp tăng hiệu quả của thụ tinh nhân tạo Tháng Sáu vừa qua, một bé trai khỏe mạnh đã được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF) sử dụng kỹ thuật ... |
Ung thư không phải sứ giả của thần Chết Ung thư – được biết đến là căn bệnh hiểm nghèo và đã trở nên quá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Người ta ... |