Ký ức chiến tranh của "người không muốn kể về mình"

Tôi may mắn được nghe lại ký ức chiến tranh của ông – Thiếu tướng Lê Hoài Thanh, Phó Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, nguyên Tổng cục phó Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng vào một buổi chiều cuối tháng 4. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ky uc chien tranh cua nguoi khong muon ke ve minh Ngày ấy “vui sao nước mắt lại trào”
ky uc chien tranh cua nguoi khong muon ke ve minh Có một “thời hoa lửa”...

Trong câu chuyện với tôi, ông không kể về mình, ông chỉ kể về những đồng đội trong thời chiến đấu ở miền Nam. Người lính đặc công già thời kháng chiến chống Mỹ đã có những ngày tháng “đánh Nam dẹp Bắc” nhưng vẫn khiêm tốn: “Tôi không muốn nói về mình, tôi muốn dòng ký ức hào hùng ấy để dành cho những đồng đội đã khuất”.

Đất nước hết giặc, em về làm ruộng

Ông kể, 18 tuổi, chàng thanh niên thành phố hoa phượng đỏ Lê Hoài Thanh nhập ngũ, khi đó là Tiểu đoàn Cát Bi (Hải Phòng). Tiểu đoàn của ông cókhoảng hơn 600 người chiến đấu ở Củ Chi – Trảng Bàng.

Hồi đó, đơn vị của ông triển khai ém ở ven Sài Gòn chờ lệnh. Đến trưa 30/4/1975 theo lệnh của Bộ Tư lệnh Miền tranh thủ chiếm lĩnh các khu vực, mục tiêu quan trọng, không được để địch tẩu tán tài liệu và vũ khí. Sau đó, đơn vị ông đánh trên đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám) có biệt khu Sài Gòn – Gia Định.

Ông kể, chiến trường Sài Gòn – Gia Định là chiến trường ác liệt nhất. Địch mọi cách đánh bật chủ lực của ta bằng bom đạn và liên tục càn quét, nhưng ta vẫn cố bám thành phố. Nằm ven Sài Gòn, căn cứ của đơn vị ông cách địch khoảng 7-8 km, đó là căn cứ rừng làng. Nói về độ khốc liệt, ông nói, khi hòa bình lập lại, nhà nước mới cho làm nông trường ở đấy, khi ủi đất vẫn còn có mấy trăm quả mìn ở căn cứ đó.

ky uc chien tranh cua nguoi khong muon ke ve minh
Thiếu tướng Lê Hoài Thanh (thứ 4 từ trái sang) trong dịp Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu thăm và làm việc tại Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam.

Nhớ lại, những năm 1967 - 1968 ở Củ Chi có ông Sáu Cù - một người dân chân chất, thật thà. Người nông dân ấy tự làm "căn cứ riêng của mình", gài mìn xung quanh, xin bộ đội súng, mìn, lựu đạn. Địch vào, ông Sáu Cù mang mìn ra cài, bắn rơi máy bay trực thăng của địch. Có lần ông Sáu Cù nói: “Hoài Thanh ơi, nghe tụi bay sắp chống càn à? Cho tao chống càn với”. Ông Sáu Cù hăng hái tham gia chống càn, sau đó ông lại về căn cứ địa đạo của mình ở xóm làng. Nghĩ về người bạn chiến đấu đặc biệt ấy, tướng Thanh nói: “Có những người kỳ lạ như thế!”.

Rồi ông lại nghĩ đến một cô gái là đội trưởng đội biệt động Củ Chi có hai tên (Võ Thị Trong, Võ Thị Tiệp). Có một trận đánh cô bị bắt đưa vào bệnh viện của giặc rồi bị cắt mất cánh tay trái. Khi được cứu ra, trên giao cho đội của cô nhiệm vụ giết tên đại úy đồn trưởng của địch.

Nắm được tình hình buổi chiều tên tướng giặc thường hay ra quán uống rượu, cô Tiệp nhờ một nữ đồng đội giả vờ gánh cỏ tiếp cận doanh trại của địch, nghêu ngao hát cải lương. Nghe tiếng hát ngọt ngào của cô thôn nữ, tên lính gác bỏ chốt để ra tán tỉnh. Biết thời cơ đến, nữ biệt động dừng xe bên cửa, khi tên đồn trưởng của giặc còn đang lơ mơ ngủ vì say rượu, vào đến nơi cô Tiệp quát to: “Nhân danh cách mạng, tao phán tử hình mày”.

Vừa nói, cô Tiệp vừa kéo khẩu súng bằng một tay. Nhưng trước đó, do sợ bị tuột nên cô thắt sợi dây dù giữ khẩu súng ngang bụng. Không ngờ đó là lý do khiến khẩu súng mắc kẹt, cô không thể giật được chỉ bằng một tay. Tướng giặc bất ngờ chồm dậy, ôm ngay khẩu súng. Thật may, cô Tiệp giật mạnh bắn phát đạn giữa mặt tên giặc và chạy thoát.

Ông lại kể về một đồng đội cũ cùng Trung đoàn chiến đấu gian khổ từ năm 1962, ngay sau khi giải phóng miền Nam đã lên gặp Chính Ủy: “Tôi xin trả súng, trả tài liệu cho Chính Ủy, tôi về làm dân”. Khi được hỏi lý do tại sao lại muốn về làm dân, người đồng đội ấy thành thật: “Nói thật với thủ trưởng, giặc xâm lược, em xung phong đi đánh giặc; khi đất nước hết giặc rồi, em về làm ruộng...”.

"Các anh trả thù cho em nhé!"

Thiếu tướng Lê Hoài Thanh là trinh sát đặc công, sau này ông là Tổ phó tình báo, chủ yếu đánh chiến lược, lấy tin tức. Bị thương nhiều lần nhưng ông vẫn lạc quan: “Cũng may tôi bị thương nhưng không nguy hiểm”.

Ông nhớ lại, tháng 7/1968, khi về đến đất Củ Chi chỉ còn 14 người. Khi đó, ông là người duy nhất biết đường đi. Chỉ còn một đêm nữa là đến vùng giải phóng, cả đoàn ém lại ở bờ kênh Rạch cụt. Nước ở bờ kênh cao ngang bụng, cứ hai người chung một hầm. Còn trên trời, hai trực thăng của địch vẫn quần thảo.

ky uc chien tranh cua nguoi khong muon ke ve minh
Quân ta tiến đánh tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975. (Nguồn: Tư liệu)

Ông ở cùng hầm với một đồng đội tên Nguyễn Văn Quạt. Do một lần lách chậm để tránh đạn, người đồng đội ấy đã bị địch bắn vào bụng. Trên cánh đồng nước ngang bụng, ông vội lấy dù quấn cho đồng đội chứ không thể lên bờ để băng bó được, vì địch vẫn đang bắn ở phía trên. Khi đó ông đã nghĩ, đồng đội khó có thể qua khỏi vì vết thương quá nặng, nhưng vẫn cố gắng hết sức vì “còn nước còn tát”.

Trong cơn đau, người đồng đội nói yếu ớt: “Anh Thanh ơi, cho em hút điếu thuốc, em thèm thuốc quá”. Ông dứt khoát: “Không được, giờ hút thuốc, nhả khói, địch biết thì cho mình đi đứt”. Nhưng nhìn đồng đội vật vã với cơn đau, ông đành bảo: “Bây giờ tao cho mày hút thuốc, nhưng mày phải nuốt vào nhé, thả khói ra là bị địch bắn chết ngay”.

Sau khi nuốt ba hơi thuốc thì hai phút sau người đồng đội nhắm mắt. Trước khi hy sinh, người đồng đội dặn dò: “Anh Thanh ơi, em không sống được nữa rồi, anh cho em chuyển lời hỏi thăm anh em đồng đội, thăm các thủ trưởng. Sau này nếu có điều kiện thì anh về thăm quê em. Các anh trả thù cho em nhé”. Sau đấy người đồng đội đã ra đi. Giọng ông trầm ngâm khi nhớ lại kỷ niệm buồn ấy.

Tĩnh lặng đôi chút, ông nói, đến chiều tối hôm ấy chỉ còn 6 người sống. Anh em đưa 8 người đồng đội lên, tắm rửa, lau người và thay quần áo, sau đó đào cái hố dài khoảng 3-4m trên nền nhà cũ của người ta. Xếp đồng đội nằm dãy dài, đổ đất, đắp cỏ lên trên rồi bắn mấy phát súng tiễn biệt các đồng đội về với đất mẹ.

Nỗi trăn trở của người ở lại

Sau ngày giải phóng, ông quay vào chiến trường cũ, nói với anh em: “Còn 8 thằng nằm ở đấy, phải tìm được chúng”. Trước là cánh đồng bưng đã thành một cái làng, cảnh đã đổi thay, cây cối không còn như xưa, không sao nhận ra điểm chôn cất 8 đồng đội ngày nào. Bàn tay của thời gian và mưa gió đã quét đi hầu hết những vết tích, những nông trường mọc lên, mọi thứ đã đổi thay, việc tìm lại nơi nằm xuống của đồng đội càng khó khăn hơn. Sau đó, khoảng đầu những năm 90, ông quay lại lần nữa, nhưng vẫn chưa tìm được nơi chôn cất đồng đội năm nào. Đó là điều mà ông luôn canh cánh trong lòng.

Tiếp nối những ký ức xưa cũ, ông kể trong một trận đánh hồi tháng 5/1968, 40 chiến sĩ của đơn vị ông hy sinh. Có một cụ già bảo nhìn thấy địch ném thi thể của bộ đội ta xuống giếng. Cái giếng đó đã lấp lại, khi đào lên đúng là nơi nằm xuống của anh em chiến sĩ bị hy sinh ngày đó. Khi đưa các đồng đội lên, tra danh sách các đơn vị gốc để tìm quê quán, mới tìm được tên của 18,19 đồng đội đã hy sinh để tập kết đưa vào nghĩa trang.

ky uc chien tranh cua nguoi khong muon ke ve minh
Những cựu chiến binh đang hoạt động tại Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam.

Nhớ lại, tháng 5/1969 đơn vị ông có trận đánh chống càn Mỹ, hy sinh 5 người trong hầm chống pháo. Nhưng đến nay vẫn không tìm được nơi yên nghỉ của các đồng đội. Thoáng buồn, ông nghĩ lại, thời ấy một năm đánh bốn mươi đến năm mươi trận, có trận hy sinh chục người, có trận hy sinh vài chục người. Dù đơn vị đã được bổ sung thêm hai tiểu đoàn nhưng lực lượng cứ vơi dần. “Trung đoàn tôi là Trung đoàn anh hùng. 30/4 năm nay kỷ niệm 60 năm thành lập”, người tướng già tự hào nói.

Dù tác phong “đặc công” nhưng trong tâm hồn ông vẫn rất “văn nghệ”, thích chơi đàn, thích vẽ, thích thơ văn. Xen kẽ những ký ức hào hùng, ông chợt nhớ bài thơ mình từng viết: “Tôi vác súng lên đường đánh Mỹ/ Hoa phượng mùa hè giăng đầu đỏ hành lang/ Vòm mát năm xưa nay là nơi tri kỷ/ Đêm say lòng giờ tiễn biệt người đi/ Hỡi gió đứng Trường sơn, hỡi những dòng thác núi/ Hỡi mái đầu xanh dầu dãi gió sương/ Đêm công đồn quanh mình ta lửa đỏ/ Lòng vẫn mơ màu hoa phượng quê hương”.

Người còn sống không muốn kể về mình dù họ thực sự là những chiến sĩ dũng cảm. Trò chuyện với ông, câu chuyện không phải của hơn 40 năm trước, dường như mới hôm qua thôi. Ông vẫn trăn trở về những người đồng đội đã ngã xuống hy sinh, đau đáu với ý nguyện tìm lại tên cho những người đang còn nằm ở bìa rừng, bờ suối nào đó. Tâm nguyện của ông cũng là tâm nguyện chung của những cựu chiến binh đang công tác tại Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam. Thời xuân xanh, họ cống hiến cho độc lập dân tộc. Nay dù tuổi đã cao nhưng các bác, các chú vẫn dành tâm huyết, sức lực của mình để tìm lại tên cho đồng đội, vẫn là những “anh bộ đội Cụ Hồ” giữa thời bình.

“Không buồn sao được khi vẫn còn rất nhiều đồng đội chưa quy tập được, hài cốt anh em còn nằm ở bờ sông bờ suối, bìa rừng, vũng lầy nào đó. Khi chưa tìm thấy những anh em đã vào sinh ra tử của mình, chúng tôi vẫn chưa an lòng”, Thiếu tướng Lê Hoài Thanh khắc khoải.

ky uc chien tranh cua nguoi khong muon ke ve minh Khâm Thiên - Kí ức người ở lại

Những ngày giữa tháng 12, trong cái se lạnh của tiết trời Hà Nội, tôi gặp ông Nguyễn Văn Cầu - nhân chứng của trận ...

ky uc chien tranh cua nguoi khong muon ke ve minh Ký ức chiến tranh giữa thời bình

“Ký ức về chiến tranh vẫn khắc khoải trong tôi, nhất là khi gặp lại đồng đội cũ mang thương tích trên người, hay lúc ...

ky uc chien tranh cua nguoi khong muon ke ve minh "Chuyến đi giữa kí ức và tương lai"

Là đầu đề bài viết của nhà bình luận Massimo Gaggi trên tờ Corriere della Sera (Italy) về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống ...

Yến Nguyệt (ghi)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Phiên bản di động